Hoàn thiện hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp huyện đối với công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

MỤC LỤC

Quy trình nghiên cứu

Bước 1: Thu thập tài liệu và nghiên cứu lý thuyết về chức năng giám sát của HĐND cấp huyện, để xây dựng khung nghiên cứu về giám sát của HĐND cấp huyện. Bước 2: Thu thập thông tin, dữ liệu thứ cấp từ: Các chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Quốc hội, của HĐND tỉnh và HĐND huyện; các báo cáo giám sát chuyên đề, báo cáo giám sát thường xuyên, báo cáo khảo sát của HĐND tỉnh và HĐND huyện; các thông tin từ báo điện tử Đại biểu nhân dân và các tài liệu khác.

Đóng góp của luận văn

Phương pháp nghiên cứu để sử dụng trong bước này là phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp tổng hợp và mô hình hóa. Bước 4: Từ các điểm yếu, hạn chế trong giám sát của HĐND huyện Ea Kar, đề xuất các giải pháp hoàn thiện giám sát của HĐND huyện Ea Kar.

Bố cục của luận văn

- Đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả giám sát của Hội đồng nhân dân huyện Ea Kar.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

Giám sát của HĐND cấp huyện

Như vậy, tuy cách diễn đạt và biểu hiện ý nghĩa của từ "giám sát" có khác nhau, nhưng các quan niệm trên đều đề cập đến nội dung cơ bản: giám sát là việc theo dừi, xem xột và kiểm tra một chủ thể nào đú về một việc làm đó thực hiện đỳng hoặc thực hiện chưa đúng những điều đã quy định để từ đó có biện pháp điều chỉnh hoặc xử lý đối với việc làm sai, nhằm đạt được những mục đích hiệu quả xác định từ trước, bảo đảm cho các quyết định thực hiện đúng và đầy đủ. Căn cứ vào các yếu tố cấu trúc của khái niệm giám sát, căn cứ vào những quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và các văn bản pháp luật khác, hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện được hiểu như sau: Giám sát của HĐND cấp huyện là tổng thể các hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND, các ban của HĐND và cỏc đại biểu HĐND huyện nhằm theo dừi, xem xột, đỏnh giỏ hoạt động của các cơ quan tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật, pháp lệnh và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên cũng như nghị quyết của HĐND cấp huyện; từ đó đưa ra các kết luận và phương án xử lý phù hợp để khắc phục những tồn tại, hạn chế, phát huy mọi tiềm năng, xây dựng và phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy giám sát của HĐND cấp huyện
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy giám sát của HĐND cấp huyện

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát của HĐND cấp huyện 1. Các nhân tố thuộc môi trường của HĐND cấp huyện

Hiện nay các hoạt động của HĐND nói chung và hoạt động giám sát nói riêng được quy định rải rác trong Luật tổ chức HĐND và UBND, Nghị quyết ban hành quy chế hoạt động của HĐND và một số văn bản khác, chưa có văn bản nào cụ thể dành riêng cho hoạt động giám sát của HĐND vì vậy khi thực hiện chức năng giám sát, HĐND thiếu chế tài để trực tiếp xử lý mà phải kiến nghị thông qua các cơ quan chức năng chuyên môn khác để giải quyết. Khi chịu sụ giám sát của HĐND nếu tổ chức, cá nhân có tinh thần hoặc thái độ không hợp tác cùng HĐND trong quá trình giám sát sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc giám sát như thực hiện sai quy trình, không tiến hành giám sát được, gây nguy hiểm đến an toàn của cá nhân tham gia giám sát.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG GIÁM SÁT CỦA HĐND HUYỆN EA KAR, TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2011 – 2014

Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội huyện Ea Kar 1. Về điều kiện tự nhiên

Thu ngân sách bình quân hàng năm đạt 11% GDP (Theo giá hiện hành); Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 11,29% toàn tỉnh; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đứng thứ 04 toàn tỉnh; Sản lượng lương thực có hạt đứng đầu tỉnh, trong đó sản lượng lúa đứng thứ 03 tỉnh, chiếm 12,1%; Sản lượng ngô đứng đầu tỉnh, chiếm 16,4%; Sản lượng các loại cây đáp ứng nhu cầu nguyên liệu công nghiệp chế biến chủ yếu như sắn, mía, điều tương ứng đứng thứ nhất, thứ hai so với các huyện trong tỉnh. Về tìm năng du lịch, thương mại, dịch vụ: Với tiềm năng thiên nhiên ưu đãi, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội thương mại, dịch vụ, giao thông phát triển thuận lợi; sự đa dạng nền văn hóa các dân tộc và sự thân thiện của con người Ea Kar; cùng với sự phong phú về thảm thực vật hệ động vật rừng và vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ của Khu Bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, Thác Dray Kpơ, với vẻ đẹp thơ mộng của Hồ Ea Kar – Đồi Cư Cúc, vẻ đẹp hùng vỹ của Đập chứa nước và Công.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN GIÁM SÁT CỦA HĐND HUYỆN EA KAR

Phương hướng hoàn thiện giám sát của HĐND huyện Ea Kar

Kiến nghị phải bảo đảm tính đúng đắn, có cơ sở khoa học và thực tiễn, bảo đảm tính khả thi, hướng tới việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật; và có cơ chế bảo đảm các kiến nghị được thực hiện trên thực tế. Việc thực hiện chức năng giám sát của HĐND huyện vừa có tính độc lập vừa có liên quan đến nhiều cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan thông tấn, báo chí, do đó việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan này là hết sức quan trọng.

Các giải pháp hoàn thiện giám sát của HĐND huyện Ea Kar 1. Hoàn thiện bộ máy giám sát của HĐND huyện Ea Kar

+ Giảm dần số đại biểu ở các cơ quan hành chính nhưng phải đảm bảo số đại biểu trong các ngành quan trọng và lĩnh vực trọng yếu, tăng số đại biểu ở các cơ quan Đảng, đoàn thể, đồng thời, việc đổi mới cơ cấu đại biểu cũng cần chú ý cơ cấu đại biểu ngoài Đảng, đại diện các tầng lớp dân cư có đủ tiêu chuẩn tham gia HĐND các cấp. Vớ dụ: chất vấn về vấn đề mụi trường cần phải hiểu rừ những quy định của pháp luật (Luật Bảo vệ môi trường; các nghị định hướng dẫn;. Việc trả lời chất vấn cũng cần có sự đổi mới theo hướng nâng cao tinh thần trách nhiệm của người trả lời chất vấn. Do thời gian tiến hành kỳ họp HĐND không dài, quỹ thời gian dành cho chất vấn đã được ấn định trong chương trình kỳ họp, nên việc trả lời chất vấn của các cá nhân có chức trách phải đảm bảo:. Về mặt nguyên tắc, mọi chất vấn viết và chất vấn bằng lời nói phải trả lời công khai tại kỳ họp của hội đồng. Nội dung trả lời chất vấn phải cụ thể, ngắn gọn dễ hiểu; đi thẳng vào bản chất của vấn đề mà đại biểu quan tâm; tránh tình trạng báo cáo thành tích, diễn đạt vòng vo, phân tích nhiều về tình hình, nhằm đảm bảo chương trình làm việc của Hội đồng. Đối với vấn đề cần có thời gian để điều tra, nghiên cứu thì nhất thiết phải trả lời tại kỳ họp tiếp theo. Trong chất vấn, vấn đề đặt ra hiện nay người trả lời chất vấn không chỉ dừng lại ở việc phải trả lời trực tiếp, đầy đủ về các nội dung mà đại biểu HĐND đã chất vấn, điều quan trọng hơn là người bị chất vấn phải xỏc định rừ trỏch nhiệm và cỏc biện pháp khắc phục sai phạm của mình. Qua phân tích các nội dung trên, có thể đề ra một số biện pháp cụ thể sau:. + Trong cơ cấu đại biểu HĐND huyện nên tăng tỷ lệ quần chúng có năng lực, tăng số đại biểu chuyên trách, giảm đại biểu là cán bộ quản lý lãnh đạo. Bởi vì hiện nay số đại biểu HĐND huyện là cán bộ ở các cơ quan nhà nước, cấp uỷ và đoàn thể đang chiếm tỷ lệ khá nhiều. Có những đại biểu vừa tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước vừa tư cách là người đứng đầu cơ quan hành pháp, thậm chí tư pháp. Trong khi đó chất vấn, buộc người bị chất vấn phải giải thích trước cơ quan quyền lực nhà nước về những khuyết điểm, tồn tại trong hoạt động, công tác của cơ quan, cá nhân đó phụ trách; trả lời những nguyên nhân, biện phỏp khắc phục khuyết điểm đú. Rừ ràng đõy là vấn đề khỏch quan mà HĐND huyện Ea Kar cũng như các đại biểu Hội đồng không thể vượt qua. vậy để khắc phục hạn chế này chúng ta phải chuyển dịch cơ cấu đại biểu HĐND một cách hợp lý. + Cần xây dựng quy chế chất vấn: quy định cụ thể về hình thức chất vấn; trình tự, chủ thể, đối tượng, nội dung chất vấn.. về hậu quả pháp lý của chất vấn; sự tham gia của cử tri, các phương tiện thông tin đại chúng vào quá trình chất vấn; vấn đề giỏm sỏt theo dừi kết quả, trả lời chất vấn. Trong đú đặc biệt phải thể hiện được một số nội dung:. Trong phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn nhất thiết phải tổ chức truyền hình và phát thanh trực tiếp. Bởi thông qua kênh này, cử tri thấy được những đại biểu nào có trách nhiệm, có chất vấn trong kỳ họp những vấn đề cử tri kiến nghị. Đây là một trong những hình thức để cử tri giám sát, đánh giá trách nhiệm của đại biểu. HĐND huyện và cỏc đại biểu phải thường xuyờn theo dừi và đụn đốc tiến độ thực hiện những cam kết của người trả lời chất vấn bằng các giải pháp và thời gian thực hiện nhất định. Phải xây dựng cơ chế đánh giá những biện pháp khắc phục của các cá nhân đó bằng việc bãi nhiệm, miễn nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm. Khi cần thiết HĐND có thể ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn. Tăng thời gian chất vấn. - Đổi mới hình thức tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các Đoàn giám sát chuyên đề. Hình thức tổ chức các đoàn đi giám sát tại cơ sở thời gian qua được HĐND huyện Ea Kar sử dụng nhiều và triển khai rộng rãi ở hầu hết các địa phương trên địa bàn và đã đạt nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên trên thực tế, việc thực hiện hình thức giám sát này còn bất cập về chương trình giám sát, thành viên của đoàn giám sát và phương pháp giám sát. Chính vì vậy, mặc dù HĐND huyện đã cố gắng tổ chức được nhiều cuộc giám sát song hiệu quả vẫn còn thấp. Để hình thức tổ chức đoàn giám sát tại địa phương đạt được mục đích, yêu cầu đề ra phải thực hiện đồng bộ những biện pháp cơ bản sau:. + Về chương trình giám sát: Khi xây dựng nghị quyết giám sát hàng năm, HĐND huyện ngoài việc xây dựng chương trình giám sát theo định kỳ, cần phải dự báo những vấn đề phát sinh, nổi cộm cần giám sát đột xuất. Trên cơ sở đó Thường trực HĐND huyện và các Ban của HĐND xây dựng chương trình giám sát của mình theo kế hoạch cụ thể của từng kỳ họp, từng quý, từng tháng nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm. Bởi hiện nay đối tượng, phạm vi, nội dung giám sát của HĐND huyện rất rộng, trong khi đó lực lượng giám sát còn mỏng. Nếu chúng ta vẫn tổ chức giám sát tràn lan, giàn trải thì hiệu quả chắc chắn sẽ không cao và làm ảnh hưởng đến uy tín của HĐND. Do đó có thể tổ chức ít cuộc giám sát, nhưng cuộc giám sát nào cũng phải triệt để và đến cùng thì tác dụng của nó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. + Về thành viên của đoàn giám sát: Ngoài quyền hạn và kỹ năng giám sát, thành viên của đoàn giám sát cần phải có chuyên môn về lĩnh vực được giám sát. Để đáp ứng được yêu cầu đó, có thể thực hiện chế độ hợp đồng mời các chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực tham gia hoạt động với đoàn giám sát. Đồng thời phải có quy định cụ thể, để chính kiến giám sát của họ trở thành ý chí của người đại biểu. Vì thực tế đã xảy ra tình trạng, các thành viên chuyên môn không phải là đại biểu của Hội đồng đã đóng góp một vai trò rất lớn trong việc xem xét, tìm hiểu giúp HĐND huyện phát hiện vấn đề chính xác và nhanh gọn. Nhưng xuất phát từ tư cách pháp lý, cho nên ý kiến của họ không phải lúc nào cũng được các chủ thể giám sát và đối tượng bị giám sát chấp nhận. Để khắc phục hạn chế này, cần phải xem ý chí của các thành viên đó về bản chất cũng là ý chí của những người dân. Với quy định như vậy, việc mời các thành viên chuyên môn tham gia đoàn giám sát mới thật sự có ý nghĩa. + Về phương pháp giám sát: Tuỳ thuộc vào từng đối tượng có thể lựa chọn hình thức, phương pháp giám sát khác nhau. Nhưng dù sử dụng phương pháp, hình thức nào cũng phải đảm bảo tính khách quan, chính xác và triệt để. Như vậy, để một cuộc giám sát có hiệu quả chúng ta phải kết hợp nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên hiệu quả giám sát không chỉ dừng lại ở việc chỉ ra các ưu điểm, khuyết điểm, đề ra những biện pháp khắc phục cho cơ quan đơn vị chịu giám. sát mà điều quan trọng là đơn vị đó đã khắc phục sửa sai khuyết điểm của mình như thế nào. Tức là những kiến nghị, đề xuất của HĐND huyện có được các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tiếp thu, tổ chức thực hiện trong thực tế một cách triệt để hay không. Do đó HĐND huyện Ea Kar phải có chế độ đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận của đoàn giám sát, đồng thời pháp luật phải quy định cho HĐND có những chế tài cụ thể đối với cơ quan đơn vị bị giám sát nếu họ không thực hiện tốt các đề xuất, kiến nghị của Hội đồng. Hoàn thiện việc thực hiện quy trình giám sát của HĐND huyện Ea Kar 3.2.3.1. Xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp. Theo Điều 59 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 các quy định tại Điều này chưa được phân định rỏ nội dung các loại báo cáo và thời điển báo cáo, cần có cự sắp xếp, trinh bày rỏ ràng, khoa học hơn, cụ thể:. Về các loại báo cáo:. a) Báo cáo công tác 6 tháng, hằng năm của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp;. b) Báo cáo công tác nhiệm kỳ của Thường trực HĐND, UBND, TAND, VKSND cùng cấp;. c) Báo cáo của UBND về: kinh tế - xã hội; thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước của địa phương; công tác phòng, chống tham nhũng;. thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cử tri;. d) Báo cáo hoạt động của Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp;. Báo cáo công tác thi hành án;. đ) Báo cáo về việc thi hành pháp luật trong một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật;. e) Báo cáo khác theo đề nghị của Thường trực HĐND. - Tại kỳ họp giữa năm và cuối năm, HĐND xem xét, thảo luận báo cáo quy định tại các điểm a, c và d. - Tại kỳ họp cuối nhiệm kỳ, HĐND xem xét, thảo luận báo cáo quy định tại điểm b. Thời điểm xem xét các báo cáo quy định tại điểm đ và điểm e theo quy định của pháp luật hoặc theo đề nghị của Thường trực HĐND. - Các báo cáo nêu trên, trừ các báo cáo của Thường trực HĐND và các Ban của HĐND, phải được các Ban của HĐND cùng cấp thẩm tra. - HĐND xem xét, thảo luận báo cáo theo trình tự sau đây:. a) Người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo;. b) Trưởng Ban của HĐND trình bày báo cáo thẩm tra;. c) Người đứng đầu cơ quan trình bày báo cáo có thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan mà HĐND quan tâm;. d) Hội đồng nhân dân thảo luận;. đ) HĐND xem xét, quyết định việc ra nghị quyết về công tác của cơ quan đã báo cáo. Xem xét việc trả lời chất vấn của Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, các thành viên khác của UBND, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND cùng cấp. Tại kỳ họp HĐND huyện, việc chất vấn và trả lời chất vấn được thực hiện theo trình tự và đồng thời kèm theo các đề xuất hoàng thiện sau:. Đại biểu HĐND ghi rừ nội dung chất vấn, người bị chất vấn vào phiếu ghi chất vấn và gửi đến Thường trực HĐND để chuyển đến người bị chất vấn;. Thường trực HĐND tổng hợp chất vấn của đại biểu HĐND; dự kiến danh sách những người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND và báo cáo HĐND quyết định; trường hợp cần điều tra, xác minh thì HĐND có thể quyết định cho trả lời tại kỳ họp sau hoặc cho trả lời bằng văn bản gửi đến đại biểu HĐND đã chất vấn và Thường trực HĐND. Thời hạn trả lời bằng văn bản do Thường trực HĐND quyết định;. - Mục 2 cần thêm ý kiến, kiến nghị của cử tri vào phiên chất vấn; cần tách phần trả lời bằng văn bản vào mục khác vì đây chỉ mới là giai đoạn tập hợp ý kiến,. chưa thể biết được người bị chất vấn có trả lời được hay không. Cần chỉnh sửa Mục 2 lại như sau:. + Căn cứ vào chương trình kỳ họp, phiếu chất vấn của đại biểu HĐND, ý kiến, kiến nghị của cử tri, vấn đề mà xã hội quan tâm, Hội đồng nhân dân quyết định nhóm vấn đề chất vấn và người bị chất vấn tại phiên họp toàn thể của HĐND theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân. Việc trả lời chất vấn tại phiên họp toàn thể của HĐND được thực hiện theo trình tự sau đây:. a) Chủ tọa phiên họp nêu những vấn đề chất vấn và thứ tự trả lời chất vấn;. b) Người bị chất vấn trả lời trực tiếp, đầy đủ về các nội dung mà đại biểu HĐND đó chất vấn và xỏc định rừ trỏch nhiệm, biện phỏp khắc phục;. c) Đại biểu Hội đồng nhân dân có thể nêu thêm câu hỏi liên quan đến nội dung đã chất vấn. Thời gian trả lời chất vấn của người bị trả lời chất vấn do Chủ tọa phiên họp báo cáo HĐND quyết định; thời gian trả lời chất vấn về từng vấn đề không quá mười lăm phút, trong trường hợp đặc biệt do Chủ tọa phiên họp quyết định;. d) Sau khi nghe trả lời chất vấn, nếu đại biểu HĐND không đồng ý với nội dung trả lời thì có quyền đề nghị HĐND tiếp tục thảo luận, đưa ra thảo luận tại phiên họp khác của HĐND hoặc kiến nghị HĐND xem xét trách nhiệm của người bị chất vấn. Căn cứ vào đề nghị của đại biểu HĐND và nội dung chất vấn, trả lời chất vấn, Thường trực HĐND kiến nghị HĐND biện pháp xử lý. Trong trường hợp HĐND ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn và trách nhiệm của người bị chất vấn thì Thường trực HĐND phân công Ban của HĐND phối hợp với các cơ quan hữu quan chuẩn bị dự thảo nghị quyết để trình HĐND;. - Phần a cần phải để cho Đại biểu HĐND nêu vấn đề chất vấn thì vấn đề sẽ được trình bày cụ thể và rỏ ràng hơn. - Phần b cần thêm thời gian khắc phục để nâng cao trách nhiệm cảu người trả lời chất vấn. - Đối với trường hợp trả lời bằng văn bản thì cần phải có thời gian trả lời, có thể trong thời gian 20 ngày kể từ ngày chất vấn. Người đã trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND hoặc đã gửi văn bản trả lời chất vấn cho đại biểu HĐND có trách nhiệm báo cáo với HĐND bằng văn bản về việc thực hiện những vấn đề đã hứa, tiếp thu, ghi nhận tại kỳ họp trước. Báo cáo được gửi tới Thường trực HĐND để chuyển đến các đại biểu HĐND chậm nhất là mười ngày trước ngày khai mạc kỳ họp của HĐND. Xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp khi phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội HĐND cùng cấp. Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình thì HĐND xem xét, quyết định việc bãi bỏ văn bản đó. HĐND xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND cùng cấp, nghị quyết của HĐND cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình theo trình tự sau đây:. a) Đại diện Thường trực HĐND trình văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;. Tại mục 2 có nêu HĐND xem xét văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình tuy nhiên trong trình tự lại không thấy nêu việc xem xét nghị quyết của mình vì vậy chúng ta cần thêm nội dung này vào phần a, mục 2, vì không loại trừ khả năng nghị quyết của chính HĐND ban hành vẫn có thể có dấu hiệu trái với quy định và để tăng tính khách quan, minh bạch cho các hoạt động của HĐND tránh sảy ra tình trạng thiên vị. b) Hội đồng nhân dân thảo luận. Trong quá trình thảo luận, người đứng đầu cơ quan đã ban hành văn bản quy phạm pháp luậtcó thể trình bày bổ sung những vấn đề có liên quan;. c) HĐND ra nghị quyết về việc văn bản quy phạm pháp luật không trái với Hiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;. quyết định bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó. Tại phần c cần phải xác định rỏ việc văn bản quy phạm pháp luật được xem xét trái hay không trái quy định, để HĐND có căn cứ ra quyết định bải bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản đó. Thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết. Căn cứ vào chương trình giám sát của HĐND hoặc khi xét thấy cần thiết, Thường trực HĐND tự mình hoặc theo đề nghị của Ban của HĐND hoặc của đại biểu HĐND trình HĐND quyết định thành lập Đoàn giám sát của HĐND. Nghị quyết thành lập Đoàn giỏm sỏt phải xỏc định rừ thành phần Đoàn giỏm sát, Trưởng đoàn giám sát, nội dung giám sát, thời gian tiến hành giám sát, cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát. Mục 1 ta cần xác định rỏ chương trình giám sát hàng năm của HĐND có cụ thể các nội dung giám sát chuyên đề cho Thường trực HĐND, các Ban HĐND vì vậy để thành lập Đoàn giám sát, HĐND chỉ cần thông qua ý kiến đề nghị của Thường trực HĐND. Cần ấn định rỏ cơ cấu bắt buộc của thành phần Đoàn giám sát gồm: trưởng đoàn giám sát là Chủ tịch HĐND hoặc Phó chủ tịch HĐND; thành viên Đoàn gồm thành viên các Ban HĐND và một số Đại biểu HĐND, mời đại diện UBMTTQVN cùng cấp tham gia Đoàn. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giám sát do HĐND giao, Đoàn giám sát có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:. Về nhiệm vụ và quyền hạn Đoàn giám sát đầu tiên ta cần xác định: Thứ nhất đó là ban hành kế hoạch và đề cương nội dung giám sát; thứ hai: Thực hiện đúng theo nội dung kế hoạch, đề cương đã ban hành; Thứ ba: Yêu cầu đơn vị, cá nhân chịu sự giám sát thực hiện đúng các nội dung kế hoạch đề ra. a) Thông báo nội dung, kế hoạch, thành phần và thời hạn giám sát cho cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát chậm nhất là bảy ngày trước ngày bắt đầu tiến hành hoạt động giám sát;. b) Mời đại diện Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, các tổ chức thành viên của Mặt trận và yêu cầu đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có liên quan, các chuyên gia về lĩnh vực được giám sát tham gia Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết;. UBMTTQVN cùng cấp là đơn vị bắt buộc Đoàn giám sát phải mời tham gia làm thành viên Đoàn, ở đây ta chỉ xem xét việc mời chuyên gia tư vấn về lĩnh vực giám sát nếu cần thiết. c) Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát và thẩm quyền, trình tự, thủ tục giám sát theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát;. Nội dung này trong thực tế rất khó thực hiện vì khi giám sát Đoàn sẽ mời các thành phần liên quan đến nội dung giám sát đến để làm việc, vì vậy ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến quy trình làm việc của tổ chức hoặc cá nhân chịu sự giám sát. d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung giám sát, giải trình những vấn đề mà Đoàn giám sát quan tâm; xem xét, xác minh tại chỗ những vấn đề mà Đoàn thấy cần thiết;. Đây là nội dung chủ chốt của chương trình giám sát vì vậy cần phải đưa lên các mục trên để nhấn mạnh. đ) Trong quá trình giám sát, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì Đoàn giám sát yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để chấm dứt hành vi vi phạm, xử lý người vi phạm, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị vi phạm. Đoàn giám sát phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình;. Cần phải có hình thức xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân vi phạm. Cần bỏ nội dung Đoàn phải chịu trách nhiệm về yêu cầu của mình vì ý kiến của Đoàn chưa phải là ý kiến quyết định cuối cùng, mà cần phải có xác minh của các cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, trên cơ sở đó mới có được quyết định cuối cùng về vụ việc. e) Sau khi kết thúc cuộc giám sát, Đoàn giám sát báo cáo về kết quả giám sát, trong đú nờu rừ việc chấp hành phỏp luật của cơ quan, tổ chức, cỏ nhõn chịu sự giám sát, việc làm được, việc chưa làm được, hạn chế, khó khăn, vi phạm pháp luật (nếu có) và các kiến nghị của Đoàn thông qua hoạt động giám sát. Báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát phải được gửi đến Thường trực HĐND cùng cấp chậm nhất là mười lăm ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc giám sát. Nội dung nà cần rút gọn, không cần thiết nêu các nội dung trong báo cáo vì đây là các nội dung bắt buộc phải có trong một báo cáo, thời gian gửi báo cáo cũng không cần thiết thì Thường trực HĐND vốn đã là Trưởng đoàn giám sát. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát, Thường trực HĐND có trách nhiệm xem xét. Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND đề nghị HĐND xem xét, cho ý kiến về báo cáo của Đoàn giám sát tại kỳ họp HĐND gần nhất. Cần bỏ thời gian Thường trực HĐND xem xét báo cáo vì Thường trực HĐND là trưởng Đoàn giám sát nên sẽ là người nhận được báo cáo sớm nhất và hiểu rỏ nhất về nội dung báo cáo. HĐND xem xét báo cáo kết quả giám sát của Đoàn giám sát theo trình tự sau đây:. a) Trưởng Đoàn giám sát trình bày báo cáo giám sát;. Bước này cần tập thể Đoàn giám sát báo cáo để HĐND hiểu rỏ và sâu hơn về nội dung giám sát. b) Đại diện cơ quan, tổ chức tham dự phiên họp phát biểu ý kiến;. c) Hội đồng nhân dân thảo luận;. d) Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân chịu sự giám sát phát biểu ý kiến nếu thấy cần thiết;. Bước này không cần thiết vì trong thực tế tại bước c thì các ý kiến trao đổi, kiến nghị, chất vấn giữa HĐND, Đoàn giám sát và tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát đã được thực hiện trong bước này. đ) Thường trực HĐND tổng hợp ý kiến và kết luận; trường hợp cần thiết thì giao cho Ban của HĐND phối hợp với Đoàn giám sát chuẩn bị dự thảo nghị quyết về vấn đề đã được giám sát để trình HĐND.

Một số kiến nghị với tỉnh và Quốc hội 1. Kiến nghị với Quốc hội

- Ngoài ra, cần quy định cụ thể hơn về việc tổ chức chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND; quy định việc HĐND ra nghị quyết về việc trả lời chất vấn, đồng thời bổ sung quy định về trách nhiệm của người được chất vấn trong việc báo cáo với HĐND về việc thực hiện những vấn đề đã hứa tại kỳ họp trước. Đó là cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát phải thực hiện đầy đủ kế hoạch, nội dung, yêu cầu giám sát của chủ thể giám sát; báo cáo trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời theo yêu cầu giám sát; giải quyết kiến nghị của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND; nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết giám sát của HĐND.