MỤC LỤC
Do số lƣợng tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm rất phong phú mà phạm vi luận văn lại có hạn nên ở đây chúng tôi chỉ chọn đi sâu nghiên cứu hệ thống chủ đề trong tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng tôi chọn khảo sát, nghiên cứu trên hai văn bản chính : “Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm”, NXB Văn học, H, 1983 do Đinh Gia Khánh làm chủ biên và “Văn thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, tập 1”, NXB Giáo dục, 1989 do Bùi Văn Nguyên Phiên âm – Chú thích - Giới thiệu.
Có thể nói, đây là bộ sách đƣợc xem là có cơ sở khoa học và tập hợp đầy đủ nhất các bài thơ trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi của Nguyễn Bỉnh Khiêm tính đến thời điểm này. Nếu có điều kiện, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh đối chiếu với thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm và thơ Nôm của các tác giả đời sau như Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến.
Chúng tôi sẽ khảo sát toàn bộ 161 bài thơ trong Bạch Vân quốc ngữ thi để từ đó thống kê phân loại các bài thơ theo hệ thống chủ đề làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá. Phương pháp so sánh, đối chiếu Bạch Vân quốc ngữ thi với thơ Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông để thấy đƣợc những đóng góp cũng nhƣ hạn chế của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 5.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10.
Gorki nhấn mạnh tới vai trò chủ đạo của chủ đề trong sáng tác: “ Chủ đề là cái tư tưởng manh nha trong kinh nghiệm của tác giả, do cuộc sống gợi lên, làm tổ trong kho ấn tượng của anh ta, nhưng chưa định hình và đòi hỏi thể hiện thành hình tượng, thức tỉnh nhà văn, kêu gọi anh ta lao động để tạo dựng hình thức cho nó” [25, 262]. Đặc biệt, theo các nhà lý luận, “trong nghiên cứu văn học hiện đại, chủ đề còn được xem là phạm vi quan tâm của nhà văn đối với thế giới, là hằng số tâm lý của nhà văn, gắn với quan niệm thế giới của tác giả” [11, 61].
Tuy thơ vịnh vật mới xuất hiện nhƣng đề tài đã khá phong phú và đa dạng với nhiều loài cây quý nhƣ: cây tùng trong Giản đề tùng của Trần Tung, cây mai trong Mai, Tảo mai của Trần Khâm, Lạc mai của Nguyễn Ức…hoa cúc trong Cúc hoa của Huyền Quang, Cúc của Trần Mạnh, hoa sen trong Phật Tích liên từ của Nhân Khanh… Nhƣ vậy, những đề tài lớn, đối tƣợng chủ yếu của thể loại thơ vịnh vật đều xuất hiện trong thơ vịnh vật đời Trần. Các vấn đề mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cập đến trong tập thơ này ít nhiều chịu ảnh hưởng của các khuynh hướng sáng tác trước đó và cùng thời như: vấn đề chính sự, lý tưởng sống của các bậc nho sĩ ƣu thời, mẫn thế…Cộng với tài năng của một con người lỗi lạc có phong cách thanh cao của một bậc danh sĩ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã phần nào hoàn thiện và làm phong phú hơn hệ thống chủ đề mà thơ văn giai đoạn trước đã đề cập đến, góp phần mở ra những phương diện phản ánh cuộc sống và con đường tư duy nghệ thuật mới mẻ cho các tác giả giai đoạn sau.
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã từng tổng kết tóm tắt hành trình sống và con đường sáng tác thơ của mình rằng: “Ta lúc nhỏ được sự giáo dục của gia đình, lớn lên làm quan (…), lúc về già chí thích nhàn dật, lấy cảnh núi non, sông nước làm vui (…) hoặc là ca tụng cảnh đẹp của sơn thủy hoặc là vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự thuật, thay thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí” [website, 5]. Nhƣ vậy, ngoài lí do những mâu thuẫn xã hội gay gắt không thể giải quyết đƣợc, khiến cho Nguyễn Bỉnh Khiêm, cũng giống nhƣ một bộ phận nho sĩ trí thức lúc bấy giờ, lui về ở ẩn, quay lƣng lại với phú quý công danh, tìm hạnh phúc nơi cuộc sống an bần, cũng còn có cái chí thích sống nhàn dật nằm trong bản tính của nhà thơ.
Những đóng góp của ông trong lĩnh vực chính trị, giáo dục, tôn giáo, chiêm tinh học cũng nhƣ sức ảnh hưởng của ông tới bầu không khí tâm lý xã hội suốt gần nửa thế kỷ thứ XVI đã đủ để khẳng định tên tuổi ông trong “tốp đầu” những nhân vật lịch sử tiêu biểu mọi thời đại - xét trong tiến trình lịch sử dân tộc. Có lẽ sau thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, đến chúng ta và cả thế hệ sau này, những câu thơ trên vẫn là minh chứng “sống” cho chân lý thiên nhiên là bà mẹ vĩnh hằng, đến với thiên nhiên là đến với tất cả những gì tươi mát và bình yên nhất…Dư âm đó có lẽ là lý do lớn nhất để ngày nay chúng ta không chỉ nhớ đến mà còn.
“Nhà kia lỗi phép con khinh bố - Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng” là tột đỉnh của sự băng hoại đạo đức xã hội trong thời buổi giao thời Tây - Ta lẫn lộn dưới sức nặng chi phối của đồng tiền thì ở thế kỷ XVI, dưới ngòi bút Nguyễn Bỉnh Khiêm, mầm mống của quan hệ đồng tiền dẫn đến sự sa đọa của đạo đức con người, sự thay đổi của những chuẩn mực ứng xử đã được đề cập đến với thỏi độ khỏch quan của một con người nhỡn rừ chõn tướng của sự việc. Tuy vậy, khi đứng trên lập trường của một “triết nhân”, một người quan sát để “mổ xẻ” xã hội, „phơi bày” một cách lạnh lùng những thói hƣ, tật xấu, những điều trái với thuần phong mỹ tục, với đạo lý nhân hậu cổ truyền, thơ thế sự của ông cũng vẫn nằm trong một mạch tư tưởng chung là ước mong về một nền chính trị tốt đẹp, một xã hội ổn định, thuần hậu, người dân được hưởng an lạc, thái bình.
Ở những bài khác, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng khuyên răn mọi người cách sống nhân ái lương thiện ngay từ trong gia đình rồi ra ngoài xã hội: Phận làm con nên kính thờ cha mẹ (Tử sự phụ mẫu), là anh em không nên tranh giành nhau (Khuyến huynh đệ vật cạnh tranh), nghĩa vợ chồng phải yêu thương nhường nhịn (Khuyến phu đãi thê), họ hàng nên yêu thương nhau, giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn (Khuyến đãi tông tộc), bạn bè phải giữ chữ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 66 tín, không rủ rê nhau cờ bạc rƣợu chè (Khuyến đãi bằng hữu); đối với hàng xóm láng giềng phải giữ bề lương thiện, không tham lam, không điêu ngoa, không cậy sang mà kiêu ngạo, cậy giàu mà khinh nghèo (Giới dĩ phú lăng bần); ông còn khuyên người ta đừng “sùng Phật vô ích” (Giới sùng Phật vô ích)…Nhƣ vậy, đối với từng mối quan hệ cụ thể, từng chức phận của mỗi người, Nguyễn Bỉnh Khiêm đều có nội dung khuyên, cách khuyên phù hợp, thấu tình đạt lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 70.
Chính điều này tạo nên những nét tính cách riêng của con người ông: Vừa có cái “Ưu thời mẫn thê”- không bao giờ hoàn toàn bàng quan với nhân tình thế thái của đạo Nho, nhƣng đồng thời vẫn có đƣợc lối sống “thuận theo tự nhiên” - hòa hợp với tự nhiên, hành động theo lẽ tự nhiên, tuân theo quy luật chuyển vần của tạo hóa, nhân sinh của đạo Lão. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 82 hội, những khúc quanh hiểm hóc của lòng người, thói đời hay khuyên răn con người sống theo đạo lý thánh hiền, ca ngợi cái thú “nhàn dật”, “an bần lạc đạo” thì ông đều thể hiện một cách hết sức kín đáo theo lối ẩn ý thâm trầm và sâu sắc.
“Theo nghĩa rộng nhất, biểu tượng (symbol) là một loại tín hiệu mà mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong sự tưởng tượng của con người: cái biểu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được biểu trưng) mang tính có lí do, tính tất yếu” [11, 34].Nhƣ vậy, mặt thể hiện của biểu tượng văn học mà chúng ta có thể nhận biết trước hết là cái biểu trưng tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc trong đầu óc con người. Trong Bạch Vân quốc ngữ thi có cả một tập hợp những bài thơ vịnh vật với những chủ đề về bầu trời, về thời tiết khí hậu, về mặt đất, về nơi ở của người, về cầm thú, về cây cối hoa quả và thậm chí về cả các loại sự vật và đồ vật thường dùng…Cho đến trước thời Nguyễn Bỉnh Khiêm, thơ vịnh vật đã có sự thay đổi nhiều cả về hình thức lẫn nội dung so với thời kỳ khởi thủy của nó.