Động lực lao động: Các yếu tố tác động và tăng năng suất lao động

MỤC LỤC

Học thuyết hai yếu tố của F. Herzberg

Nhóm yếu tố thúc đẩy: Sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản chất bên trong của công việc, trách nhiệm, chức năng lao động, sự thăng tiến. Nhóm yếu tố duy trì: Các chính sách và chế độ quản lý của công ty, sự hướng dẫn trong công việc, tiền lương, những mối quan hệ giữa các cá nhân, các điều kiện làm việc. Khi các yếu tố duy trì được thỏa mãn có xu hướng loại trừ sự bất mãn, hạn chế trong công việc các yếu tố thúc đẩy cho phép cá nhân lớn lên phát triển và tăng khả năng trong công việc.

Học thuyết này đã chỉ ra được một loạt các yếu tố tác động tới việc động lực và sự thoả mãn của người lao động, đồng thời cũng gây được ảnh hưởng cơ bản tới việc thiết kế lại công việc ở nhiều công ty. Tuy nhiên học thuyết này cũng có một số hạn chế vì nó không hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, trên thực tế đối với một số người lao động cụ thể, các yếu tố này hoạt động đồng thời chứ không tách rời nhau như vậy và các yếu tố duy trì vẫn có tác dụng mang lại sự thoả mãn trong công việc của người lao động. 3.Học thuyết về sự thành đạt, liên kết quyền lực (David. Celland) Học thuyết này áp dụng đối với người lao động ở nơi làm việc, trong bộ phận doanh nghiệp.

Nhu cầu về quyền lực: khi con người ở vị trí cao nào đó trong tổ chức, họ thường có nhu cầu về quyền lực, quyền lực sẽ tạo ảnh hưởng tới người khác, mục tiêu quyền lực thường đi liền với sự theo đuổi công danh, chức vụ. Nhu cầu thành đạt: ai cũng có nhu cầu được thành đạt, người có nhu cầu này thường là những người muốn được thử thách, luôn đề ra mục tiêu vươn tới.

Các phương hướng tạo động lực trong lao động

Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng người lao động

    Mục tiêu của tổ chức là một sự cam kết cụ thể đối với việc thực hiện một kết quả có thể đo lường được, trong khoảng thời gian đã định. Vỡ vậy, để hoạt động tốt thỡ tổ chức cần xõy dựng những mục tiờu rừ ràng, phự hợp với điều kiện hoàn cảnh hiện cú và xu hướng chung. Một yếu tố nữa rất cần thiết khi xác định mục tiêu của tổ chức đó là phải coi trọng cả những mục tiêu của cá nhân trong tổ chức đó.

    Vậy nên, nhà quản lý khi xác định những mục tiêu của tổ chức cũng phải hướng đến những hệ thống nhu cầu của người lao động thì mới có tác dụng thúc đẩy họ làm việc và sự cam kết làm việc để đạt được mục tiêu của tổ chức cao hơn. Để người lao động hiểu được những nhiệm vụ và trách nhiệm nghĩa vụ của mình phải làm gì trong tổ chức, hay để người lao động hiểu được những mục tiêu, chiến lược của tổ chức ở trước mắt và trong tương lai thì phải xác định nhiệm vụ cụ thể cũng như tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng người lao động. Đánh giá thực hiện công việc là một hệ thống chính thức duyệt xét và đánh giá sự hoàn thành công tác của một cá nhân theo định kì.

    Người quản lý phải thường xuyên quan tâm đến tình hình thực hiện công việc của người lao động.Qua hoạt động đánh giá công việc người quản lý biết được người lao động thực hiện công việc đã giao thế nào, người quản lý cũng biết được so với những mục tiêu tổ chức đã đặt ra người lao động hoàn thành được bao nhiêu?. Từ đó tìm ra những nguyên nhân và điều chỉnh những mục tiêu tiếp theo cho phù hợp với tình hình thực tế, hoặc có những biện pháp khắc phục những điểm hạn chế và khuyến khích nhân rộng điểm tích cực giúp người lao động hoàn thành công việc tốt hơn và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.

    Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ 1. Phân công, bố trí người lao động cho phù hợp với yêu cầu công việc

      Thực hiện việc đánh giá công việc một cách công bằng, khách quan để tạo lòng tin cho người lao động. Cung cấp đầy đủ những điều kiện cần thiết cho nơi làm việc của người lao động. - Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Cần cung cấp cho nơi làm việc các loại phương tiện vật chất, kỹ thuật cần thiết để tiến hành quá trình lao động.

      Từ đó giúp cho người lao động giảm bớt được thời gian lao động lãng phí, tránh tai nạn lao động, giúp người lao động yên tâm làm việc hơn, làm việc có hiệu quả. - Cải thiện điều kiện lao động: Điều kiện lao động ở đây gồm phương tiện làm việc, các yếu tố vệ sinh phòng bệnh, các yếu tố thẩm mỹ lao động, tâm lý xã hội, đặc điểm công việc. Điều kiện lao động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả lao động, vì vậy cần phải đưa ra những biện pháp để cải thiện điều kiện đó là: chủ động tạo điều kiện thuận lợi, loại trừ tận gốc những độc hại, ngăn ngừa tác hại của những yếu tố bất lợi.

      Kích thích lao động 1. Kích thích vật chất

      • Kích thích tinh thần

        - Phải dựa trên sự thoả thuận người lao động và người sử dụng lao động, mức lương này phải lớn hơn hoặc bằng mức lương tối thiểu nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Tiền thưởng cũng là một công cụ đãi ngộ quan trọng trong việc tạo động lực, tiền thưởng có tác dụng kích thích sự hăng say, gắn bó, tích cực, tinh thần trách nhiệm, tính tiết kiệm, năng suất và hiệu quả cho người lao động trong quá trình thực hiện công việc. - Thưởng cho người lao động phải gắn bó trực tiếp với các chỉ tiêu thưởng cụ thể, có phân loại, phân hạng và có mức chênh lệch khác nhau tuỳ theo mức đạt được các chỉ tiêu.

        Vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng chỉ tiêu, điều kiện khen thưởng rừ ràng, chặt chẽ cú vậy mới khụng xảy ra xớch mớch, mõu thuẫn trong nội bộ ảnh hưởng tới bầu không khí doanh nghiệp. - Số lượng tiền thưởng cho người lao động mỗi lần phải có ý nghĩa nhất định trong giá trị tiêu dùng của cuộc sống thì mới tạo ra sự hi vọng, nuôi dưỡng mong đợi và như vậy mới tạo ra sự kích thích nhất định. Người lao động khi làm việc trong bầu không khí xã hội lành mạnh thì thái độ tinh thần sẽ tích cực, đoàn kết giúp đỡ nhau hơn những người làm việc trong bầu không khí căng thẳng thiếu hoà đồng.

        Đào tạo trong công việc là các phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người lao động sẽ được học những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lành nghề hơn. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, người lao động có thể đảm nhận những công việc phức tạp, quan trọng thì người lao động phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ.