MỤC LỤC
Theo Nguyễn Văn Chiến trong bài “Tạp chí ngôn ngữ số 4 năm 1985” với bài viết “Từ xưng hô trong tiếng Việt ông đã phân chia từ xưng hô trong tiếng Việt gồm hai loại: đại từ thực thụ và đại từ lâm thời. Nhờ lớp đại từ lâm thời mà số lượng đại từ xưng hô tăng lên một cách đáng kể, nội dung ngữ nghĩa của đại từ mang thêm nhiều yếu tố xã hội. Cách xưng hô trong họ hàng tiếng Việt rất phức tạp: Phân biệt họ nội với họ ngoại, lớn tuổi với nhỏ tuổi, bậc trên với bậc dưới.
Nếu nói rằng đại từ xưng hô ở phạm vi gia đình chỉ mối quan hệ thân tộc thì ở phạm vi xã hội , đại từ xưng hô thể hiện thái độ ứng xử giữa những người không có quan hệ máu mủ ruột rà mà đơn thuần là quan hệ công việc và nhiều quan hệ xã hội khác. Khác với nhiều ngôn ngữ trên thế giới tiếng Việt rất phong phú và chính xác về đại từ xưng hô , thân mật suồng sã thì “mày – tao”, thắm thiết ân tình thì “đằng ấy - đằng này, tôn trọng lịch sự có “tôi - ngài”, khinh ghét hận thù có ông với thằng này, con nọ. Giáo viên gọi học sinh theo tên riêng, em, anh, chị, các bạn, trò học sinh tự xưng với giáo viên là em, đối với các sinh viên đại học cao đẳng thì có thể xưng là “tôi”.
Cha là người giảng đạo, là giáo sĩ tự xưng trước các tín đồ của mình và cha cũng là từ các tín đồ gọi lại, “con” là từ các tín đồ, giáo sĩ ấy gọi các con chiên, các tín đồ của mình và là từ được các con chiên sử dụng để xưng với cha. Ví dụ : đối với người nam để bộc lộ tình cảm yêu thương với người nữ dùng anh – em , thể hiện thái độ thân mật giữa bạn bè với nhau dùng cậu - tớ, tao - mày, cũng là tao - mày có thể dùng khi bực dọc, tức tối với người đối thoại.
Ông Anh Mày Mình Chúng con Ta Tao Cậu Mợ Em Bác Chú Bà Các ông Chúng tôi Chúng bay Cháu Cô Chúng mình Cụ Chúng ta.
Tần số xuất hiện là cao nhất, chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số đại từ xưng hô mà Nguyễn Công Hoan đã sử dụng. Có lẽ bởi sắc thái trung hòa mà nó mang lại, không quá tôn trọng thành kính, mà cũng không quá thân mật suồng sã. Tần số xuất hiện ở đây cũng khá lớn thằng ăn cướp xưng “con” với quan lớn ( Thằng ăn cướp ), thằng ăn trộm xưng “con” với quan dự thẩm (Thế cho nó chừa), thằng Quýt xưng “con” với ông chủ trong Thằng Quýt I,II.
Nhà tư bản xưng “ông” với tên ăn mày ( Răng con chó của nhà tư sản ), thầy quản xưng “ông” với người đàn bà mang thuốc phiện lậu ( Lập gioòng), ông chủ xưng “ông” với thằng Quýt trong Thằng Quýt. Nếu như xem đại từ xưng hô “con” là đại từ xưng hô dành cho tầng lớp dưới, những người nghèo khổ, đầy tớ trong xã hội thì đại từ xưng hô “ông” là đại từ xưng hô dành riêng cho tầng lớp trên : quan lại, nhà tư sản. Sự tương tác giữa hai đại từ xưng hô “ông- con” nó thể hiện được sự phân hóa giàu nghèo, cũng như là địa vị trong xã hội nửa thực dân phong kiến đương thời.
Nguyễn Công Hoan đã khéo léo vận dụng việc sử dụng nhóm xưng để thể hiện vị thế xã hội , tính cách của người nói. Người vợ gọi anh xưng em, nhân tình gọi anh ( Oẳn tà roằn, Nghĩ người ăn gió nằm mưa. Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng), cụ lớn gọi anh hàn sĩ với mục đích riêng ( Sóng vũ môn). Trong quan hệ vợ chồng thì người chồng gọi vợ là mợ, trong Oẳn tà roằn thì Bắc cũng gọi Nguyệt là mợ dù cho hai người mới chỉ là tình nhân.
Trong gia đình là cha, ở công ty là giám đốc,với người khác là bạn bè, xét về tuổi tác thì có thể là ông là anh hoặc là chú..đại từ xưng hô ra đời để góp phần giải quyết cách xưng hô trong những mối quan hệ khác nhau đó. Hầu như truyện ngắn của ông đều xoay quanh những mối quan hệ những xung đột giữa những nhân vật thuộc tuyến 1 và tuyến 2 nên các cặp đại từ xưng hô : tao - mày, ông- mày, tao – chúng mày , con – ông ..xuất hiện với tần số lớn. Với những nhân vật trong tuyến 3 thì họ luôn dành cho nhau những lời xưng hô rất ngọt ngào, thắm thiết nào là những anh, những em, những mợ, những cậu.
Nếu như truyện ngắn của Thạch Lam tác động chủ yếu vào tình cảm và cảm giác người đọc, truyện ngắn Nam Cao đi sâu vào tâm lí bên trong của nhân vật thì truyện của Nguyễn Công Hoan nhằm nâng cao năng lực nhận thức và khám phá các hiện tượng phức tạp của xã hội. Khinh ghét hạng giàu mà bất nhân , vô đạo, ngòi bút trào phúng của Nguyễn Công Hoan đặc biệt sắc sảo trong việc vạch trần bộ mặt tàn ác và nhem nhuốc của chúng từ những quan phụ mẫu, những cụ chánh, ông lý ở nông thôn đến các ông chủ, bà chủ ở thành phố. Xưng “ông” bởi vì ông là bậc quan phụ mẫu, bởi ông là kẻ ăn trên ngồi trước , bởi ông là kẻ có quyền lực, bởi ông là kẻ nắm pháp luật,..ông tưởng như là to là oai phong nhưng cái pháp luật ông nắm là cái pháp luật thối nát, bậc quan phụ mẫu cha mẹ của dân nhưng lại làm ngơ trước nỗi khồn khổ của kẻ bị ức hiếp.
“Ông quan” là kiểu nhân vật xuất hiện với tần số lớn nhất trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, ông đi sâu tìm tòi, vạch trần bộ mặt thật của những tên quan lại đương thời. Đồng tiền có thể làm thay đôỉ luân thường, đạo đức ngàn đời, làm lệch lạc cán cân công lí, đồng tiền có thể làm biến chất con người, thậm chí có thể xóa sổ hai chữ “công bằng” trong xã hội, nhưng lạ hơn nữa là đồng tiền có thể can dự vào việc xưng hô. Như vậy, mỗi một đại từ xưng hô của tiếng Việt đều mang một sắc thái biểu cảm khác nhau nhưng không phải là một hình thức tra từ điển “tôi – anh” đấy nhưng người giao tiếp đâu có tốt đẹp gì, “tôi – cậu” đấy nhưng không phải là vợ chồng danh chính ngôn thuận.
Xưng ông gọi mày trong khi ông gọi con chó của mình bằng một giọng rất thân tình : con Lu này, con Lu của tôi, con chó này..thì với tên ăn mày là mày thái độ coi thường, khinh rẻ!. Chẳng có một cụ lớn nào lại xuống nước gọi kẻ khác là anh mà không có mục đích, với cụ lớn những người dân luôn luôn là nó, thằng, mày, hắn, y, thị..nằm dưới và bị đè bẹp bởi cái ta sừng sững, ngợp trời. Nguyễn Công Hoan đã vận dụng một cách sắc sảo đặc điểm này của đại từ xưng hô không phải lúc nào ông quan cũng lớn giọng : tao, ông và xem kẻ khác là chúng mày, bay..có những lúc quan phải nhún nhường phải hạ bậc để đạt được mục đích của mình thường là những mục đích chẳng tốt đẹp.
Anh cán bộ quản huấn, người trực tiếp giúp đỡ họ cải tạo xưng tôi gọi các anh vẫn giữ một thái độ lịch sự, tôn trọng “đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Để giúp họ hoàn lương người cán bộ luôn tỏ ra tôn trọng họ, cách xưng hô thân tình, thái độ thân mật ở anh cán bộ đã tao được lòng tin ở Tươi, giúp anh thú nhận tội lỗi của mình. Nếu nhưng truyện ngắn trong Kiếp hồng nhan (1923) và cả trong tiểu thuyết Tắt lửa thỉnh thoảng nhà văn viết những câu thơ du dương trầm bổng, xen lẫn văn vần thì trong truyện ngắn 1929- 1930 trở đi ông đã có một ngôn ngữ phong phú, sống động rất gần với đời sống khác hẳn với thứ ngôn ngữ sạch sẽ, kiểu cách của Tự lực văn đoàn tự nhiên, thoải mái, linh hoạt vô cùng cả với việc sử dụng đại từ xưng hô.
Trong Thế cho nó chừa, ta thấy xuất hiện hàng loạt những “mày tao” với thái độ gắt gỏng, tra khảo thằng ăn cướp thể hiện uy quyền cũng như năng lực tra khảo của quan lớn. Nếu tác phẩm của ông được xem như một mảng mầu không thể thay thế trên bức tranh trào phúng toàn cảnh vốn hết sức phong phú và đa dạng của văn học thời kì 1930 – 1945 thì việc sử dụng đại từ xưng hô để góp phần tạo ra tiếng cười là một.