MỤC LỤC
Môi trường nước là một trong những thành phần môi trường quan trọng đối với cuộc sống của mọi sinh vật nói chung cũng như của loài người nói riêng trên trái đất này.Chính vì vậy có nhiều nội dung trong việc bảo vệ và phòng chống ô nhiễm môi trường nước, nhưng trước hết là phải xử lý những nguồn nước thải của các quá trình sản xuất công nghiệp. Cùng với sự gia tăng nhanh của các ngành công nghiệp một mặt nó cũng nâng cao đời sống kinh tế văn hóa của xã hội, mặt khác nó cũng là nguyên nhân chính gây tác hại nghiêm trọng tới môi trường.Việc hình thành các KCN, KCX,CCN tập trung là 1 hướng đi đúng đắn mà Thế Giới và việt nam đã và đang tiến hành và gia tăng nhanh chóng bởi nó tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý các hoạt động công nghiệp thành 1 khối góp phần tăng trưởng kinh tế và giảm được rất nhiều chi phí về vận chuyển các nguyên vật liệu và sản phẩm giữa các nhà máy có liên quan. Tuy nhiên việc tập trung các ngành công nghiệp lại sẽ tạo ra những điểm có nguồn thải lớn đặc biệt phát sinh 1 lượng nước thải vào môi trường sẽ làm ô nhiễm các nguồn nước ngầm nước mặt tại các ao hồ, kênh mương và các con sông, con suối làm tăng số lượng các vi trùng gây bệnh thậm chí xuất hiện các mầm bệnh nguy hiểm cho cả con người và các vi sinh vật.
Xuất phát từ mục tiêu giảm thiểu tốc độ gia tăng ô nhiễm chất thải, giảm tác động của chất thải đến môi trường và sức khỏe cộng đồng nâng cao chất lượng môi trường sống, góp phần vào chiến lược phát triển bền vững cũng như chấp hành những yêu cầu ngày càng cao của luật bảo vệ môi trường.
Nếu như vào thời điểm năm 1991 bắt đầu xuất hiện quy chế về KCN và chỉ chứng kiến sự ra đời của hai khu chế xuất, Tân Thuận và Linh Trung thì cho đến tháng 12/2008 cả nước có 219 khu công nghiệp được thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập trên địa bàn 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phân bố rộng khắp cả nước.Trong đó miền bắc chiếm 29%, miền nam chiếm 54%, miền trung chiếm 15%. Nó đã góp phần nâng cao năng lực xuất khẩu của đất nước, thu hút vốn đầu tư, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới, tạo điều kiện tăng trưởng GDP nhanh chóng và vững chắc, tạo việc làm, phát triển KCN theo quy hoạch, bảo vệ môi trường, tiết kiệm và phát huy hiệu quả sử dụng các nguồn lực khác, hình thành các khu đô thị mới và giảm bớt khoảng cách giữa các vùng nông thôn và thành thị. Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp GDP thấp.
- Đối với khu công nghiệp có quy mô diện tích trên 500 ha và có nhiều chủ đầu tư tham gia đầu tư xây dựng - kinh doanh kết cấu hạ tầng, phải tiến hành lập quy hoạch chung xây dựng khu công nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng trước khi lập quy hoạch chi tiết khu công nghiệp để đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ của hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp.
Hệ thống XLNT của KCN Nhơn Trạch 2 là công nghệ giải pháp xử lý hóa lý đông keo tụ kết hợp xử lý sinh học bùn hoạt tính hiếu khí khi vận hành đáp ứng được nhu cầu thực tế, giải quyết được cơ bản các vấn đề ô nhiễm về COD, BOD, SS và hàm lượng các kim loại nặng khi nước thải đầu vào không vượt quá ngưỡng của các thông số thiết kế. Diện tích mặt bằng xây dựng cho hệ thống xử lý là 4,35 ha, diện tích xây dựng khá lớn có thể được mở rộng nâng cấp công suất xử lý khi cần thiết.Vì diện tích rộng nên việc xây dựng thêm hồ xử lý bổ sung để tăng khả xử lý của hệ thống là có thể được, nó có thể được sử dụng cho công tác tưới cây dọc các trục giao thông. Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại các miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn như: nhánh cây, gỗ, lá, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác khác, đồng thời bảo vệ các công trình bơm, tránh ách tắc đường ống, mương dẫn.
Bể điều hòa được dùng để duy trì dòng thải và nồng độ vào công trình xử lý ổn định, khắc phục những sự cố vận hành do sự dao động về nồng độ và lưu lượng của nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lý sinh học. - Bể điều hòa cả lưu lượng và nồng độ:Thường đặt sau bể lắng cát, trước bể lắng đợt I, loại bể này phải có đủ dung tích để điều hòa lưu lượng và nồng độ và bên trong phải có thiết bị khuấy để đảm bảo sự xáo trộn đều toàn bộ thể tích. Nước thải của một số ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp hóa chất, do các quá trình công nghệ có thể có chứa các acid hoặc bazơ, có khả năng gây ăn mòn vật liệu, phá vỡ các quá trình sinh hóa của các công trình xử lý sinh học, đồng thời gây các tác hại khác, do đó cần thực hiện quá trình rung hòa nước thải.
Các công trình tương thích của quá trình xử lý sinh học hiếu như: bể Aerotank bùn hoạt tính (vi sinh vật lơ lửng), bể thổi khí sinh học tiếp xúc (vi sinh vật dính bám), bể lọc sinh học, tháp lọc sinh học, bể sinh học tiếp xúc quay…. Dựa trên những tính chất nước thải đã tính toán, khảo sát, ta thấy BOD trong nước thải không cao và nồng độ một số chất nguy hại ít do các nhà máy trong Khu CCN Bình Đông đã xử lý cục bộ trước khi thải về trạm xử lý nước thải tập trung nên ta có thể sử dụng công nghệ xử lý sinh học bùn hoạt tính cho CCN Bình Đông. Trong bể điều hoà có lắp hệ thống phân phối khí dưới đáy cấp không khí từ máy thổi khí để trộn đều nước thải, ngoài ra còn có tác dụng cung cấp oxy để oxy hóa một phần chất ô nhiễm ngăn cản quá trình phân hủy yếm khí nước thải phát sinh mùi.
Nước thải từ bể aeroten được đưa sang bể lắng thứ cấp nước thải được tách bùn hoạt tính, chất lơ lửng, bùn hoạt tính lắng xuống đáy bể được làm đặc bùn đến nồng độ mong muốn tuần hoàn một phần về bể Aeroten để duy trì nồng độ của bùn hoạt tính trong bể Aeroten đáp ứng với yêu cầu vận hành đặt ra. Phần nước trong lấy ra ở trên bể lắng thứ cấp qua hệ thống máng tràn, sau đó tự chảy sang Bể khử trùng để xử lý tiếp, tại đây nước thải được bổ sung chất khử trùng NaClO (Javen) để loại bỏ các vi sinh vật có hại, gây bệnh trước khi thải ra môi trường. Bể thu gom: tập trung nước thải từ hệ thống cống được tiếp nhận và phân phối cho các công trình xử lý phía sau, nhằm bảo đảm lưu lượng tối thiểu cho bơm hoạt động, giảm diện tích đào sâu không hữu ích cho bể điều hòa khi không có bể thu gom.
Vì nước thải cần xử lý theo đơn nguyên của Khu CCN Bình Đông có công suất giai đoạn 1 là 2500m3/ngày đêm, nồng độ nhiễm bẩn trung bình (BOD5 = 300 mg/l) nên có thể lựa chọn bể Aeroten khuấy trộn hoàn toàn để xử lý sinh học là phù hợp nhất. Trong bể này, nước thải – bùn hoạt tính – oxy hòa tan được khuấy trộn đều tức thời sao cho nồng độ các chất được phân bố đều ở mọi phần tử trong bể nên không để xảy ra hiện tượng quá tải cục bộ ở bất cứ phần nào của bể, áp dụng tốt cho loại nước thải có cặn khó lắng. - Tỷ số giữa lượng chất rắn lơ lững bay hơi ( MLVSS) với lượng chất rắn lơ lững trong nước thải( MLSS) là MLVSS. - Nước thải đầu vào đã điều chỉnh đủ chất dinh dưỡng và pH thích hợp điều kiện xử lý sinh học. - Giá trị các thông số động học. mgVSS mgBOD ).