Cơ chế quản lý tài chính nhà nước cho giáo dục đào tạo: Hiện trạng và giải pháp hoàn thiện

MỤC LỤC

Cơ cấu chi tiêu NSNN cho giáo dục đào tạo

- Chi thường xuyên bao gồm các khoản chi lương và các khoản chi củng cố CSVC, thiết bị trường lớp như: SGK, thiết bị dạy học… Đội ngũ cán bộ giáo viên trong ngành giáo dục đào tạo được hưởng lương từ NSNN, do. Chi đầu tư phát triển của NSNN cho giáo dục bao gồm chi xây mới, cải tạo, nâng cấp trường học, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thư viện, công sở làm việc và mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và NCKH ở các cơ sở giáo dục đào tạo.

CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 1. Khái niệm cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo

Nội dung cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo 1. Cơ chế phân cấp ngân sách

Từng cấp ngân sách phải chịu trách nhiệm lập dự toán ngân sách hàng năm (bao gồm các khoản thu, chi trên phạm vi địa bàn), chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát việc thực hiện ngân sách cấp dưới. Cấp huyện tổng hợp dự toán ngân sách xã, báo cáo lên tỉnh. Tỉnh tổng hợp dự toán ngân sách các huyện báo cáo lên Bộ Tài chính. Dự toán ngân sách cấp xã do Ban tài chính xã lập. Dự toán ngân sách cấp huyện do Phòng tài chính huyện lập và dự toán ngân sách cấp tỉnh do Sở tài chính tỉnh lập. Mục đích của phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp chính quyền là nhằm giảm bớt sự ỷ lại của cơ quan cấp dưới, đồng thời xóa bớt sự bao biện, làm thay của chính quyền cấp trên. Nhờ đó mà sự phân định trách nhiệm, quyền hạn trong quản lý NSNN một cỏch rừ ràng hơn và tạo ra cỏc điều kiện cần thiết cho việc nâng cao hiệu quả quản lý ở lĩnh vực này. Cơ chế lập dự toán và phân bổ NSNN cho giáo dục đào tạo o Căn cứ để lập kế hoạch phân bổ NSNN Căn cứ để lập kế hoạch phân bổ NSNN cho giáo dục đào tạo là:. - Đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ công tác được giao trong năm kế hoạch. - Luật NSNN và Thông tư Ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển ngành giáo dục, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toán NSNN và các văn bản hướng dẫn của Bộ giáo dục và đào tạo. - Kế hoạch phân bổ ngân sách năm trước. - Những nhiệm vụ cụ thể của ngành giáo dục đào tạo. - Định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục theo quy định. - Các quy định về phân cấp quản lý ngân sách trong ngành giáo dục. o Công tác lập dự toán và phân bổ NSNN Trình tự lập dự toán ngân sách và phân bổ NSNN hàng năm được thực hiện như sau:. i) Trước ngày 31 tháng 5, Thủ tướng Chính phủ ban hành chỉ thị về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm sau. ii) Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 10 tháng 6, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn về yêu cầu, nội dung, thời hạn lập dự toán NSNN và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách với tổng mức và từng lĩnh vực thu, chi ngân sách đối với các Bộ, cơ quan ngang. Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương và tổng số thu, chi, một số lĩnh vực chi quan trọng đối với từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. iii) Căn cứ vào quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư hướng dẫn, số kiểm tra về dự toán ngân sách của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư và yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan, địa phương, Bộ Giáo dục đào tạo, các Bộ, các cơ quan liên quan thuộc Chính phủ thông báo số kiểm tra về dự toán NSNN cho các đơn vị trực thuộc; UBND cấp tỉnh tổ chức hướng dẫn và thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp huyện; UBND cấp huyện thông báo số kiểm tra về dự toán ngân sách cho các đơn vị trực thuộc và UBND cấp xã. iv) Các đơn vị sử dụng ngân sách lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (trường hợp không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I. v) Bộ tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư tổng hợp, lập dự toán NSNN trình Chính phủ. Trong quá trình làm việc, lập dự toán NSNN, xây dựng phương án phân bổ ngân sách TW, nếu có ý kiến khác nhau giữa Bộ Tài chính với Bộ Giáo dục, các Bộ và cơ quan liên quan thuộc Chính phủ thì Bộ Tài chính phải trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ những ý kiến còn khác nhau để quyết định theo thẩm quyền. Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong quá trình lập dự toán ngân sách, xây dựng phương án phân bổ ngân sách ở địa phương. vi) Chính phủ trình Quốc hội dự toán NSNN và phương án phân bổ ngân sách TW hàng năm; dự toán điều chỉnh NSNN trong trường hợp cần. Quốc hội quyết định dự toán NSNN, phân bổ Ngân sách TW năm sau trước ngày 15 tháng 11 năm trước. vii) Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội về dự toán NSNN, phân bổ Ngân sách TW, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi cho từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở TW, nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia đối với các khoản thu phân chia và mức bổ sung từ Ngân sách TW cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao, UBND các cấp có trách nhiệm lập dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp mình trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp. HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau trước ngày 10 tháng 12 năm trước. HĐND cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương, phân bổ ngân sách cấp tỉnh năm sau trước ngày 10 tháng 12 năm trước. HĐND cấp dưới quyết định dự toán ngân sách địa phương , phân bổ ngân sách năm sau của cấp mình chậm nhất là mười ngày kể từ ngày HĐND cấp trên trực tiếp quyết định dự toán và phân bổ ngân sách. viii) Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, UBND giao dự toán ngân sách, các cơ quan Nhà nước ở TW và địa phương, các đơn vị dự toán có trách nhiệm phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc, đảm bảo đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức, chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp. Cơ chế cấp phát và chấp hành chi NSNN. Căn cứ vào dự toán NSNN được giao và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định chi gửi Kho bạc Nhà nước. bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật và thực hiện chi ngân sách khi có đủ các điều kiện: đã có trong dự toán ngân sách được giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Thủ trưởng cơ quan Kho bạc Nhà nước có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đủ các điều kiện quy định và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ở cấp địa phương, cơ quan tài chính có trách nhiệm bố trí nguồn để thực hiện kịp thời các khoản chi theo dự toán, kiểm tra việc thực hiện chi tiêu và có quyền tạm dừng các khoản chi vượt nguồn cho phép hoặc sai chính sách, chế độ, tiêu chuẩn; có quyền yêu cầu cơ quan giao dự toán điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán chi của các đơn vị trực thuộc để đảm bảo thực hiện ngân sách theo đúng mục tiêu, tiến độ quy định. Cơ quan tài chính cùng cấp có quyền tạm đình chỉ chi ngân sách của các đơn vị, cá nhân không chấp hành đúng chế độ báo cáo kế toán, quyết toán và báo cáo tài chính khác và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Các khoản chi thường xuyên theo định kỳ được bố trí kinh phí đều trong năm để chi; các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc mua sắm lớn được bố trí trong dự toán chi quý để thực hiện. Chi đầu tư phát triển phải đảm bảo cung cấp đủ và đúng tiến độ thực hiện trong phạm vi dự toán được giao. Đối với những dự án, nhiệm vụ chi cấp thiết được tạm ứng trước dự toán để thực hiện. Các cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm đề ra những biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham ô; chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật tài chính. Trách nhiệm về việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản của Nhà nước theo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và dự toán được giao do thủ trưởng cơ quan sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm. Ngoài các cơ quan tài chính, trong Luật NSNN cũng quy định nhiều cơ quan khác có trách nhiệm giám sát việc thực hiện NSNN như:. - Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành hữu quan kiểm tra, đánh giá hiệu quả của vốn đầu tư các công trình công cộng xây dựng cơ bản. - Ở cấp địa phương, HĐND giám sát việc thực hiện ngân sách ở cấp mình;. - Chính phủ kiểm tra việc thực hiện NSNN. Định kỳ, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, UBND báo cáo Thường trực HĐND về tình hình thực hiện NSNN, các dự án và các công trình quan trọng quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, các dự án và các công trình xây dựng cơ bản quan trọng khác. Kế toán, kiểm tra và quyết toán NSNN. o Các nguyên tắc phải đảm bảo khi thực hiện nguyên tắc quyết toán Ngân sách và báo cáo quyết toán Ngân sách. - Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo đó cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ đã quy định. - Về số liệu quyết toán NSNN:. + Số quyết toán thu NSNN là số thu đã thực nộp hoặc đã hạch toán thu NSNN qua Kho bạc Nhà nước. + Số quyết toán chi NSNN là số chi đã thực thanh toán hoặc đã hạch toán chi theo quy định của Luật NSNN và các khoản chi chuyển nguồn sang năm sau để chi tiếp theo quy định. - Số liệu trong báo cáo quyết toán Ngân sách phải chính xác, trung thực, đầy đủ. Nội dung báo cáo quyết toán Ngân sách phải theo đúng các nội dung trong dự toán được giao và theo Mục lục NSNN; Thủ trưởng đơn vị sử dụng Ngân sách phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của báo cáo quyết toán của đơn vị, chịu trách nhiệm về những khoản thu, chi hạch toán, quyết toán sai chế độ. o Trình tự công tác kế toán, kiểm toán và quyết toán NSNN. i) Các tổ chức, cá nhân có nhiệm vụ chi NSNN phải tổ chức hạch toán kế toán, báo cáo và quyết toán theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước. Kho bạc Nhà nước tổ chức thực hiện hạch toán kế toán NSNN; định kỳ báo cáo việc thực hiện dự toán chi ngân sách cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan Nhà nước hữu quan. ii) Cuối năm ngân sách, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc khóa sổ kế toán và lập báo cáo quyết toán ngân sách theo đúng các nội dung ghi trong dự toán năm được giao và theo Mục lục NSNN. Các khoản chi NSNN đến ngày 31 tháng 12 chưa thực hiện được hoặc chưa chi tiết hết, nếu được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp tục thực hiện trong năm sau thì được chi tiếp trong thời gian chỉnh lý quyết toán và hạch toán quyết toán vào chi Ngân sách năm trước, nếu được chuyển nguồn để thực hiện thì hạch toán vào ngân sách năm sau. iii) Căn cứ vào hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị có nhiệm vụ chi Ngân sách kiểm tra và duyệt quyết toán chi Ngân sách. của các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm về quyết toán đã được duyệt. Lập quyết toán chi Ngân sách của đơn vị mình gửi cơ quan quản lý cấp trên. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, khi kết thúc năm Ngân sách, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán tình hình sử dụng vốn Ngân sách trong năm; khi dự án hoàn thành phải lập và báo cáo quyết toán công trình theo quy định của pháp luật. Số liệu quyết toán phải được đối chiếu và được Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch xác nhận. iv) Cơ quan Tài chính các cấp ở địa phương thẩm định quyết toán chi Ngân sách của các đơn vị cùng cấp và quyết toán Ngân sách cấp dưới, tổng hợp, lập quyết toán ngân sách địa phương trình UBND cùng cấp để UBND xem xét trình HĐND cùng cấp phê chuẩn, báo cáo cơ quan Hành chính Nhà nước và cơ quan Tài chính cấp trên trực tiếp. v) Bộ Tài chính thẩm định quyết toán chi Ngân sách của các Bộ Giáo dục và các cơ quan liên quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở TW và quyết toán ngân sách địa phương; tổng hợp, lập quyết toán NSNN trình Chính phủ. vi) Cơ quan kiểm toán Nhà nước thực hiện việc kiểm toán, xác định tính đúng đắn, hợp pháp của Báo cáo quyết toán NSNN các cấp, cơ quan, đơn vị có liên quan theo quy định của Pháp luật. vii) HĐND cấp tỉnh phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương chậm nhất 12 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc; HĐND cấp tỉnh quy định thời hạn phê chuẩn quyết toán Ngân sách của HĐND cấp dưới nhưng chậm nhất không quá 6 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc. viii) Chính phủ phê chuẩn quyết toán Ngân sách địa phương, lập và trình Quốc hội quyết toán NSNN, quyết toán các dự án và công trình quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định. ix) Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN chậm nhất 18 tháng sau khi năm ngân sách kết thúc.

KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC VIỆT NAM

Năm 2006, một số Bộ, Ngành và địa phương đã hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới trường TCCN trên từng vùng, miền cụ thể theo hướng đa dạng hóa các loại hình, có đầu tư thích hợp, hỗ trợ và khuyến khích mở ngành nghề mới, định hướng ưu tiên phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mũi nhọn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương. Kết quả khảo sát về chất lượng cán bộ được đào tạo từ trình độ cao đẳng trở lên ở 197 doanh nghiệp và 48 cơ quan HCSN của Hội đồng Quốc gia giáo dục năm 2004 cho thấy đại bộ phận cán bộ được đào tạo ở trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ và tiến sỹ đều được đánh giá có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm thuộc loại khá và tốt.

Bảng 2.1: Số lượng trường học từ mầm non đến đại học giai đoạn
Bảng 2.1: Số lượng trường học từ mầm non đến đại học giai đoạn

ĐẦU TƯ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM Theo quy định của các văn bản pháp luật về quản lý NSNN cho giáo

    Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo theo cấp học và trình độ đào tạo đã chú trọng ưu tiên hơn cho giáo dục phổ cập nhằm thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ học tập của mọi công dân, tạo điều kiện cho mọi người dân có được trình độ học vấn cơ bản để có thể tiếp tục học lên các cấp học cao hơn hoặc tự học; từ đó tạo ra một phong trào học tập thường xuyên trong mọi tầng lớp nhân dân, tiến tới xây dựng một xã hội học tập. Đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội là học sinh, sinh viên đang học tại các trường đào tạo công lập hệ chính quy tập trung – dài hạn trong nước thuộc các diện: học sinh, sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao; học sinh, sinh viên là người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; là người tàn tật theo quy định của Nhà nước tại Nghị định số 81/CP ngày 23/11/1995; là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế.

    Bảng 2.4: Chi NSNN cho Giỏo dục đào tạo xột theo tớnh chất kinh tế.
    Bảng 2.4: Chi NSNN cho Giỏo dục đào tạo xột theo tớnh chất kinh tế.

    CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 1. Cơ chế phân cấp quản lý NSNN giáo dục và đào tạo

    Cơ chế lập dự toán và phân bổ dự toán NSNN

    Định mức phân bổ thêm kinh phí cho các trường đại học mang tính chất khu vực được áp dụng đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có các trường đại học công lập do địa phương quản lý do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp của Luật NSNN; có thực hiện nhiệm vụ đào tạo học sinh ở các địa phương khác, được Ngân sách TW phân bổ thêm cho ngân sách địa phương mức bằng 30% mức dự toán chi năm 2006 UBND cấp tỉnh đã giao cho trường đại học. Việc phân bổ chi đầu tư phát triển của các Bộ, cơ quan TW cho các công trình, dự án và việc phân bổ chi đầu tư phát triển trong cân đối của các địa phương phải đảm bảo nguyên tắc chung là : Thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN; bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của NSNN, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát triển; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển.

    Bảng 2.8: Định mức phõn bổ chi thường xuyờn ngõn sỏch cho sự nghiệp giỏo
    Bảng 2.8: Định mức phõn bổ chi thường xuyờn ngõn sỏch cho sự nghiệp giỏo

    Kế toán, kiểm tra và quyết toán NSNN

    Cuối năm, cơ quan Tài chính được ủy quyền lập báo cáo quyết toán kinh phí ủy quyền theo quy định gửi cơ quan Tài chính ủy quyền và cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực cấp ủy quyền. - Báo cáo quyết toán năm gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định phải gửi kèm báo cáo thuyết minh nguyên nhân tăng, giảm các chỉ tiêu thu, chi Ngân sách so với dự toán.

    ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

    Ưu điểm

    Thứ tư, việc chuyển từ hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí sang phương thức rút dự toán ngân sách tại Kho bạc Nhà nước đã giảm đỡ các thủ tục giấy tờ, như: thông báo, đối chiếu hạn mức kinh phí hàng quý của cơ quan Tài chính và của các đơn vị dự toán cấp trên với Kho bạc và đơn vị trực tiếp sử dụng ngân sách. Cơ chế này đã phát huy được tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các Bộ, ngành và các địa phương trong tổ chức thực hiện chương trình, tạo điều kiện cho các địa phương chủ động phân bổ kinh phí NSNN, huy động thêm nguồn lực và tổ chức lồng ghép các CTMT trên địa bàn để thực hiện tốt nhất các mục tiêu đã đề ra.

    Hạn chế và nguyên nhân

    Đối với việc chuyển từ hình thức cấp phát bằng hạn mức kinh phí sang phương thức rút dự toán ngân sách tại Kho bạc Nhà nước thì hiện nay, ở nhiều Kho bạc, do chưa bố trí đủ lực lượng phục vụ, cán bộ trực tiếp chưa nắm vững các chế độ, chính sách có liên quan nên khâu thanh toán rất chậm trễ, đơn vị phải đi lại nhiều lần, sao chụp cung cấp nhiều tài liệu gây lãng phí. Về hồ sơ, thủ tục rút dự toán tại Kho Bạc Nhà nước: trong khi quyết định giao dự toán NSNN đã chi tiết đến từng nhóm, mục (chia ra từng quý), không ít Kho bạc Nhà nước quận, huyện vẫn đòi hỏi các đơn vị (phần đông là các đơn vị sự nghiệp có thu đã được giao cơ chế tự chủ tài chính) phải lập dự toán năm chi tiết đến từng mục, tiểu mục (gửi qua cơ quan tài chính, chủ quản cấp trên duyệt) và còn buộc các đơn vị phải rút dự toán trong năm theo đúng mục đã dự toán đó; Một số Kho bạc yêu cầu sử dụng giấy rút tên dự toán theo mẫu in sẵn, chưa chấp nhận giấy rút dự toán do đơn vị cấp trên lập.

    SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    + Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy – học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục. + Tạo điều kiện để toàn xã hội, đặc biệt là các đối tượng chính sách, người nghèo được hưởng thụ thành quả của giáo dục ở mức độ ngày càng cao; bên cạnh giáo dục chính quy cần chú trọng phát triển giáo dục thường xuyên nhằm tạo ra phong trào học tập, học thường xuyên trong mọi tầng lớp nhân dân ở mọi vùng miền của đất nước, tiến tới xây dựng một xã hội học tập.