MỤC LỤC
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có định hướng của chủ thể (người quản lý, người tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị, xã hội, văn hoá, kinh tế … bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp cụ thể, nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng” [11, 97]. Theo tác giả Trần Kiểm “Quản lý giáo dục, quản lý trường học có thể là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức, sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm tác động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu tới việc hoàn thành những mục tiêu dự kiến” [22, tr 18].
Là một bộ phận của quá trình QL giáo dục, QL GDĐĐ là quá trình tác động có định hướng của chủ thể QL lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu GDĐĐ là hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ, tình cảm, hành vi, thói quen. Như vậy: Chất lượng GDĐĐ chúng ta có thể hiểu đó là đầu ra của sản phẩm GD trong các nhà trường, là phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của học sinh, sinh viên đã đạt được đáp ứng những yêu cầu, mục tiêu, nội dung, phương pháp và phù hợp với yêu cầu giáo dục.
Quy định về đạo đức nhà giỏo ban hành kốm theo Quyết định số 16/2008/QĐ – BGDĐT nờu rừ mục đích: “Quy định về đạo đức nhà giáo là cơ sở để các nhà giáo nỗ lực tự rèn luyện phù hợp với nghề dạy học được xã hội tôn vinh, đồng thời là một trong những cơ sở đánh giá, xếp loại và giám sát nhằm xây dựng đội ngũ nhà giáo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và lương tâm nghề nghiệp trong sáng, có tính tích cực học tập, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và phương pháp sư phạm, có lối sống và cách ứng xử chuẩn mực, thực sự là tấm gương cho người học noi theo” [1, 8]. Điều 2, Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH 11 ngày 14 thỏng 6 năm 2005 chỉ rừ mục tiờu giỏo dục: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [25, 12].
“Bốn phương vô sản đều là anh em”; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc. Bác khuyên thanh niên: “Cần phải trung thành, thật thà, chính trực” (Nói chuyện tại buổi lễ khai mạc Trường đại học Ngoại ngữ ngày 19/01/1955), “Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực hành chủ nghĩa tập thể, giúp đỡ lẫn nhau” (Bài nói tại Đại hội thanh niên tích cực lao động ngày 17/03/1960).
Tuy nhiên, đại bộ phận HS còn thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, đánh giá nhìn nhận các hiện tượng trong cuộc sống còn nông cạn, coi nhẹ, mơ hồ quan điểm ý thức chính trị, là lực lượng dễ bị kích động lôi kéo, họ có những hành vi, hành động nhiều khi mang tính bột phát. GDĐĐ trong các trường nói chung và trường Trung cấp nghề nói riêng là một hoạt động có tổ chức, mục đích, kế hoạch nhằm biến những nhu cầu, chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất, giá trị đạo đức của cá nhân học sinh, góp phần phát triển nhân cách của mỗi cá nhân và thúc đẩy sự.
Quản lý tốt hoạt động GDĐĐ cho học sinh học nghề là góp phần thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của GD – ĐT trong thời kỳ CNH – HĐH là “Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ”. + Giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, biết sống và làm việc theo pháp luật, có kỉ cương nền nếp, có văn hoá trong các mối quan hệ giữa con người với con người và con người với tự nhiên.
Nhiệm vụ của quá trình GDĐĐ này không chỉ định hướng cho các hoạt động GDĐĐ mà còn định hướng cho hoạt động dạy học nói chung và dạy môn đạo đức nói riêng. + Về thái độ, tình cảm: Giúp mọi người có thái độ đúng và điều chỉnh hành vi của bản thân, ủng hộ những việc làm đúng, đấu tranh với những việc làm trái pháp luật và trái với những chuẩn mực đạo đức của dân tộc.
- QL công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS: Các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường bao gồm: chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể, Hội cha mẹ học sinh…Để hoạt động này có hiệu quả, nhà trường cần có mối quan hệ chặt chẽ, phân công cụ thể công việc và biện pháp thực hiện của từng bộ phận. Ở trường Trung cấp nghề, phương pháp tổ chức hành chính thường thể hiện qua các nghị quyết của Hội đồng giáo dục nhà trường, hội nghị cán bộ giáo viên, nghị quyết của chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên, các quyết định của Hiệu trưởng, các quy định, quy chế, nội quy của nhà trường mang tính chất bắt buộc yêu cầu cán bộ giáo viên và học sinh phải thực hiện.
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, có vai trò điều chỉnh hành vi của con người, là yếu tố quyết định trong việc xác lập nền đạo đức xã hội trong thời kỳ phát triển của xã hội, nó chịu sự tác động của kinh tế xã hội nhưng trong chừng mực nào đó đạo đức cũng có tác động trở lại kinh tế xã hội bởi tính độc lập tương đối của nó. Mục tiêu GDĐĐ trong nhà trường là phát huy, kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp, tinh hoa của dân tộc, bên cạnh đó hình thành những phẩm chất đạo đức cách mạng cao đẹp phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước trên cơ sở nhận thức, tình cảm, thái độ, hành vi đạo đức theo chuẩn mực đạo đức xã hội.
Để thực hiện được mục tiêu và nội dung GDĐĐ thì mỗi cơ sở giáo dục, mỗi trường học phải áp dụng được một hệ thống các biện pháp, biện pháp quản lý giáo dục đạo đức thích hợp , khoa học và phù hợp với tình hình thực tế để đạt hiệu quả cao trong quá trình giáo dục. Quản lý GDĐĐ cho HS trường Trung cấp Nghề đòi hỏi chủ thể quản lý phải nắm vững những định hướng, mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, đặc biệt phải hiểu được đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và đặc điểm đạo đức của HS để triển khai quá trình giáo dục nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS.
Phía Nam là khu kinh tế Nghi Sơn với nhà máy xi măng Nghi Sơn, nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn, đây là dự án phát triển kinh tế lớn mang tầm cỡ khu vực. Từ trước đến nay Thanh Hoá được xếp vào tỉnh nghèo, khí hậu khắc nghiệt, lắm thiên tai và lũ lụt trong khi đó nền kinh tế vẫn còn mang tính chất thuần nông.
Tổ chức QTĐT và các HĐGD theo đúng mục tiêu chương trình ĐT được cấp có thẩm quyền phê duyệt các nghề, theo các cấp trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề và ĐT thường xuyên; nhằm ĐT người lao động có sức khỏe, phẩm chất chính trị, có đạo đức, phong cách nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp tương xứng với trình độ ĐT. Hợp tác, giao lưu quốc tế, nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ để phát triển đội ngũ CBGV&NV, tăng cường cơ sở vật chất.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhà trường, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước. - Chỉ tiêu kế hoạch 2011, giảm xuống còn 730hs tốt nghiệp /1năm - Nhà trường luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao.
Có thể nói trong những năm gần đây một bộ phận nhỏ HS trường còn có những biểu hiện sai phạm như: ý thức giác nhộ chính trị còn thấp kém, thiếu tính trung thực trong học tập dẫn đến tình trạng quay cóp, gian lận trong thi cử, kiểm tra và nạn trộm cắp tài sản cá nhân ít nhiều vẫn còn tồn tại, đặc biệt là có những HS còn có biểu hiện thiếu tôn trọng Thầy, Cô giáo, tuy số HS này rất ít nhưng đó là sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức của một bộ phận nhỏ HS hiện nay, làm ảnh hưởng đến truyền thống “tôn sư, trọng đạo” của dân tộc ta. Nhìn chung đa số HS có nhận thức đúng đắn và có giác ngộ lý tưởng cách mạng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tin vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiên nay, từ đó các em có được động cơ và thái độ học tập đúng đắn, xác định “Học tập vì ngày mai lập nghiệp” với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên không ngừng trong các hoạt động và học tập nhằm chinh phục đỉnh cao tri thức của nhân loại để trở thành nguồn nhân lực có trình độ cao, có trí tuệ sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp đổi mới hiện nay.
Nhóm nguyên nhân chủ quan: Do nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho HS còn hạn chế, đội ngũ CBQL còn thiếu và hạn chế về năng lực, những biến đổi về tâm, sinh lý lứa tuổi, ý thức tự giáo dục chưa cao, không có khả năng lại sự lôi kéo của kẻ xấu…Hơn nữa khi bước vào trường Trung cấp các em phải đối mặt với những thử thách mới đó là bắt đầu cuộc sống tự lập còn nhiều bỡ ngỡ, trong giai đoạn này HS có thể trở thành người tốt hay không chủ yếu phụ thuộc vào sự giáo dục của nhà trường và sự định hướng quan tâm của gia đình. Nhóm nguyên nhân mang tính khách quan: Là những tác động của cơ chế thị trường, ảnh hưởng của sự bùng nổ thông tin, truyền thông…là những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên trong trường gặp không ít trở ngại, làm cho một bộ phận HS lập trường quan điểm sống cũn đang mập mờ chưa rừ ràng, thiếu quyết tõm trong cuộc sống, cũn chạy theo lối sống thực dụng mà quên đi những nét đẹp truyền thống văn hoá dân tộc.
Tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đoàn kết, nhiệt huyết với công việc, có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn tay nghề giỏi, nắm bắt được các ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến áp dụng vào trong công tác giảng dạy tạo tiền đề vững chắc cho nhà trường trong sự nghiệp xây dựng và phát triển. Công tác giáo dục đạo đức cho HS được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đặc biệt coi trọng, coi sự ổn định chính trị nhà trường trong đó có sự ổn định chính trị trong HS là điều kiện tiên quyết đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường.
“Không thể học cao được mới học nghề” vì vậy sẽ gây khó khăn không nhỏ đến công tác giáo dục đạo đức cho HS với các nhiệm vụ: quản lý HS ở nội, ngoại trú, đi thực tập, giờ học chính khóa, các hoạt động ngoại khóa, nghỉ hè. Bằng việc phõn tớch làm rừ những nguyên nhân của thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, mặt mạnh, mặt tồn tại và nguyên nhân trong công tác giáo dục đạo đức cho HS của nhà trường nhằm tìm ra những yếu tố làm hạn chế đến công tác giáo dục đạo đức cho HS trong thời gian qua, trên cơ sở đó tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm làm tốt hơn công giáo dục đạo đức cho HS trong thời gian tới.
Đổi mới nâng cao chất lượng dạy nghề theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa một cách toàn diện, đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, đánh giá kết quả học tập, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm tiên tiến của các nước, tạo bước đột phá về chất lượng dạy nghề ở nước ta, coi đây là những nhân tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực để nâng tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả nền kinh tế, thành bại trong cạnh tranh và sự hội nhập sâu, rộng hơn vào kinh tế thế giới là định hướng của dạy nghề nước ta trong những năm tới. Tăng cường cả về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên dạy nghề, đến năm 2020 có 100% giáo viên dạy nghề đạt chuẩn về trình độ đào tạo và trình độ kỹ năng thực hành nghề, tỷ lệ giáo viên quy đổi/ HS khoảng 1/15 đến 20; hoàn thiện chương trình khung, chương trình dạy nghề trên cơ sở tiêu chuẩn kỹ năng nghề cho tất cả các nghề đào tạo ở trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề; triển khai rộng chương trình liên thông giữa các cấp trình độ dạy nghề với các trình độ đào tạo cao hơn trong hệ thống giáo dục quốc dân với các nước phát triển trên thế giới ; mở rộng áp dụng các chương trình dạy nghề tiên tiến của nước ngoài và dạy nghề bằng tiếng Anh; triển khai chương trình liên kết, liên doanh trong dạy nghề để đưa HS ra nước ngoài học những nghề có kỹ thuật, công nghệ cao mà trong nước có nhu cầu nhưng chưa cú đủ điều kiện đào tạo.
Nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động có hiệu quả và đang tiếp tục mở rộng sản xuất như: Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, nhà máy xi măng Nghi Sơn, nhà máy xi măng Công Thanh, nhà máy bia Thanh Hóa; nhiều cơ sở sản xuất lớn đang được triển khai thực hiện như: Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn, nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn, nhà máy đóng sửa tàu thuyền Nghi Sơn, nhà máy xi măng Thanh Sơn, nhà máy ô tô VEAM, nhà máy lắp ráp ô tô Vinaxuki, 3 nhà máy sản xuất ferocrom, nhà máy gang thép Thanh Hà. Trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục xác định phát triển nguồn nhân lực là nhân tố quyết định để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trong đó nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 45% vào năm 2015 và 55- 60% vào năm 2020, bình quân mỗi năm cần phải đào tạo, đào tạo lại khoảng 70.000 người để đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Các biện pháp đưa ra phải dựa trên cơ sở những nghiên cứu lý luận chung về quản lý giáo dục và những biện pháp QL GDĐĐ đó được các cơ sở giáo dục khác nghiên cứu và áp dụng nhằm điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường để đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng mô hình nhân cách của con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Trong quá trình xây dựng các biện pháp QL GDĐĐ cho HS, hệ thống các nguyên tắc nêu trên phải được quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận dụng trong thực tiễn GDĐĐ nói riêng và GD HS phát triển toàn diện nói chung.
Phát động các phong trào thi đua và các cuộc vận động lớn như: của vận động “Hai không”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Dân chủ - Kỉ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nhờ đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục về ý thức tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức nghề nghiệp, thường xuyên tự học để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ và sáng tạo trong các hoạt động giáo dục.
Để xõy dựng kế hoạch, trước hết, cỏn bộ QL nắm bắt rừ cỏc thụng tin về tình hình học sinh, thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện, những đặc điểm tâm sinh lí học sinh trung cấp nghề…Từ đó, đổi mới các nội dung, hình thức hoạt động chính khoá và ngoại khoá như : tổ chức các trò chơi, các cuộc thi tìm hiểu, tuyên truyền pháp luật, thi văn nghệ, thể thao… Tập trung vào giáo dục nhận thức, tư tưởng để hình thành cho các em suy nghĩ và lối sống lành mạnh, có kỉ luật. Đồng thời, ban hành các quy tắc ứng xử của giáo viên, nhân viên, HS trong quan hệ nội bộ nhà trường và sinh hoạt xã hội nhằm tạo môi trường thân thiện, phòng ngừa bạo lực và tệ nạn xã hội.
Thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức phát động thi đua với các thành viên trong trường, đại diện cha mẹ HS, lồng ghép với các cuộc vận động “Hai không” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Triển khai các nội dung hoạt động trong buổi họp trưởng khoa, Tổ trưởng chuyên môn đầu tuần và yêu cầu các tổ chuyên môn báo cáo bằng văn bản các kế hoạch, biện pháp để thực hiện.
- Phối hợp với phòng Công tác HSSV, giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên và phụ huynh nhận xét, đánh giá và xếp loại HS vào cuối học kì và cuối năm, đề nghị khen thưởng HS, đề nghị danh sách HS được lên lớp hay ở lại. Sau khi theo dừi và xử lí các thông tin, Thay mặt Ban giám hiệu nhà trường, phòng Công tác HSSV thông báo đến GVCN tình hình hoạt động của toàn trường và từng lớp, nhận xét kết quả, xếp loại trong tuần.
- Hoạt động thể thao, tham quan du lịch: tổ Thường xuyên tổ chức cho HS tham gia thi đấu thể thao của Đoàn trường và Đoàn cấp trên phát động, khuyến khích giao lưu giữa các Chi đoàn với nhau…Từ đó, giáo dục tính kỷ luật, tinh thần tương trợ, đoàn kết, năng động, sáng tạo, hình thành thái độ và hành vi bảo vệ môi trường và tăng cường lòng yêu quê hương, đất nước. Tham gia tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý, HIV /AIDS, truyền thống cách mạng địa phương, dân số - sức khoẻ - sinh sản vị thành niên, phòng chống cháy nổ, an toàn vệ sinh thực phẩm, tháng Thanh niên, ngày thế giới phòng chống lao, không hút thuốc lá ….
+ Phối hợp với gia đình thông qua tổ chức Hội phụ huynh học sinh: Hội phụ huynh có vai trò to lớn trong việc liên kết với những tác động giáo dục của nhà trường với gia đình và xã hội thông qua việc tuyên truyền, động viên quần chúng nhân dân quan tâm tới sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói chung, của con em mình nói riêng. Các biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS tập chung khắc phục những tồn tại trong quản lý hoạt động GDĐĐ của những năm qua, đồng thời biện quyết mâu thuẫn giữa yêu cầu cao của mục đích QL với thực tế còn nhiều bất cập hiện nay của nhà trường, các biện pháp có tác động trực tiếp đến các đối tượng quản lý GD, những nhân tố trung tâm trong nhà trường (CB,GV,NV và HS), đồng thời các biện pháp luôn có mối liên hệ, tác động qua lại chặt chẽ với nhau trong quá trình QLGDĐĐ cho HS.
+ Ban quản lý ký túc xá cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý của mình, cần có kế hoạch họp ký túc xá theo định kỳ nhất định để biện quyết kịp thời những trường hợp vi phạm kỷ luật, đồng thời chấn chỉnh nội quy, quy chế ký túc xá ngày một hoàn thiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục đạo đức cho HS sẽ góp phần quan trọng giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ đặc biệt là HS học nghề trở thành con người phát triển toàn diện, có đạo đức có tri thức đáp ứng yêu cầu đổi mới của xã hội trong giai đoạn cách mạng hiện nay.