MỤC LỤC
Một số biện pháp vận dụng lí thuyết lập luận vào việc rèn luyện kĩ năng nói viết cho học sinh lớp 4 qua phân môn Tập làm văn.
Trong “Dạy tập làm văn ở trường tiểu học”[27], tác giả cũng đã đề cập đến những kiến thức cơ sở cần vận dụng vào Tập làm văn và dạy Tập làm văn, trong đó, có đề cập đến việc vận dụng các vấn đề của ngữ dụng học, nhưng cũng chỉ dùng lại ở mức độ giới thiệu đó là một trong các xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành chứ, chưa đi sâu vào tìm hiểu về tầm ảnh hưởng của ngữ dụng học cũng như lý thuyết lập luận đối với việc dạy học học Tập làm văn ở tiểu học. Bên cạnh các công trình nghiên cứu các nhà khoa học đầu ngành, còn có một số lượng lớn bài viết của nhiều người quan tâm đến dạy học Tập làm văn ở tiểu học đăng tải trên các tạp chí Giáo dục, Giáo dục tiểu học, Thế giới trong ta, Dạy và học ngày nay…Đó là những ý kiến đề cập đến một số điểm cần lưu ý khi dạy Tập làm văn nhìn từ các góc độ và các quan điểm xây dựng chương trình, SGK Tiếng Việt mới ở tiểu học.
Có thể thấy rằng với mục tiêu dạy học theo giao tiếp và dạy để giao tiếp thì chương trình Tiếng Việt ở tiểu học đã giúp học sinh phát triển các kĩ năng viết, nói, nghe, đọc (đặc biệt là kĩ năng nói, viết) đó chính là dạy học sinh cách tạo dựng các lập luận trong các hoàn cảnh giao tiếp gắn với cuộc sống hàng ngày của học sinh, bởi vì lập luận là yếu tố quan trọng trong hoạt động ngôn ngữ của con người. Vì vậy, khi dạy về các bài hội thoại như “Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân” hay “Luyện tập giới thiệu địa phương”, người giáo viên bên cạnh hướng dẫn học sinh thực hiện đúng các nguyên tắc của hội thoại, cũng cần định hướng cho các em thể hiện đúng các yếu tố lập luận(kết tử, tác tử lập luận; lẽ thường trong lập luận).
Đó là các kĩ năng phân tích đề, tìm ý, lựa chọn ý, kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn, liên kết đoạn … các kĩ năng này không được phân môn nào trong môn Tiếng Việt rèn luyện và phát triển ngoài phân môn Tập làm văn, cho nên có thể nói, mục tiêu cũng như nhiệm vụ cơ bản và chủ yếu của phân môn làm văn là giúp học sinh sau một quá trình luyện tập lâu dài và có ý thức, dần dần nắm được cách viết các bài văn theo nhiều loại phong cách khác nhau do chương trình quy định. Ngoài các kĩ năng chung của việc tạo lập một văn bản, để viết một bài văn miêu tả, kể chuyện, tường thuật, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đặc thù như kĩ năng quan sát, kĩ năng xây dựng cốt truyện và nhân vật… Bên cạnh đó, việc rèn luyện tâm hồn, cảm xúc, việc tăng vốn sống, vốn hiểu biết trực tiếp đời sống… cũng là yêu cầu cần quan tâm thích đáng để học sinh viết được các bài văn trên thực sự có hồn.
Điều này có thể giải thích: khi suy luận từ nguyên nhân dẫn đến kết quả, mối liên hệ trực tiếp được xác lập, còn suy luận từ sự kiện đến nguyên nhân gây ra nó thì mối liên hệ này không được phát hiện trực tiếp vì sự kiện đó có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong quá trình học tập, bên cạnh việc tận dụng những vốn từ đã có, học sinh sẽ được học các kĩ năng sử dụng từ ngữ cũng như các quy tắc giao tiếp đơn giản giúp học sinh chuyển từ cách sử dụng ngôn ngữ từ cảm tính sang lí tớnh, cú mục đớch và định hướng rừ ràng.
Vì vậy, vận dụng lí thuyết lập luận vào dạy học phân môn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh tiểu học rèn luyện kĩ năng nói, viết phù hợp với nguyên tắc giao tiếp trong dạy học tiếng Việt. Về ngôn ngữ, học sinh lớp 4 đã có lượng từ ngữ khá phong phú và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ khá linh hoạt, đa dạng trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể do các em đã được luyện tập từ các lớp học trước cũng như được tiếp xúc trong cuộc sống hàng ngày.
Miêu tả con vật (Kiểm tra viết). - Những kiến thức đã học về văn miêu tả con vật. - Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để viết một bài văn miêu tả con vật theo đề bài cho trước. Diễn đạt thành câu, lời văn sinh động, tự nhiên. Trả bài văn - Những kiến thức đã học - Tự kiểm tra, đánh giá. miêu tả con vật. về văn miêu tả con vật về kiến thức và kĩ năng làm bài văn miêu tả con vật. Luyện tập trao đổi ý. - Xác định được mục đích trao đổi, vai trong trao đổi. - Lập được dàn ý của bài trao đổi đạt mục đích. Luyện tập giới thiệu địa phương. - Dựa vào bài tập đọc Kéo co, biết cách giới thiệu về địa phương mình. - Nắm được cách giới thiệu những thay đổi của địa phương qua bài văn mẫu. - Giới thiệu được một trò chơi hoặc một lễ hội ở địa phương mình - Bước đầu biết quan sát và trình bày được những nét đổi mới nơi các em sinh sống. Khảo sát nội dung chương trình Tập làm văn lớp 4, chúng tôi nhận thấy, chương trình đã quan tâm nhiều đến rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Bên cạnh những kiểu bài đã được dạy ở chương trình cũ như văn Miêu tả và văn Kể chuyện, điểm mới của chương trình là có thêm hai kiểu bài Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân vào dạy cho học sinh lớp 4 và Luyện tập giới thiệu địa phương. Qua hai kiểu bài này, kĩ năng hội thoại đã được hình thành ở lớp 2 - 3 của học sinh được phát triển và nâng cao. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng để tạo nên hiệu quả trong giao tiếp nhưng lập luận lại chưa được chú ý tới. Kết quả khảo sát cho thấy trong chương trình Tập làm văn 4 không có tiết học nào dành để rèn kĩ năng lập luận. cho học sinh. Nhưng do lập luận là một yếu tố không thể thiếu trong giao tiếp nên trên thực tế kĩ năng này cũng xuất hiện ngầm ẩn trong một số tiết học. Cụ thể như sau:. Các bài học về văn Kể chuyện. Trong 19 tiết học, sách giáo khoa đã cung cấp các kiến thức sơ giản về của dạng văn này. Theo đó trong mỗi tiết hình thành kiến thức văn kể chuyện, chương trình luôn nhấn mạnh đến những yếu tố làm nổi bật tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện. Đây chính là đích của lập luận, vì không ai kể một câu chuyện mà không có một ý nghĩa nào, kể cả chuyện cười. Nêu nhận xét về tính cách nhân vật:. a) Dế Mèn (trong Dế Mèn bênh vực kẻ yếu). b) Mẹ con bà nông dân (trong truyện Sự tích hồ Ba Bể) Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy?. Trong bài tập này, có thể xem những lời nhận xét về tính cách của nhân vật là kết luận (Dế Mèn là người dũng cảm, có tấm lòng nghĩa hiệp; Mẹ con bà nông dân là người nhân hậu, tốt bụng) và khi trả lời câu hỏi “Căn cứ vào đâu mà em có nhận xét như vậy?” chính là việc đưa ra những luận cứ để chứng minh những gì mình nhận xét là đúng (Dế Mèn là người dũng cảm, có tấm lòng nghĩa hiệp vì đã bênh vực chị Nhà Trò và giám đến tận nhà của bọn nhện để đòi lẽ phải cho chị Nhà Trò; mẹ con bà nông dân là người nhân hậu, tốt bụng vì đã cho bà lão ăn xin bị bệnh bốc mùi hôi thối về nhà ăn cơm và ngủ lại). Phần Luyện tập của tiết học trên có bài tập:. “Cho tình huống sau: Một bạn nhỏ mải vui đùa, chạy nhảy, lỡ làm ngã một em bé. Em bé khóc. Em hãy hình dung sự việc và kể tiếp câu chuyện theo một trong hai hướng sau:. a) Bạn nhỏ nói trên biết quan tâm đến người khác. b) Bạn nhỏ nói trên không biết quan tâm đến người khác”.
Thông thường, khi chúng ta dùng “nhưng còn” thì vế đứng trước và đứng sau nó sẽ có những nghĩa khác nhau, tuy nhiên phát ngôn trên của học sinh thì hai vế đó lại có chung một nghĩa do đó nó đã làm mất quan hệ lập luận của phát ngôn. - Kĩ năng lập luận không được đề cập trong chương trình Tập làm văn ở tiểu học và giáo viên chỉ luyện cho học sinh theo cảm quan riêng của mình, điều này cũng góp phần làm cho chất lượng lập luận trong bài làm của học sinh chưa cao.
Sở dĩ có sự xuất hiện của lập luận trong những bài làm ấy là do học sinh được tiếp nhận từ giao tiếp hàng ngày và đưa chúng vào bài làm một cách vô tình. Tuy kĩ năng lập luận của học sinh tiểu học còn chưa thật thành thạo và chưa có sự quan tâm đúng mức của các nhà làm giáo dục nhưng những gì mà chúng tôi khảo sát và tìm hiểu được trong chương này sẽ tạo tiền đề và làm cơ sở vững chắc giúp chúng tôi có thể đưa ra những biện pháp nhằm giúp học sinh nâng cao kĩ năng lập luận trong bài làm của mình ở chương sau.
Các biện pháp đề ra không những phải phù hợp với chương trình Tập làm văn lớp 4 hiện hành mà còn phải phù hợp với trình độ nhận thức và tâm lí của học sinh tiểu học. Như vậy, các biện pháp đề xuất phải khắc phục những điểm yếu, phat huy được những mặt mạnh, tận dụng cơ hội và vượt qua khó khăn để đảm bảo tính mục tiêu, tính thực tiễn, tính toàn diện, hệ thống và khả thi.
Nhân vật đóng vai trò rất quan trọng trong văn kể chuyện, có nhiều tuyến nhân vật cùng xuất hiện trong một câu chuyện, có thể là nhân vật chính, nhân vật phụ; có thể là nhân vật chính diện, nhân vật phản diện…Trong bài làm của mình, khi nhắc đến nhân vật nào đó học sinh không thể viết “Anh nông dân ấy rất chăm chỉ” hay “Cám là người lười nhác”, viết như vậy làm cho nhân vật trong chuyện trở nên mờ nhạt và không để lại ấn tượng cho người đọc. Đây chính là bước yêu cầu học sinh đi tìm luận cứ để tác động vào nhận thức của người thân theo hướng có lợi cho mình, ví dụ như học vừ để tăng cường sức khỏe, để cú thể bảo vệ bản thõn; học vẽ để thư gión, để tìm hiểu cuộc sống xung quanh … Ngoài ra để đạt được mục đích của cuộc trao đổi, học sinh cần được trang bị một số vấn đề như: nên trình bày, trao đổi nguyện vọng vào lúc nào?.
Như vậy, kĩ năng giới thiệu về địa phương của học sinh ở các lớp thử nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng: Cụ thể: Tỉ lệ học sinh đạt mức độ giỏi của lớp thử nghiệm là 15, 69%, trong khi đó ở lớp đối chứng mức độ này chỉ đạt 8.82%. Từ những kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy, những biện pháp mà chúng tôi đề xuất bước đầu có hiệu quả, học sinh tiếp thu tốt và kết quả học tập của học sinh ở những lớp được tiếp cận với biện pháp mới có sự thay đổi.
- Kĩ năng núi và viết của học sinh được nõng cao rừ rệt: thể hiện được mục đích cần nói, viết, luận cứ phù hợp, sử dụng các chỉ dẫn lập luận chính xác…. Trong mỗi biện phỏp chỳng tụi đều làm rừ cơ sở khoa học của việc đề xuất biện pháp, cách thực hiện các biện pháp và các ví dụ minh họa.
Gv nhận xét, kết luận: khi kể lại một nhân vật trong truyện, người kể cần có những chi tiêt miêu tả hình ảnh của nhân vật đó để người đọc, người nghe biết được đó là nhân vật đẹp hay xấu, ác hay thiện. Khi kể về trò chơi/lễ hội của địa phương, em hãy dùng nêu ý nghĩa của trò chơi, cách chơi, diễn biến của trò chơi, thái độ của em và mọi người khi tham gia chơi và cổ vũ.