Phân tích các yếu tố tác động đến hành vi quay lại Việt Nam du lịch của khách du lịch nước ngoài

MỤC LỤC

Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Việc xác định được các yếu tố này sẽ là cơ sở để Tổng cục du lịch Việt Nam cũng như các công ty du lịch có những biện pháp cải tiến để giữ chân và thu hút ngày càng nhiều du khách nước ngồi đến và trở lại Việt Nam du lịch.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

  • LÝ THUYẾT HÀNH VI MUA
    • Lí THUYẾT LềNG TRUNG THÀNH CỦA KHÁCH HÀNG
      • CÁC LOẠI THANG ĐO TRONG NGHIÊN CỨU MARKETING .1 Thang đo danh xưng
        • CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU .1 Khung khổ chọn mẫu
          • MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .1 Phân tích đơn biến

            Trong lĩnh vực du lịch, hình ảnh đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định chọn địa điểm sẽ đi du lịch, vì thế đòi hỏi Việt Nam cần phải định vị và xây dựng hình ảnh của mình trên cơ sở những thuộc tính quan trọng nhằm thiết lập một sự cảm nhận tốt nhất đối với du lịch ở các nước khác, giúp khách hàng dễ dàng nhận diện được những đặc điểm riêng biệt của du lịch Việt Nam. Khái niệm: Là chọn các đối tượng theo một ý đồ hay theo một mục đích nào đó đã quy định trước, nhưng không chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, nghĩa là không lập một danh sách liệt kê tất cả các đối tượng liên hệ và dùng bảng số ngẫu nhiên để chọn.

            THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

            • THIẾT KẾ MẪU
              • PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ THU THẬP THÔNG TIN
                • KẾ HOẠCH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU

                  Cụ thể trong đề tài này người nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi thu thập thông tin các yếu tố ảnh hưởng đến sự trở lại Việt Nam du lịch của du khách từ đó tiến hành phân tích nhằm xác định tầm quan trọng của các yếu tố đó. Để thực hiện nghiên cứu, từ bước nghiên cứu định tính đến việc khảo sát định lượng cần một lượng thông tin khá lớn về những kiến thức cơ bản và thực tế về tình hình du lịch Việt Nam, tình hình khách du lịch nước ngồi đến Việt Nam cũng như kiến thức về các phương pháp nghiên cứu. Khách du lịch quốc tế là người nước ngồi, người Việt Nam định cư ở nước ngồi đến Việt Nam không quá 12 tháng với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, hành hương, thăm người thân, bạn bè, tìm hiểu cơ hội đầu tư, kinh doanh.

                  • Tìm đọc các loại sách, giáo trình viết về du lịch như: Marketing du lịch, kinh tế du lịch… Ngồi ra, phục vụ cho quá trình thực hiện nghiên cứu còn có các loại sách về nghiên cứu tiếp thị,… Các loại sách này có thể từ Thư viện, Nhà sách, sách sưu tầm hoặc tự có. • Đối với tài liệu báo, tạp chí: Tìm đọc các tờ báo hay tạp chí viết về thực trạng du lịch Việt Nam cũng như tình hình khách du lịch đến Việt Nam, những thách thức của du lịch Việt Nam trước quá trình hội nhập kinh tế thế giới như tạp chí du lịch Việt Nam, Tuổi trẻ, Báo hàng không Việt Nam…. • Một số yếu tố khác: các bảng chỉ dẫn (tên đường, chỉ dẫn đến các điểm du lịch…), trật tự giao thông, ô nhiễm môi trường, phương tiện vận chuyển đến Việt Nam so với các quốc gia lân cận, Sự kiềm hãm về mua hàng của khách ở nơi đến ( nói thách, chất lượng kém…).

                  Thiết lập bảng câu hỏi từ những biến trong bảng (bảng 15 biến), thang đo sử dụng là thang đo Likert, một loại thang đo khoảng cách với các biến định lượng (metric) nhằm lượng hóa tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định trở lại du lịch của du khách. Đối với câu hỏi 6 và 8, du khách được phỏng vấn sẽ chọn ra 5 yếu tố quan trọng nhất trên 15 yếu tố ảnh hưởng mà bảng câu hỏi đưa ra có ảnh hưởng nhất đến quyết định quay trở lại Việt Nam hay một đất nước nào đó du lịch của mình. Các yếu tố này sẽ được cho điểm theo thứ tự là 5 đối với yếu tố quan trọng nhất và 1 đối với yếu tố quan trọng thứ năm, các trường hợp không được chọn sẽ được gán giá trị là 0 (trong mã hóa câu hỏi) để tính giá trị trung bình các yếu tố ảnh hưởng.

                  PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

                  • PHÂN TÍCH BIẾN ĐƠN .1 Các yếu tố nhân khẩu học

                    Theo thông tin thu thập được qua các cuộc phỏng vấn sơ bộ thì yếu tố hấp dẫn du khách lần đầu tiên đến Việt Nam là địa điểm du lịch, khí hậu, con người, chính trị, lịch sử văn hóa, ẩm thực, mua sắm,… Thống kê cho thấy, yếu tố hấp dẫn du khách tới Việt Nam nhiều nhất là yếu tố lịch sử văn hóa, sau đó là địa điểm du lịch. Đối với du khách đã từng du lịch Việt Nam thì yếu tố ảnh hưởng nhất đến quyết định quay trở lại Việt Nam của họ là do những điều kiện tự nhiên của Việt Nam, những di sản thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên mà Việt Nam có, giá trị trung bình cho mức độ quan trọng của yếu tố này là 4,68. Điều quan tâm ở đây là, trong khi Việt Nam được xem là một điểm đến an tồn, thân thiện, có nhiều kỳ quan thiên nhiên, nền văn hóa đặc sắc, có nhiều bãi biển đẹp với những loại hình thể thao biển phong phú, vậy tại sao số lượng du khách quay trở lại Việt Nam lại thấp như vậy.

                    Từ bảng phân tích với các giá trị trung bình của tập hợp thống kê, người nghiên cứu nhận thấy các yếu tố du khách hài lòng nhất là Việt Nam có di sản thiên nhiên phong phú, hấp dẫn (4,04), có thể tự do đi lại, cư trú và giao tiếp với người dân trong vùng, địa phương dễ dàng (3,96), con người Việt Nam thân thiện (3,66), có nhiều lễ hội văn hóa dân gian đậm đà bản sắc dân tộc (3,64). Ngồi ra, vấn đề giao thông cũng là một yếu tố khiến du khách không hài lòng, giao thông tại các thành phố lớn không an tồn, tên đường, các biển bỏo chỉ dẫn, tớn hiệu khụng rừ ràng, giao thụng khụng thuận tiện, khụng cú đường bay trực tiếp từ Việt Nam đến một số nước, không có nhiều phương tiện giao thông công cộng đến các địa điểm tham quan. Tuy nhiên, đối với du khách lần đầu tới Việt Nam thì lại có sự khác biệt đáng kể về phương sai của mức độ quan trọng đối với phân nhóm theo quốc tịch ở 4 yếu tố là các loại hình thu hút về chuyên môn-kỹ thuật, Ẩm thực, chất lượng khách sạn-nhà trọ, phong tục tập quán-lễ hội dân gian (Sig < 0,05) và có sự khác biệt đáng kể về phương sai đối với phân nhóm theo độ tuổi ở 3 yếu tố chất lượng khách sạn-nhà trọ, khu vui chơi-giải trí, ẩm thực (Sig <0,05).

                    Cụ thể, nhóm Độ tuổi của du khách đã tới Việt Nam trước đây có sự khác biệt đáng kể về sự quan trọng đối với 7 yếu tố là công trình kiến trúc; sự tự do đi lại, giao tiếp với người dân; thái độ của người dân; ẩm thực; các loại hình thể thao; chất lượng của hướng dẫn viên du lịch. Nhóm Độ tuổi của du khách lần đầu đến Việt Nam có sự khác biệt đáng kể mức độ quan trọng đối với 13 yếu tố là Di sản thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên; Các công trình kiến trúc, di tích lịch sử, viện bảo tàng; Phong tục tập quán, tôn giáo, những lễ hội dân gian; Chất lượng cơ sở hạ tầng; An ninh trật tự - xã hội; Thái độ của người dân trong vùng, địa phương; Chất lượng của khách sạn, nhà trọ; Các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm; Ẩm thực; Các loại hình thể dục thể thao; Các loại hình thu hút khách về chuyên môn – kỹ thuật; Chính sách xuất nhập cảnh, hải quan; Chất lượng phục vụ của hướng dẫn viên du lịch. Mặc dù du khách hài lòng với vấn đề an ninh quốc gia, do Việt Nam không xảy ra bạo động, khủng bố… nhưng họ không hài lòng với vấn đề an ninh xã hội, đặc biệt là nạn ăn xin đeo bám, chèo kéo mua hàng, kẻ gian móc túi…, chính những hình ảnh tiêu cực này đã làm giảm đi đáng kể hình ảnh tốt đẹp về Việt Nam – điểm đến an tồn và thân thiện – trong mắt du khách.

                    Bên cạnh đó, ta cũng thấy có một yếu tố mà mức độ hài lòng của cả hai đối tượng du khách đều ở dưới mức bình thường (< 3,00), trong khi đó yếu tố này được đánh giá là khá quan trọng (trên mức độ trung bình), đó là yếu tố Chất lượng cơ sở hạ tầng như đường xá, bến cảng, sân bay, thông tin liên lạc…Du lịch Việt Nam cần phải đầu tư, nâng cấp phát triển hệ thống giao thông đô thị. 5 yếu tố quan trọng nhất để trở lại 1 quốc gia du lịch của du khách đến Việt Nam lần đầu là: An ninh trật tự - xã hội; Di sản thiên nhiên, tài nguyên thiên nhiên; Phong tục tập quán, tôn giáo, những lễ hội dân gian; Các loại hình thể dục thể thao; Các hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm.

                    Bảng 5.2: Tần suất giới tính
                    Bảng 5.2: Tần suất giới tính