MỤC LỤC
- Đề xuất một số giải pháp kinh tế - kỹ thuật chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Các hộ trồng vải, những vấn đề kinh tế kỹ thuật liên quan tới phát triển sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất của 4 giống vải (Lai Chua, U Hồng, Lai Thanh Hà và Thanh Hà) được trồng chủ yếu trong hộ nông dân ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
- Đề suất các giải pháp kinh tế, kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh. Trên thực tế chỉ lượng hoá được kết quả thể hiện bằng vật chất, có kết quả thể hiện dưới dạng phi vật chất như tạo công ăn việc làm, khả năng cạnh tranh trên thị trường, tái sản xuất mở rộng, bảo vệ môi trường… thường không thể lượng hoá ngay được và chỉ biểu lộ hiệu quả sau một thời gian dài.
- Vải được trồng ở Úc hơn 60 năm trước đây, nhưng nó trở thành cây hàng hoá chính trong những năm 70, hiện có khoảng 1.500 ha, sản lượng trên 3.500 tấn, Vùng sản xuất chính ở miền Bắc Queensland chiếm 50%, miền Nam Queensland chiếm 40%, phần còn lại là miền Bắc New south Wales. Những nơi trồng nhiều vải như: Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà, Chí Linh (Hải Dương), Đông Triểu (Quảng Ninh), Thanh Hoà (Vĩnh Phúc), Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ (Hà Tây)…Có nhiều giống vải được trồng ở Việt Nam nhưng nhiều nhất là giống vải thiều [29].
+ Chỉ tiêu điều tra hộ: Để phản ánh đầy đủ những thông tin phát triển kinh tế hộ, chúng tôi sử dụng hệ thống chỉ tiêu thông tin về chủ hộ: thông tin về chi phí sản xuất, kết quả sản xuất, thu nhập và sử dụng thu nhập cho các mục đích; Thông tin tuổi, giới tính, dân tộc, văn hoá. Phân tích thống kê: Vận dụng các chỉ tiêu như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, các tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân để phân tích mức độ và xu hướng biến động về sản xuất vải cũng như hiệu quả kinh tế sản xuất vải từng vùng, qua các năm giữa các nhóm hộ hoặc giữa các tiêu thức nghiên cứu khác nhau.
- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là chênh lệch giữa GO và IC, phản ánh phần giá trị mới tăng thêm do kết quả hoạt động sản xuất của trang trại trong một kỳ (thường là 1 năm). Lục Ngạn là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nằm trên trục quốc lộ 31, cách Hà Nội 90 km về Phía Nam, cách cửa khẩu Lạng Sơn 120 km về phía đông Bắc và cách thành phố Bắc Giang 40 km về phía Bắc. Tóm lại, Lục Ngạn có diện tích đất lớn nhất tỉnh Bắc Giang và có thể khai thác trồng cây ăn quả với nhiều chủng loại khác nhau đặc biệt là cây vải đang là cây ăn quả chủ lực của huyện.
Tuy nhiên, với lượng mưa lớn tập trung, địa hình dốc là nguyên nhân chính gây nên xói mòn, úng lụt, huỷ hoại đất…ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Mạng lưới giao thông huyện Lục Ngạn rất thuận tiện đã góp phần đắc lực vào việc vận chuyển và lưu thông hàng hoá, làm tăng giá trị sản phẩm cây ăn quả nói chung và cây vải nói riêng. Tóm lại: Cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng của huyện bước đầu cũng đã được hình thành và dần được đầu tư xây dựng đây cũng là những điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất ở huyện Lục Ngạn. Như vậy có thể coi đây là một giai đoạn nghiên cứu thực nghiệm, bước đầu xác định được cây vải thiều là cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và đất đai của huyện Lục Ngạn.
Để làm được điều đó UBND huyện đã thực hiện tốt chính sách giao quyền sử dụng đất lâu dài đến hộ nông dân, trong thời gian này đã giao được 23.000 ha đất trống đồi núi trọc cho các hộ.
Điều này cho thấy, vị trí cây ăn quả nói chung, cây vải thiều nói riêng ngày càng góp phần đáng kể trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt của huyện Lục Ngạn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển cây ăn quả còn gặp nhiều rủi ro do thời tiết, sâu bệnh gây nên. Do vậy, trong thời gian tới để phát triển mạnh mẽ cây ăn quả đặc biệt là cây vải thiều cần có những giải pháp đồng bộ về cả sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Qua bảng 2.4 cho thấy cớ cấu (CC) diện tích đất trồng cây hàng năm chiếm tỉ trọng thấp trong tổng diện tích đất nông nghiếp và có xu hướng giảm xuống qua các năm.
Nguyên nhân giá vải các năm liên tục tăng là do năm 2004 là năm có điều kiện thời tiết thuận lợi nên sản lượng vải của không những huyện Lục Ngạn mà của các huyện khác trong tỉnh đều tăng lên, tiêu thụ gặp khó khăn nên giá bán thấp. - Người thu gom: Chủ yếu là người địa phương, họ có thể là người trong 1 gia đình hoặc một số người liên kết với nhau thu mua sản phẩm vải của người sản xuất sau đó đóng hộp, giao hàng cho các chủ buôn lớn ở ngoại tỉnh đến mua buôn. Tùy thuộc vào qui mô hoạt động, điều kiện vốn của từng người, có nhóm thu mua lên đến 70 tấn vải quả/ngày nhưng có nhóm chỉ thu mua đến 10 –12 tấn vải quả/ngày.
- Người bán buôn: Thực tế hiện nay, những người có vốn, có điều kiện họ tìm đủ mọi cách để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình để tăng thêm thu nhập.
- Người bán lẻ: Là người trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng, hoạt động của người bán lẻ vải tươi chủ yếu theo thời vụ thu hoạch vải.
Diện tích trồng vải bình quân/hộ là 6.650,7 m2, thu nhập bình quân từ vải chiếm 81,9% so với thu nhập chung của hộ, điều đó chứng tỏ rằng cây vải có vị trí quan trọng trong sản xuất và đời sống của nhân dân vùng nghiên cứu.
- Thanh Hà: Là giống vải chín vào chính vụ, có tổng diện tích, sản lượng lớn hơn so với các giống vải khác.
Qua điều tra thực tế cho thấy những hộ vừa sản xuất, vừa chế biến là để tận dụng lao động gia đình hoặc sản phẩm vải quả có chất lượng không đồng đều hoặc giá bán thấp hơn so với giá bình quân chung hoặc vào vụ thu hoạch, các hộ không thu hoạch kịp để tiêu thụ vải tươi. Qua tổng hợp điều tra các hộ trên địa bàn 3 xã của huyện Lục Ngạn có thể thấy: Khi tăng thêm 1 công lao động với giống vải Lai Chua thì giá trị sản xuất (GO) sẽ tăng lên 160 nghìn đồng, với giống vải U Hồng sẽ tăng thêm 244,8 nghìn đồng, giống vải Thanh Hà sẽ tăng 147,4 nghìn đồng và giống vải Lai Thanh Hà sẽ tăng thêm 196,2 nghìn đồng. Phân tích tới kết quả giá trị gia tăng phân chia theo các giống vải, ta có thể thấy khi tăng thêm 1 công lao động thì giá trị gia tăng của giống vải Lai Chua tăng thêm là 129,1 nghìn đồng , giống vải Thanh Hà tăng thêm 120,4 nghìn đồng và giống vải Lai Thanh Hà tăng thêm 168,8 nghìn đồng thấp hơn so với giá trị gia tăng tăng thêm của giống vải U Hồng có giá trị là 215,5 nghìn đồng.
Qua đây dưới góc độ nghiên cứu cá nhân chúng tôi khuyến cáo nên chăng huyện Lục Ngạn tăng thêm cơ cấu giống vải U Hồng, bởi qua các chỉ tiờu phõn tớch thỡ rừ ràng giỏ trị của giống vải U Hồng đem lại là cú hiệu quả hơn so với các giống vải khác như Lai Chua, Thanh Hà và Lai Thanh Hà. Phân tích tới kết quả giá trị gia tăng phân chia theo tình hình kinh tế của hộ, ta có thể thấy khi tăng thêm 1 công lao động thì giá trị gia tăng của nhóm hộ nghèo tăng thêm là 166,1 nghìn đồng, nhóm hộ trung bình thêm 181,7 nghìn đồng, thấp hơn so với giá trị gia tăng tăng thêm nhóm hộ giàu khá có giá trị 184,1 nghìn đồng. Tìm hiểu về công lao động được sử dụng để sấy khô vải thiều, ta biết rằng, khi tăng thêm 1 công lao động cho quá trình sấy khô vải thì giá trị sản xuất bình quân của 3 xã sẽ tăng thêm 221,4 nghìn đồng trong đó giá trị sản xuất của xã Phượng Sơn tăng cao nhất ở mức 234,7 nghìn đồng khi tăng thêm.