MỤC LỤC
Người phỏng vấn sẽ trao đổi với nhân viên về những khó khăn trong thực hiện công việc, về nguyện vọng đào tạo của họ( kiến thức, kỹ năng, thời gian phù hợp, các hỗ trợ cần thiết từ phía doanh nghiệp…) b) Sử dụng bảng câu hỏi:. Là một phương pháp thông dụng để thu thập thông tin về nhu cầu đào tạo. Nhân viên sẽ trả lời những câu hỏi liên quan đến công việc, khả năng thực hiện công việc,. nguyện vọng đào tạo… được chuẩn bị sẵn trong bảng hỏi. Bảng hỏi có thể được chia thành nhiều phần: ngoài những thông tin chung về cá nhân, bảng hỏi cũng cho phép nhân viên tự đánh giá năng lực thực hiện công việc của bản thân qua nhiều tiêu chí khác nhau. Sự khác nhau giữa yêu cầu công việc và năng lực hiện tại của nhân viên chính là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng nhu cầu đào tạo. c) Thông tin về nhu cầu đào tạo có thể thu thập qua việc quan sát thực hiện công việc của nhân viên hoặc nghiên cứu tài liệu sẵn có( kết quả đánh giá thực hiện công việc, báo cáo về năng suất, hiệu quả làm việc…_. Căn cứ vào các văn bản cho công việc và việc đánh giá tình hình thực hiện công việc, căn cứ vào cơ cấu tổ chức và kế hoạch về nhân lực, công ty sẽ xác định được số lượng, loại lao động và loại kiến thức kỹ năng cần đào tạo. Là lựa chọn những người cụ thể để đào tạo, dựa trên nghiên cứu và xác định nhu cầu và động cơ đào tạo của người lao động, tác dụng của đào tạo đối với người lao động và khả năng nghề nghiệp của từng người.
Những điểm yếu, điểm mạnh của chương trình đào tạo và đặc tính hiệu quả kinh tế của việc đào tạo thông qua đánh giá chi phí và kết quả của chương trình , từ đó so sánh chi phí và lợi ích của chương trình đào tạo. Kết quả của chương trình đào tạo bao gồm: kết quả nhận thức, sự thỏa mãn của người học đối với chương trình đào tạo, khả năng vận dụng những kiến thức và kỹ năng lãnh hội được từ chương trình đào tạo, sự thay đổi về hành vi theo hướng tích cực…Để đo lường các kết quả trên, có thể sử dụng các phương pháp như phỏng vấn, điều tra thông tin qua bảng hỏi, quan sát, yêu cầu người học làm bài kiểm tra.
- Chức năng: Sử dụng có hiệu quả, bảo toàn, phát triển vốn và các nguồn lực khác do công ty cổ phần tập đoàn thương mại công nghiệp Việt Á cấp để tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa, composite: hộp công tơ, hộp chia dây các loại, cầu đấu các loại, sản phẩm cách điện…phục vụ ngành điện, công nghiệp, dân dụng khác. Phó giám đốc kỹ thuật và sản xuất: là người được Giám đốc uỷ quyền trong công tác điều hành hoạt động sản xuất tại công ty; có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác xây dựng các chương trình, kế hoạch thiết kế, nghiên cứu các sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm; tổ chức và thực hiện các hoạt động sản xuất tại công ty. Phó giám đốc kinh doanh: là người được chủ tịch (tổng giám đốc) uỷ quyền trong các công tác điều hành hoạt động kinh doanh, có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong xây dựng các chương trình, kế hoạch kinh doanh; tổ chức thực hiện các hoạt động kinh doanh tại công ty.
Mục tiêu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty là nhằm nâng cao hơn nữa trình độ về mọi mặt cho tất cả cán bộ công nhân viên để tạo ra một đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn nghề nghiệp, làm chủ được tình huống, có đầu tư óc sáng tạo, năng động và nhạy bén, có tác phong công nghiệp và có tính kỷ luật cao. Composite Việt Á là Công ty chuyên sản xuất vật liệu composite, sản xuất gia công các sản phẩm nhựa, composite, các sản phẩm cách điện, cách nhiệt; tư vấn, thiết kế kỹ thuật chuyên ngành nhựa, composite, cách điện cách nhiệt; đầu tư kinh doanh bất động sản, xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng; đại lý mua bán ký gửi hàng hóa. - Đào tạo phát triển nhân viên cũ: định kỳ 6 tháng 1 lần, Công ty cho mở các lớp đào tạo ngắn hạn từ 15 đến 30 ngày cho các nhân viên nhằm bổ sung kịp thời những tri thức, kiến thức mới giúp họ nhanh chóng thích nghi với sự thay đổi để thực hiện và hoàn thành tốt hơn công việc của mình.
Trong các hình thức đào tạo ở trên có những hình thức có rất nhiều người tham gia nhưng cũng có hình thức có ít người tham gia, nhưng nó cũng nói lên sự quan tâm của lãnh đạo Công ty đối với chiến lược con người nói chung và với vấn đề đào tạo và phát triển nói riêng. Nhìn chung công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Nhựa Composite Việt Á đã thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc, không những đem lại hiệu quả riêng cho Công ty mà còn đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho đất nước( hàng năm Công ty có nghĩa vụ nộp cho ngân sách Nhà nước trên dưới 500 triệu VNĐ). Ví dụ như chương trình văn hóa doanh nghiệp, nghệ thuật quản lý trong doanh nghiệp chỉ áp dụng cho cán bộ quản lý, nếu doanh nghiệp cử nhân viên đi học cùng thì chính nhân viên đó sẽ có thêm kiến thức để giúp cho việc kèm cặp được dễ dàng hơn, họ sẽ được kiến thức để tự quản lý bản thân mình trong doanh nghiệp và cuộc sống.
Từ nhận thức chung về vai trò, vị trí của nguồn nhân lực trong hoạt động kinh doanh và yêu cầu đòi hỏi phải đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty ngang tầm nhiệm vụ của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, đề tài đã nghiên cứu và đề xuất một số định hướng và giải pháp có tính cấp bách vừa có tính lâu dài và phù hợp với tình hình thực tế của Công ty. Xét đến cùng, mục tiêu của các chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của một doanh nghiệp là để phục vụ mục tiêu phát triển của doanh nghiệp đó, kế hoạch đào tạo đặt ra là nhằm đáp ứng nhu cầu công việc, đáp ứng đòi hỏi của quá trình kinh doanh về nguồn lực con người. - Thiếu sự tự tin để sử dụng được chính xác những kỹ năng mới trong công việc - Người được đào tạo không thể vượt qua được những mẫu hành vi cũ đã thành thói quen, không muốn mất thời gian và sức lực để thay thế phương thức hành vi cũ bằng phương thức hành vi mới.
Lãnh đạo Công ty nên để cho nhân viên nhận thức được rằng đào tạo không những có lợi cho thực hiện mục tiêu phát triển của Công ty mà còn có lợi cho cả người được đào tạo : như khai thác được năng lực tiềm ẩn của họ thông qua đào tạo, tạo cho họ cơ hội thăng tiến, cơ hội tăng lương. Cùng với việc đào tạo, Công ty cũng cần để nhân viên nhận biết được sự coi trọng của Công ty đối với họ, nâng cao nhận thức của họ về giá trị của bản thân, từ đó hình thành tính chủ động và tính tự giác trong việc tham gia đào tạo và tham gia đào tạo với thái độ tích cực để đào tạo trở thành một biện pháp động viên, khích lệ. Ngoài ra, việc tạo ra cơ hội thực tế trong quá trình đào tạo sẽ giúp cho nhân viên đạt được tiêu chuẩn kỹ năng thực hành trong tình huống không có áp lực công việc, năng lực cũng nhanh chóng được nâng cao, đồng thời còn tránh được những sai sót trong công việc do kỹ năng không đạt yêu cầu.
Lãnh đạo Công ty cần dành thời gian cần thiết để nắm được năng lực thực tiễn của đội ngũ cán bộ nhân viên toàn Công ty, yêu cầu hàng năm về bổ sung đào tạo, về điều kiện vật chất và tài chính để chương trình đào tạo đạt kết quả tốt, về lựa chọn các loại hình và nội dung đào tạo, về sử dụng lao động sau đào tạo, về khen thưởng, kỷ luật đối với từng cán bộ nhân viên trong Công ty.