MỤC LỤC
Sự hiểu biết ngày càng được nâng cao về những nguyên tắc vật lý và hoá học cơ bản ở cấp nano, được kết hợp với năng lực tính toán mạnh, hiện đại ở khắp các phạm vi kích thước sẽ tạo khả năng thiết kế và tổng hợp có định hướng để tạo ra những “thư viện” của các chi tiết lắp ráp chất lượng cao, phục vụ cho việc sản xuất VLNN ở quy mô công nghiệp. Kết cục, năng lực dự báo một cách thành công- từ những nguyên tắc đầu tiên- đối với các mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất (tức là cách thức phản ứng giữa các cấu phần của VLNN với nhau) sẽ làm gia tăng việc dựa vào phép lập mô hình và mô phỏng- một yếu tố cần thiết cho việc sản xuất thương mại đạt hiệu quả về chi phí.
Thông thường, quá trình CGCN bao gồm một loạt các công đoạn, bắt đầu từ việc đầu tư cho R&D, việc thực hiện R&D, việc quyết định cách thức xử lý đối với sở hữu trí tuệ (SHTT), việc chế tạo nguyên mẫu để trình diễn công nghệ, việc tiếp tục phát triển để thương mại hoá và cuối cùng là đưa được thành công sản phẩm hoặc dịch vụ ra thị trường. Chương trình Công nghệ Tiên tiến (ATP), các Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ do SBA (Cục Doanh nghiệp nhỏ) quản lý, các Trung tâm của NASA phục vụ công tác phát triển thương mại các công nghệ vũ trụ là những ví dụ về các Chương trình tài trợ của Liên bang, có nhiệm vụ thúc đẩy sự hợp tác giữa các khu vực đại học-công nghiệp.
Ngoài việc phải được trang bị kiến thức vững chắc ở lĩnh vực khoa học đặc thù, các cán bộ văn phòng CGCN cần phải có đủ trình độ kinh tế và pháp luật để phán xét xem liệu các sáng chế có đủ điều kiện để cấp bằng hay không, phải có các kỹ năng tiếp thị và kinh doanh để tìm được các đối tác thương mại, và cuối cùng là phải có kỹ năng đàm phán và xã hội để đạt được hợp đồng hoàn mỹ. Một số cơ chế khác đã có tầm quan trọng trong việc hỗ trợ thị trường vốn mạo hiểm, chẳng hạn như việc lập ra NASDAQ năm 1971, tạo phương tiện để đưa chào bán cổ phiếu đợt đầu cho công chúng (IPO), và thiết lập một loạt các quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua bán công ty, khiến cho các công ty khởi nghiệp có sức hấp dẫn để các công ty lớn bỏ tiền ra mua.
Một số các Chương trình SBA được thiết kế để đảm bảo cho các DNN một tỷ lệ công bằng đối với các hợp đồng của Chính phủ-tức là được hỗ trợ để nhận được hợp đồng của Chính phủ Liên bang, bao gồm hỗ trợ tiếp thị mua sắm (Pro-net), hỗ trợ hợp đồng cho các chủ doanh nghiệp là phụ nữ (CAWBO) và chương trình khuyến khích phát triển kinh tế ở các khu vực kinh doanh chưa được tận dụng đầy đủ (HMB Zone). Các Chương trình khác hỗ trợ mối quan hệ đối tác về công nghệ ở liên bang và các bang (JAST), các doanh nghiệp nhỏ dựa vào công nghệ ở các vùng xa (Rural Outreach) và các hoạt động liên kết mạng lưới (Tech Net) cho các cơ quan liên bang, các nhà đầu tư mạo hiểm và các đối tượng đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh với các công ty công nghệ cao quy mô nhỏ thuộc tất cả các Chương trình hỗ trợ R&D.
Một khảo sát được tiến hành năm 1999 cho thấy là các sinh viên tốt nghiệp Chương trình giáo dục khởi nghiệp Berger đã sánh được với các sinh viên tốt nghiệp các trường kinh doanh thuộc hệ thống các trường đại học. Đã có kết luận rằng số học sinh tốt nghiệp chương trình khởi nghiệp sẽ thành lập doanh nghiệp có khả năng cao hơn gấp 3 lần, số được tuyển dụng cũng cao hơn gấp 3 lần, có mức thu nhập hàng năm cao hơn 27% và số tài sản có được nhiều hơn 62%.
Cách tiếp cận mới đối với hoạt động ƯTDN ở Mỹ có tiềm năng thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra một ngành kinh doanh dựa trên cơ sở công nghệ (1) lớn mạnh và vững chắc. Ươm tạo doanh nghiệp là một chiến lược phát triển kinh tế. Nhận định được phổ biến rộng rãi nhất về sự cần thiết phải có hoạt động ƯTDN dựa trên cơ sở cho rằng: hoạt động đó là một chiến lược phát triển kinh tế thành công. Hoạt động ƯTDN được coi là công cụ then chốt để củng cố nền kinh tế địa phương, vì chúng giúp các doanh nghiệp có thể sống qua được thời kỳ ban đầu đầy khó khăn thử thách. Do vậy, các chính quyền địa phương và Trung ương thường cấp vốn và hỗ trợ cho các cơ sở ƯTDN, coi đó là biện pháp để tăng số doanh nghiệp trong cộng đồng, nhờ vậy tạo thêm được nhiều việc làm có thu nhập cao, tăng các khoản thu từ thuế. Tương tự, nhiều nỗ lực đang được thực hiện để lập ra các cơ sở ƯTDN sẽ giúp tăng tốc độ phát triển kinh tế, thông qua việc tạo lập và củng cố môi trường kinh doanh tại các nền kinh tế đang phát triển và. 1 Khái niệm công nghệ ở đây được hiểu theo nghĩa rộng. Nó bao hàm các sản phẩm và quy trình được phát minh và phát triển ở những lĩnh. vực rất đa dạng, như công nghệ sinh học, dược phẩm, y tế, truyền thông, vật liệu tiên tiến, robot, cảm biến, chế biến thực phẩm, nông nghiệp và rất nhiều các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật khác. Doanh nghiệp dựa vào công nghệ được đề cập đến ở trong tài liệu này không chỉ thuộc các ngành máy tính và truyền thông, như một số các tài liệu phân tích gần đây vẫn thường đề cập đến. đang chuyển dịch. Gần đây, đã có sự nỗ lực gia tăng để định lượng những tác động của hoạt động ƯTDN đối với các cộng đồng. Ươm tạo doanh nghiệp là một chiến lược đầu tư. Trên đây đã nêu loại hình truyền thống của ƯTDN, nhưng cách tiếp cận gần đây trong hoạt động ƯTDN ở Mỹ lại chú trọng vào việc đầu tư dẫn đến lợi ích trực tiếp hoặc gián tiếp cho một hoặc nhiều nhà đầu tư hoặc tổ chức. Ví dụ về các chiến lược đầu tư đó gồm:. 1) Những cơ sở ƯTDN vị lợi nhuận, tương tự như các công ty đang hoạt động, kể cả các Nhà tăng tốc, Mạng kinh tế và Siêu công ty;. 2) Các bộ phận kinh doanh mạo hiểm do công ty lập ra để đảm trách nhiệm vụ cấp vốn mạo hiểm cho các doanh nghiệp được chọn;. Gia tăng những thuật ngữ mới để gọi và định nghĩa các mô hình ƯTDN, thường tránh dùng những thuật ngữ đã sử dụng (ví dụ như “Nhà ươm tạo”, “Nhà tăng tốc” đã không còn thu hút được sự ủng hộ nữa). Hình thành những kiểu tập đoàn mới, như công ty, hay mạng kinh tế, đồng thời xây dựng các chiến lược “cho ra lò” lâu dài đối với những doanh nghiệp nằm trong danh sách. ở tất cả các mô hình ƯTDN vị lợi nhuận, ý đồ theo đuổi đều như nhau. Họ đều lựa chọn trong vô số các kế hoạch kinh doanh đệ trình lên, chọn lấy những doanh nghiệp nào có nhiều hứa hẹn nhất để đảm bảo có nhiều cơ hội tăng quyền lợi các cổ đông, kể cả phía các nhà ƯTDN lẫn các công ty được ươm tạo. Tiếp đó, những doanh nghiệp đó có thành công hay không còn phụ thuộc vào việc cung cấp đủ số lượng vốn và phương pháp quản lý, cùng với sự nghiên cứu thị trường đầy đủ và nhạy bén từ phía các nhà đầu tư. Quan điểm này trái ngược với quan điểm của các nhà mô hình ƯTDN truyền thống, có động lực là phát triển kinh tế, thông qua việc tạo ra công ăn việc làm và tạo các khoản thu từ thuế. Mặc dù việc phân tích ở đây được thực hiện cho từng loại mô hình riêng biệt, nhưng trên thực tế, việc liệt các công ty vào loại hình ƯTDN, hay Siêu công ty, hay Mạng kinh tế là không dễ dàng. Quả thực, có nhiều công ty có thể coi đơn thuần là các nhà tư bản mạo hiểm, công ty tư vấn hay các nhà xúc tác kinh doanh, nhưng họ cũng có những đặc trưng của một hoặc vài mô hình ươm tạo này. Các cách tiếp cận gián tiếp: Lực lượng mạo hiểm của công ty. Đối với những doanh nghiệp muốn khởi sự đang tìm kiếm vốn và sự trợ giúp cho công ty mình để theo đuổi công cuộc phát triển thương mại công nghệ cao, thì không chỉ trông mong vào các nhà cấp vốn mạo hiểm và các nhà ƯTDN truyền thống. Các công ty lớn cũng thực hiện việc đầu tư vào các doanh nghiệp khởi sự, thường là nhằm mục đích phát triển những công nghệ chiến lược hoặc tiếp thị, chứ không chỉ thuần tuý vì lợi ích tài chính. Theo Dave Barry, biên tập viên của bản tin Access Alternatives về hoạt động mạo hiểm của các công ty, có trụ sở ở Wellesley, Massachusetts, thì các nhà đầu tư của công ty hiện nay thường nhằm vào hai việc:. 1) Thúc đẩy tiến bộ của công nghệ và hoạt động kinh doanh của công ty bằng cách kết hợp công nghệ mới vào công ty mình,. 2) Sử dụng các khoản đầu tư cho doanh nghiệp khởi sự để tăng cường hoạt động R&D của công ty.