MỤC LỤC
Vốn cố định gắn liền với hình thái biểu hiện vật chất của nó, đó là tài sản cố định (TSCĐ), đây là những tư liệu lao động chủ yếu có đủ hai điều kiện có giá trị tối thiểu ở mức nhất định (theo quy định hiện nay của Việt Nam là từ 10 triệu đồng trở lên); có thời hạn sử dụng tối thiểu từ 1 năm trở lên. Trong nền kinh tế hàng hóa tài sản cố định của doanh nghiệp không chỉ bao gồm tài sản có hình thái hiện vật mà còn bao gồm cả tài sản không có hình thái hiện vật (tài sản vô hình) như: chi phí mua bằng phát minh sáng chế, thương hiệu,…loại tài sản không có hình thái hiện vật chuyển dịch giá trị vào sản phẩm mới cũng tương tự như tài sản có hình thái hiện vật.
Đối tượng lao động gồm hai bộ phận chính là những vật tư dự trữ để bảo đảm cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục (nguyên, nhiên vật liệu) và những vật tư đang trong quá trình sản xuất (sản phẩm đang chế tạo, bán thành phẩm). Mặt khác quá trình sản xuất luôn phải gắn liền với quá trình lưu thông làm hình thành trong khâu này một số khoản hành hóa, tiền tệ và vốn trong thanh toán. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của các yếu tố trên được gọi là tài sản lưu động của doanh nghiệp, số tiền ứng trước về những tài sản đó được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Vốn lưu động tuần hoàn liên tục, hoàn thành một vòng luân chuyển sau một chu kỳ và chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm mới ngay trong chu kỳ sản xuất đó. với công ty TNHH). Vốn trong thanh toán là khoản tiền phải thanh toán của doanh nghiệp cho các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp, mà doanh nghiệp được sử dụng trong khoảng thời gian chưa đến hạn thanh toán như tiền mua hàng, mua nguyên vật liệu, tiền thuế phải nộp cho nhà nước, tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân vieân,….
Đặc điểm nổi bật của cổ phần thường là rủi ro nhiều (gắn liền với rủi ro trong kinh doanh của công ty); lợi nhuận cao (khi công ty làm ăn phát đạt thì cổ đông nắm giữ cổ phần thường được hưởng lợi nhuận cao); giá cả biến động (giá cổ phiếu thường biến động rất nhanh nhạy, về cơ bản phụ thuộc vào cổ tức và giá trị thị trường của công ty). Người giữ cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào hội đồng quản trị, ban kiểm soát công ty, nhưng có quyền nhận khoản lợi tức cố định, ưu tiên chia lãi trước cổ đông thường, ưu tiên trả nợ trước cổ đông thường khi thanh lý tài sản trong trường hợp công ty bị phá sản.
Trái phiếu có rủi ro thấp thì hấp dẫn nhà đầu tư hơn và phải trả lãi suất thấp hơn. Kỳ hạn của trái phiếu cũng gắn liền với mức độ rủi ro của trái phiếu, kỳ hạn dài thường đi kèm với rủi ro lớn, do đó làm giảm sự hấp dẫn của trái phiếu, đòi hỏi những bù đắp xứng đáng về lãi suất.
Theo hình thức này, công ty CTTC sẽ ký hợp đồng “Mua và cho thuê lại” với một đơn vị kinh tế hoặc cá nhân, trong đó công ty CTTC sẽ dùng vốn của mình để mua tài sản thiết bị của đơn vị này theo một mức giá được xác định trên cơ sở giá trị còn lại của tài sản thiết bị đó (đây là những tài sản thiết bị đang được sử dụng trong sản xuất kinh doanh của đơn vị đó). Để khai thác và sử dụng triệt để công năng của tài sản thiết bị, bên cho thuê đồng ý cho bên đi thuê ngoài việc sử dụng tài sản thiết bị thuê để sản xuất kinh doanh còn được phép sử dụng tài sản thiết bị đó để cho một đơn vị hoặc cá nhân khác thuê, với điều kiện người đi thuê phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản thiết bị đúng công năng và thanh toán tiền thuê kịp thời đầy đủ.
Khi hết hạn cho thuê (đồng thời hết hạn khấu hao tài sản thiết bị), hai bên sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng tương tự như trong cho thuê thông thường. Còn việc người đi thuê sử dụng tài sản thiết bị để cho ai thuê lại, giá cả tiền thuê bao nhiêu,… công ty CTTC không quan tâm.
Ngành công nghiệp xây dựng với những đặc tính về phục vụ, về tính chia cắt, rời rạc của mình đã không thể chi phối nhu cầu một cách mạnh mẽ đối với sản phẩm đầu ra của mình hoặc kiểm soát sự cung cấp. Các vấn đề chủ yếu lại tiếp diễn ra trong việc tài trợ các dự án cả lớn và nhỏ, và sự cạnh tranh nhà nước để sử dụng các quỹ tiền tệ rất hạn chế hiện có đã làm trầm trọng thêm những khó khăn này.
Những đập ngăn nước và đường hầm cung cấp năng lượng thuỷ điện, phòng chống lũ và tưới nước; những chiếc cầu bắc qua sông từ quy mô nhỏ cho tới những công trình lớn nổi tiếng; các công trình giao thông bao gồm hệ thống đường sắt xuyên quốc gia, các sân bay, đường cao tốc và các hệ thống giao thông đô thị; các bến cảng và công trình cảng cũng nằm trong loại này cũng như rất nhiều công trình kiến trúc khác nằm dưới biển sâu. Theo quy hoạch tổng thể của Thành phố từ nay đến năm 2010-2020, ngành xây dựng là 1 trong 9 ngành chủ lực mà TP.HCM có lợi thế so sánh với Vùng kinh tế trọng điểm Phía nam (VKTTĐPN) và cả nước (Xem phụ lục 5), dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh với tốc độ gia tăng GDP bình quân từ 11-13% và có những đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng của TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
Dự báo nhu cầu vốn của các DN xây dựng TP.HCM đến 2010-2020 Theo dự báo của các chuyên gia, các tổ chức tài chính quốc tế năm 1998 thì đến năm 2000 tình hình tài chính, kinh tế thế giới và khu vực vẫn chưa có dấu hiệu khả quan, nhiều nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng âm, các nền kinh tế được coi là hùng mạnh có tốc độ tăng trưởng thấp. Nhìn chung, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá thông qua các chương trình kinh tế, theo đó có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, và cuối cùng kết quả của nó sẽ có tác động tốt đến phát triển và tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
Kết quả dự báo trên được thực hiện theo mô hình cân bằng tổng thể dựa vào bảng cân đối liên ngành I/O và một số mô hình toán khác (mô hình Harrod Domar và hàm sản xuất Cobb – Douglas). Các kết quả dự báo nêu trên chỉ mang tính thử nghiệm mô hình trên cơ sở các nguồn thông tin tự xây dựng để khắc phục tình trạng thiếu thông tin từ hệ thống thống kê hiện hữu. Tuy nhiên, trên một chừng mực nhất định, kết quả này có thể sử dụng để điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế ngành xây dựng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh qua các giai đoạn 2006-2010 và 2011-2020 và đề ra các giải pháp thích hợp để huy động vốn đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển của ngành. Một số giải pháp tạo lập nguồn vốn cho các DN xây dựng ở TP.HCM. Về tổ chức. i) Cần nhận thấy rằng đây là ngành kinh doanh có nhiều triển vọng và mang lại lợi ích thiết thực đối với nền kinh tế nên cần được phát triển. Trước mắt nếu các công ty CTTC độc lập chưa có điều kiện thì các công ty CTTC trực thuộc các NHTM nên đi đầu trong việc mở rộng mạng lưới cũng như đối tượng khách hàng cuûa mình. ii) Mô hình quản trị, kiểm soát của các công ty CTTC cũng có vấn đề cần xem xét. Luật các tổ chức tín dụng (TCTD), Nghị định 16 của Chính phủ và Thông tư 08 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đều quy định các công ty CTTC phải có hội đồng quản trị (HĐQT) và ban kiểm soát (BKS). Thiết nghĩ, quy định này chỉ nên áp dụng đối với các công ty CTTC độc lập. Riêng đối với các công ty CTTC trực thuộc NHTM thì đây là các công ty con thuộc ngân hàng mẹ do vậy không cần thiết phải áp dụng quy định trên. Việc có riêng một HĐQT và một BKS sẽ làm cho tổ chức của công ty cồng kềnh, kém năng động trong điều hành và lãng phí nhân lực. Việc quản trị, kiểm soát sẽ do HĐQT và BKS của ngân hàng mẹ đảm nhiệm. Về nội dung hoạt động. i) Các công ty CTTC cần được hướng dẫn cụ thể về các quy định để triển khai nghiệp vụ mua và cho thuê lại theo hình thức CTTC. Trong đó mua và cho thuê lại được hiểu là: công ty CTTC mua lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển. thuộc sở hữu bên thuê và cho bên thuê thuê lại chính các tài sản đó dưới hình thức CTTC để bên thuê tiếp tục sử dụng cho hoạt động của mình. Hiện nay các công ty CTTC không thể thực hiện nghiệp vụ mua và cho thuê lại vì một số quy định bất cập. Các tài sản thuộc diện này thường là hàng nhập khẩu và thường được miễn thuế nhập khẩu. Để ngăn ngừa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lợi dụng ưu đãi này để trốn thuế, Nghị định 24 của Chính phủ đã quy định các tài sản này không được bán lại ở thị trường Việt Nam, nếu bán phải được Bộ thương mại cho phép. Thực tế, Bộ thương mại đã từ chối giải quyết nhiều giao dịch với nội dung trên. Tuy nhiên, việc mua bán này khác hẳn với các giao dịch mua bán thông thường vì nó chỉ diễn ra trên giấy tờ còn doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng tài sản và khi hết hạn thuê sẽ được phục hồi tư cách chủ sở hữu. Thực chất, nghiệp vụ này nhằm tài trợ các doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn về tài chính vì các tài sản nhập khẩu thường có giá trị cao. Do vậy, cần có một quy định liên bộ giữu Bộ thương mại và NHNN để hướng dẫn cụ thể nghiệp vụ trên để cho các doanh nghiệp có điều kiện đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh và để các công ty CTTC mở rộng quy mô hoạt động. ii) Một vấn đề khác cũng cần được xem xét, đó là quy định về giới hạn cho thuê tài chớnh đối với một khỏch hàng. “Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của TCTD”. “Tổng mức cho thuê tài chính đối với một khách hàng không được vượt quá 30%. vốn tự có của các công ty CTTC”. Nếu Luật các TCTD đã công nhận công ty CTTC là một TCTD và cho thuê tài chính là một hoạt động tín dụng trung, dài hạn thì cần phải có sự nhất quán về quy định trên. Còn nếu xem cho thuê tài chính là một loại hình tình dụng trung, dài hạn đặc biệt cần quy định khác hơn. tín dụng thông thường thì trước hết Luật các TCTD phải quy định tỷ lệ 30%, sau đó Nghị định 16 mới được phép cụ thể hoá vấn đề này. Các cấp có thẩm quyền lưu ý chỉnh sửa quy định trên để đảm bảo tính thống nhất của các văn bản pháp luật và để đối tượng được điều chỉnh có cơ sở thực hiện tốt. iii) Về vấn đề cho thuê hợp vốn, Nghị định 16 của Chính phủ và thông tư 08 của NHNN đều cho phép nếu nhu cầu thuê của khách hàng vượt quá giới hạn cho thuê tài chính hoặc khách hàng có nhu cầu thuê từ nhiều nguồn thì các công ty CTTC được cho thuê hợp vốn theo quy định của Thống đốc NHNN. Nhưng cho đến nay NHNN mới chỉ có quy định về đồng tài trợ trong cho vay bằng tiền của các NHTM chứ chưa có quy định cho thuê hợp vốn trong các công ty CTTC. Do vậy, hiện nay, các công ty CTTC chưa thể triển khai hoạt động này và đó cũng là một thiệt thòi cho khách hàng có những dự án đầu tư lớn cần đến nguồn tài trợ này. NHNN nên sớm nghiên cứu để có văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung trên giúp các công ty CTTC mở rộng quy mô kinh doanh. iv) Việc mở rộng loại tài sản cho thuê cũng là vấn đề cần quan tâm.
Phụ lục 3: Tổng sản phẩm trong nước trên địa bàn TP.HCM theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế. + Các ngành công nghiệp: Chế biến lương thực, thực phẩm, dệt may, da giày, nhựa và hóa chất, cơ khí, điện tử, xây dựng.