MỤC LỤC
Đây là quan hệ mô tả sự khái quát hoá mà trong đó một số đối tượng cụ thể (của lớp con) sẽ được kế thừa các thuộc tính, các phương thức của các đối tượng tổng quát (lớp cơ sở). Hiện thực hoá là quan hệ ngữ nghĩa giữa giao diện và lớp (hay thành phần) để thực hiện cài đặt các dịch vụ đã được khai báo trong các giao diện.
Ở đõy chỳng ta cần thực hiện phõn tớch, thiết kế hệ thống theo cách tiếp cận hướng đối tượng, do vậy trước hết phải nắm bắt được những khái niệm cơ sở như: đối tượng, lớp, và các mối quan hệ giữa các lớp đối tượng. Lớp là một mô tả về một nhóm các đối tượng có những tính chất (thuộc tính) giống nhau, có chung các hành vi ứng xử (thao tác gần như nhau), có cùng mối liên quan với các đối tượng của các lớp khác và có chung ngữ nghĩa trong hệ thống.
Quan hệ kế thừa đơn, một lớp được kế thừa từ một lớp cơ sở, thường tạo ra cấu trúc cây, còn kế thừa bội lại tổ chức các lớp thành đồ thị định hướng phi chu trình. Kế thừa bội là cơ chế mạnh trong mô hình hệ thống, nhưng đồng thời cũng sẽ tạo ra nhiều sự phức tạp về tính nhập nhằng, không nhất quán dữ liệu.
Trong mô hình hoá hệ thống với UML, ta có thể sử dụng ngôn ngữ ràng buộc đối tượng OCL [10] để đặc tả chính xác các phần tử của hệ thống và các ràng buộc chặt chẽ giữa các mối quan hệ, giới hạn phạm vi của mô hình hệ thống cho phù hợp với điều kiện ràng buộc thực tế. Rose hỗ trợ cho việc kiểm tra tính đúng đắn của mô hình, thực hiện việc chuyển bản thiết kế chi tiết sang mã chương trình trong một ngôn ngữ lập trình lựa chọn và ngược lại, mã chương trình có thể chuyển trở lại yêu cầu hệ thống.
Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng sự phân loại chỉ là tương đối vì cùng một nội dung thông tin có thể nằm trong những phân loại khác nhau. Thực hiện các module chức năng, truy xuất dữ liệu trong CSDL, giao tiếp với các hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp khác,.
Một UseCase A là hình ảnh ở mức cao của một phần tính năng mà hệ thống sẽ cung cấp, hay nói cách khác, một UseCase sẽ chỉ ra cách mà chúng ta sẽ sử dụng hệ thống. Thể hiện quan hệ UseCase A là tổng quát hóa của UseCase B, ngược lại UseCase B được gọi là cụ thể hóa của UseCase A.
• Biên tập thông tin: sau khi thông tin được người cập nhật tạo, thông tin được người biên tập thông tin biên tập lại nội dung cho chính xác cả về nội dung lẫn chính tả và được lưu trữ trong CSDL với trạng thái chờ phê duyệt. • Duyệt và phê chuẩn xuất bản: Để bảo đảm tính đúng đắn và hợp lệ, khi thông tin được tạo mới hoặc bị sửa đổi, nó chưa thể đến với người sử dụng ngay, mà cần phải được thông qua (được phê duyệt) bởi người có thẩm quyền.
Tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể mà các bước trong qui trình này có thể được rút ngắn lại, có thể gộp các bước kiểm duyệt và xuất bản thành một bước kiểm duyệt xuất bản thông tin,… HOẶC. Nếu thông tin có nguồn từ các CSDL hoặc hệ thống thông tin khác thì tùy theo tính chất của thông tin mà qui trình trên có thể được tự động hóa (chương trình hóa) một phần hay toàn phần.
• “Xuất bản” thông tin: Thông tin được xuất bản trên Cổng thông tin chung, vùng người dùng có khả năng truy cập. Việc tự động hóa này sẽ được xác định cụ thể theo từng CSDL hoặc hệ thống thông tin khác mà thông tin được trích ra từ đó.
Ứng dụng cung cấp các chức năng hỗ trợ và đảm bảo qui trình biên tập và xuất bản thông tin qua các bước Nhập- Kiểm duyệt-Xuất bản-Hiển thị, cung cấp đầy đủ các chức năng quản lý chủ đề, quản lý tin bài, quản lý việc kết xuất và hiển thị thông tin, kiểm soát quyền truy nhập để luôn đảm bảo thông tin được bảo mật, tránh bị xâm phạm một cách bất hợp pháp. Đặc biệt cho phép người dùng tra cứu toàn văn tiếng Việt theo chuẩn Unicode trên toàn hệ thống CMS một cách đơn giản và nhanh chóng, chỉ yêu cầu người dùng nhập từ khóa hoặc chuỗi từ khóa để thực hiện tìm kiếm.
• Cá nhân hoá: Là một đặc trưng rất quan trọng của CMS, cho phép mỗi người sử dụng có tài khoản tự tạo giao diện riêng cho mình với các nguồn cung cấp tài nguyên từ hệ thống. Khi một kênh được xuất bản (còn gọi là được đăng ký vào hệ thống), kênh đó có thể sẵn sàng cho người sử dụng truy cập bằng cách đưa kênh đó vào giao diện của riêng mình thông qua chức năng Cá nhân hóa.
Nếu một hacker có thể gây ra các lỗi mà ứng dụng web không thể kiểm soát được thì chúng có thể lấy được các thông tin hệ thống một cách chi tiết, từ chối dịch vụ, và là nguyên nhân dẫn đến cơ chế bảo mật bị hỏng hoặc thâm nhập vào server. Các ứng dụng web thường xuyên sử dụng các hàm mã hóa để bảo vệ thông tin và credentials, những hàm và đoạn mã để tích hợp chúng đã được chứng minh là khó để mã hóa một cách tuyệt đối và thường xuyên nên dẫn đến việc bảo mật kém.
• Đăng nhập hệ thống một lần duy nhất (Single Sign-On): Thuộc tính này cho phép người dùng chỉ thực hiện đăng nhập hệ thống một lần duy nhất trước khi sử dụng tất cả các tài nguyên (thông tin, dịch vụ, phần mềm áp dụng, ..) được cung cấp hoặc được tích hợp trên Cms.
CMS : được xây dựng trên framework CMS, bao gồm các thành phần cơ bản được gắn kết chặt chẽ với nhau phục vụ cho việc tích hợp đa chiều các nguồn thông tin và dịch vụ, cho phép quản lý điều phối các nguồn thông tin, dịch vụ này nhằm mục đích đưa được thông tin, dịch vụ hữu ích nhất cho người sử dụng, đúng theo nhu cầu và đặc điểm của người sử dụng đó, cung cấp các ứng dụng, thực hiện các quy trình xử lý nghiệp vụ và điều khiển. • CSDL CMS: gồm hệ thống CSDL chính của CMS phục vụ lưu trữ các thông tin dữ liệu về cấu hình, các tham số của hệ thống, dữ liệu người dùng, dữ liệu bản tin, các thông tin, dữ liệu phục vụ điều hành tác nghiệp,… Các CSDL này được liên thông với nhau và tạo thành một hệ thống phục vụ điều hành, tác nghiệp theo hướng QLHCNN.
Với việc cài đặt một công cụ tìm kiếm nhanh thông tin trên CMS ĐH của , người dùng có khả năng tìm kiếm nhanh thông tin thông qua việc mô tả thông tin mà họ cần tìm dưới dạng các từ khoá hoặc tổ hợp các từ khoá. Cung cấp một giải pháp phần mềm khung với độ ổn định và tính mở cao, luôn sẵn sàng cho việc nâng cấp, phát triển và tích hợp các ứng dụng, dịch vụ trong tương lai mà không mất công chỉnh sửa hay xây dựng lại hệ thống.
Phân hệ Quản lý, tra cứu và trình diễn thông tin gồm tập các thành phần cung cấp các chức năng cho phép các đơn vị biên tập, xuất bản các thông tin tổng hợp về các chủ đề được sử dụng hàng ngày trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo, phục vụ hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của chuyên viên trong khối cơ quan VP, của các đơn vị trực thuộc hệ thống QLHCNN (quản lý hành chính nhà nước). Sau khi người dùng nhập các thông tin theo yêu cầu trên form, hệ thống thực hiện upload ảnh lên thư mục đã được chỉ định, đồng thời tạo và lưu thông tin về đường dẫn ảnh trong CSDL ảnh phục vụ cho việc sử dụng và quản lý về sau.
Đối với việc phân loại người dùng thành các nhóm kết hợp với việc thiếp lập các quyền khác nhau cho các nhóm khác nhau, quản trị viên hệ thống có thể tự định nghĩa ra các vai trò (role) cho hệ thống. Giao diện Form giao diện gồm các thông tin chi tiết về nhóm được chọn như tên nhóm, mô tả nhóm, danh sách các thành viên hay nhóm con của nhóm, và các nút Cập nhật, Gán quyền trên nhóm, Thêm thành viên vào nhóm, Tao nhóm con mới, Trở về.