MỤC LỤC
Để cảnh báo thị trường phải chuẩn bị cho một chính sách siết chặt trong tương lai, NHTW Trung Quốc đang dùng cách tăng dần lãi suất.Tháng 07/2009, PBOC đã nâng lãi suất đấu thầu trái phiếu chính phủ, từ đó đẩy các mức lãi suất của TTTT lên để tránh tình trạng bong bóng trên thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và lo ngại gói kích cầu 4.000 tỉ Nhân dân tệ của nước này sẽ khiến cho lạm phát quay trở lại. Chính sách này đang được phần lớn các nước có thị trường phát triển áp dụng.Tuy vậy, trong mọi trường hợp, NHTW vẫn có những can thiệp cần thiết khi lãi suất trên TTTT biến động mạnh, nhằm quản lý nền kinh tế theo mục tiêu tăng trưởng ổn định.Chính sách lãi suất của các quốc gia chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ chính sách lãi suất của Mỹ và thường biến động theo chu kỳ.Chính sách lãi suất thấp luôn là động lực quan trọng kích thích nền kinh tế hồi phục sau giai đoạn suy thoái.
Trong thực tế, mặc dù NHNN công bố lãi suất cơ bản nhưng nó ít tác động đến lãi suất thị trường bởi vì nhu cầu vay vốn là rất lớn, khách hàng chấp nhận vay vốn với lãi suất cao, các TCTD đua nhau tăng lãi suất huy động vốn để cho vay, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng tham gia cạnh tranh tích cực trên thị trường vốn, lãi suất trái phiếu kho bạc được đẩy lên cao, lãi suất trái phiếu địa phương tăng vọt…điều đó làm cho TTTT nóng lên NHNN khó kiểm soát được lãi suất thị trường. Bởi vậy nếu các NHTM cứ tăng lãi suất trung và dài hạn lên, thì vốn từ ngân hàng có lãi suất thấp hơn sẽ chạy sang ngân hàng có lãi suất cao hơn và nếu phát hành trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Đô thị với lãi suất cao, thì chủ yếu hút vốn từ các NHTM đầu tư vào đó, ảnh hưởng đến việc cho vay vốn trung và dài hạn của ngân hàng cho khách hàng và các dự án. Để thấy rừ mối liờn hệ này, tỏc giả đó tiến hành kiểm định số liệu thực tế trong giai đoạn từ năm 1999-2007 (do năm 2008 có nhiều nhân tố tác động đến đầu tư và tăng trưởng: khủng hoảng tài chính ở Mỹ, khủng. hoảng kinh tế thế giới, lạm phát…) về mối tương quan giữa các cặp dữ liệu: lãi suất thực trung dài hạn với đầu tư, đầu tư với tăng trưởng GDP.
Phân tích trên cho thấy, mặc dù lãi suất giảm thấp nhưng sự tác động của nó đến đầu tư và tăng trưởng không nhiều, thậm chí suy giảm do nền kinh tế lạm phát cao và suy thoái, sức cầu giảm mạnh từ đó ảnh hưởng đến giảm mức cung của các doanh nghiệp, từ đó giảm đầu tư và ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng (năm 2008 tăng trưởng GDP 6,23%- là mức thấp nhất kể từ sau năm 2000 đến nay). Chính vì vậy, trong thời gian qua, nhiều tác động của NHNN chưa làm cho cỏc NHTM phản ứng rừ nột trờn thị trường huy động và cho vay theo mục tiờu mong muốn, chẳng hạn khi lãi suất tăng NHNN thực hiện cung ứng một lượng tiền nhất định, nhằm bình ổn lãi suất thị trường huy động vốn và ổn định mức lãi suất chỉ đạo, nhưng hành động đó cũng không làm các NHTM phản ứng đúng theo chiều hướng mong muốn của NHNN, lãi suất thị trường huy động vốn không những không giảm mà vẫn có xu hướng tăng nhẹ. Do các giải pháp mạnh về thắt chặt CSTT của NHNN được thực hiện, một cuộc đua lãi suất huy động đã diễn ra giữa các ngân hàng, việc đẩy lãi suất huy động lên rất cao trong thời gian ngắn của nhiều ngân hàng đã tác động tới tâm lý người gửi tiền và hầu hết khách hàng chọn kỳ hạn tiền gửi ngắn để linh hoạt trong việc rút ra và chuyển đổi hình thức gửi tiền.
Theo Luật NHNN thì NHNN không độc lập trọng việc thiết lập mục tiêu, không độc lập trong xây dựng chỉ tiêu hoạt động và thậm chí là không tự chủ trong việc lựa chọn công cụ điều hành.Về mục tiêu, theo Điều 1 Luật NHNN, NHNN thực hiện nhiều mục tiêu xung đột lẫn nhau như ổn định giá trị đồng tiền, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Về xây dựng chỉ tiêu hoạt động thì theo điều 3 luật NHNN,Quốc hội quyết định và giám sát việc thực hiện CSTT quốc gia, mức lạm phát dự kiến hàng năm trong mối tương quan với cân đối NSNN và mức tăng trưởng kinh tế. Về việc tự chủ trong lựa chọn công cụ điều hành, theo điều 3 luật NHNN, Chính phủ tổ chức thực hiện CSTT quốc gia, quyết định lượng tiền bổ sung cho lưu thông hàng năm, mục đích sử dụng số tiền này và định kỳ báo cáo Uỷ ban thường vụ Quốc hội.Theo điều 5 luật NHNN, qui định NHNN xây dựng dự án CSTT quốc gia để Chính phủ xem xét trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện chính sách này. Trong năm 2007, tổng vốn từ bên ngoài ước đạt 14,6 tỷ USD hay khoảng 20% GDP, trong đó từ đầu tư nước ngoài 8,6 tỷ USD và từ kiều hối 5,0 tỷ USD chưa kể gần 1,0 tỷ USD giải ngân ODA.Vệc tăng quá nhanh của các dòng vốn bên ngoài mà đặc biệt là FPI đang gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế nói chung, tạo sức ép lên cung tiền do nhu cầu chuyển đổi nhiều tỷ USD sang phục vụ giao dịch mua bán.
Đặc biệt, với triển vọng hình thành một thị trường chung châu Á, có nhiều khả năng sẽ xuất hiện một đồng tiền chung châu Á có tầm ảnh hưởng quan trọng trên TTTT thế giới do vị thế của các nền kinh tế trong khu vực này tăng lên trên trường quốc tế. Trong thời kỳ chiến lược 10 năm tới, với những tác động thuận của toàn cầu hóa thì chiến lược tăng tốc có thể thực hiện được; (2) Nhiều nước công nghiệp mới (NICs) đã đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong vài thập kỷ trước đây và Trung Quốc trong khoảng hai thập kỷ qua cũng đã từng đạt được; (3) Nước ta phải phát triển nhanh để rút ngắn khoảng cách về kinh tế và công nghệ so với các nước trên thế giới, trước hết là các nước xung quanh để đạt được mục tiêu trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Bên cạnh đó là đầu tư trực tiếp, gián tiếp, chuyển tiền tư nhân ngày càng gia tăng, một lượng ngoại tệ lớn hiện đang có xu hướng gia tăng, Việt Nam ngày càng được tiếp cận nhiều nguồn vốn khác nhau để bù đắp cho thâm hụt cán cân vãng lai, FDI tăng mạnh.
Trong quá trình mở cửa thị trường tài chính, tự do hoá các giao dịch vốn là một xu thế tất yếu, thực chất của quá trình này là xoá bỏ các hạn chế trong việc chuyển dịch vốn ra vào Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các khoản đầu tư gián tiếp. Chính việc xoá bỏ các rào cản như vậy, theo kinh nghiệm của các nước, có thể xảy ra những bất ổn từ việc các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn hoặc đầu tư đột ngột với qui mô lớn khi nền kinh tế xuất hiện những mất cân bằng vĩ mô, các chính sách quản lý vĩ mô thiếu nhất quán và hướng tới những mục tiêu mâu thuẫn nhau, nhất là chính sách tỷ giá và chính sách lãi suất không tạo được lòng tin cho thị trường. Ngoài ra, tự do hoá dòng vốn còn có thể làm gia tăng việc đầu tư bất cẩn từ dòng vốn nước ngoài dẫn đến việc phân bổ nguồn lực không hiệu quả, có thể kèm theo tình trạng bất ổn giá tài sản và đầu tư quá nóng vào một số lĩnh vực của nền kinh tế làm giảm giá trị tài sản của hệ thống tài chính, qua đó mà tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ giảm thấp.
Trong trường hợp tự do hoá các giao dịch vốn, nếu vẫn duy trì một chế độ tỷ giá cố định hoặc thiếu linh hoạt, NHNN sẽ không thể sử dụng CSTT để duy trì sự ổn định giá trong nước, vì khi đó cung tiền phải mở rộng để ổn định tỷ giá khiến lạm phát trong nước có thể gia tăng.