MỤC LỤC
Nhân vật nữ xuất hiện đa dạng, phong phú và mỗi nhà văn tìm thấy cho mình một hướng đi riêng khi khai thác đề tài này: Nguyễn Minh Châu tiếp tục khai thác vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ nhưng chú ý nhiều hơn đến đời sống nội tâm của họ như Quỳnh trong Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Thai trong Cỏ lau; Nguyễn Huy Thiệp khai thác về thiên tính nữ qua một loạt những truyện ngắn: Chảy đi sông ơi, Con gái thủy thần,…. Nếu như ở các giai đoạn trước 1930 - 1945 hay 1945 - 1975 ưu thế thuộc về các nhà văn nam như Nam Cao, Thạch Lam, Nguyên Hồng, Nguyễn Khải, Nguyễn Thi, Nguyễn Minh Châu… thì văn học đương đại phần đông gắn với tên tuổi các nhà văn nữ như: Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Vừ Thị Hảo, Dạ Ngõn, Lờ Minh Khuờ, Y Ban, Vừ Thị Xuõn Hà, Đoàn Lê, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu… Những trang viết của họ thể hiện sự quan tâm đến số phận, hạnh phúc và quyền sống của giới mình.
Trong Hồ Quý Ly hội tụ đầy đủ phẩm chất của người có thể thực hiện nhiệm vụ lịch sử, là người tạo ra lịch sử với cá tính mạnh mẽ, quyết liệt, khả năng nắm bắt tình thế, biết nhìn người, dùng người tài năng, sắp đặt điều khiển mưu đồ chính trị… Là người đương đầu với giông bão của thời cuộc, ban đầu Hồ Quý Ly chỉ định làm biến pháp nhưng vấp phải sự chống đối, ông càng quyết tâm nắm lấy quyền lực tối thượng, gạt bỏ mọi lực cản bằng bạo lực. Dù sống trong một không gian nhỏ bé nhưng điều khiến người ta thấy cuộc sống của ông trở nên giàu có, chính là cái nhìn của ông ra thế giới bên ngoài, cái nhìn ấy khiến mọi thứ trở nờn nhẹ nhừm dự cho cuộc sống gia đỡnh cú những lỳc khú khăn và điều ấy cũng khiến cho tác phẩm của ông mang một hơi thở riêng, mà trong đó, cái làm nên sức bền cũng như sự hấp dẫn, lôi cuốn (ngoài những vấn đề thuộc về tính kinh điển của tiểu thuyết, những vấn đề của Phật giáo gắn với cuộc sống đời thường trong diễn trình lịch sử ở cả ba tiểu thuyết…) chính là những con người mà ở đây lại là những người đàn bà rất đẹp, quyến rũ, đầy ma mị dù cho họ sống trong nghèo khổ, rách rưới có khi là kẻ ăn mày.
Còn ở Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh không ngần ngại không tiếc lời khi miêu tả một cách sinh động hấp dẫn những cuộc giao hoan nam nữ, để rồi qua đó ai ai cũng phải thừa nhận sức sống tiềm tàng, bí ẩn của những người phụ nữ làng Cổ Đình nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Những đứa con ấy dù được sinh ra trong hoàn cảnh nào, có thể là kết quả của tình yêu, của ân nghĩa hay của sự cưỡng bức nhưng đều được người mẹ truyền cho sức mạnh, truyền cho ngọn lửa của tỡnh thương yờu để từ đú chỳng cú thể lớn khụn và thành đạt. Những hành động và việc làm mà Cò Xuân thể hiện, chúng ta có thể tin tưởng vào thế hệ mới của làng Cổ Đình với những thanh niên trẻ trung tràn đầy sức sống biết vượt qua khó khăn, thương yêu đồng loại, đấu tranh bảo vệ bản thân mình và quê hương đất nước.
Đức thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ Mẫu có hai loại, một là thiên thần (thánh thần do trời sinh ra), hai là nhân thần (thánh thần xuất phát từ con người) như Mẫu Liễu Hạnh, Mỵ Nương, Ỷ Lan… Trong Mẫu Thượng Ngàn, bà Tổ Cô cũng được dân làng Cổ Đình cung kính tôn thờ. Thực tiễn cho thấy, nếu giai đoạn trước 1975, tiểu thuyết có xu hướng sử thi hóa, khắc họa hình ảnh những con người lớn lao, có ý nghĩa quan trọng với cả cộng đồng, tiểu thuyết vẫn theo đà quay “quán tính” nghiêng về sự kiện, về sự bao quát hiện thực trong một diện rộng, cảm hứng sử thi vẫn chiếm vị trí đáng kể trong tư duy nghệ thuật của nhà văn thì khi bước vào thời kì đổi mới, trong không khí dân chủ của đời sống văn học, tiểu thuyết mới bùng phát thăng hoa, mới thực sự đổi mới ở tư duy nghệ thuật. Thay thế cho những nhân vật mang tầm vóc sử thi, giờ đây các nhà tiểu thuyết đang hướng ngòi bút của mình tập trung vào những cá thể bình thường, sống giữa dòng hiện thực, gặp nhiều người, trải nhiều cảnh, biết nhiều nỗi vui buồn của thế gian, đó không phải thuần túy là sự chép lại những mảnh đời đã gặp mà cái đích của nhà văn là thông qua từng mảnh đời nhân vật được phản ánh tìm ra được cái cốt tủy của sự thật, khám phá đời sống nhân vật, thế giới nội tâm phong phú của nhân vật.
Qua những dũng độc thoại nội tõm trờn, Nguyễn Xuõn Khỏnh làm bộc lộ rừ hơn thế giới nội tâm của một cô Nhụ 15 tuổi rất trẻ con, hồn nhiên nhưng đồng thời cũng hết sức người lớn và yêu thương chồng bằng một tình yêu mãnh liệt. Tôi đã có con và có nhiều con với ông Lý, nhưng trong tôi vẫn có một khao khát, trong tôi vẫn có một tình cảm không thỏa mãn, mối tình xa xưa từ thời con gái vẫn để lại trong tôi một dư vị ngọt ngào khôn nguôi… Đừng tưởng thời gian đã xóa nhòa nó hẳn… Không nó vẫn còn đấy… Nó vẫn như ở trước mắt tôi… Điều sâu kín mà tôi không thể thốt nên lời… Đừng tưởng một người đàn bà nghèo khổ, dốt nát, quê mùa như tôi chẳng có tình cảm gì… Tôi như cánh đồng hạn lâu ngày. Đây là tâm trạng của bà Ba Váy khi gặp ông Phác, người yêu cũ, bà còn thú thực với mình: “Tôi thảng thốt bên mỏ nấm… tôi chẳng hề e thẹn trong hang đá khi đứng trước mặt anh, thổ lộ với anh những lời trách móc, nhưng thực chất là những khao khát mà năm tháng đã dồn nén, tích tụ trong tôi…”.
Bà chỉ còn nghe thấy những âm thanh của tiếng trống hội, cũng không biết là tiếng trống hội của năm nay hay của ngày xưa vọng về… chỉ biết, những âm thanh đó giục giã đôi chân bà đi đến nơi hò hẹn: “Bà như bị ma ám, như kẻ lên cơn điên dại”, “Bà bị mê hoặc”.
Tóm lại, miêu tả những quá trình tâm lý phức tạp với nhiều cung bậc cảm xúc, nhiều trăn trở giằng xé ở thế giới tâm hồn đã đem lại thành công cho Nguyễn Xuân Khánh trong nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ của cuốn tiểu thuyết. Tâm lý lo lắng cho chồng, yêu chồng và nhất quyết không để mất chồng, không để chồng rơi vào tay thần chết đã được Nguyễn Xuân Khánh miêu tả qua cuộc gặp gỡ trong mơ giữa Nhụ và lũ quan ôn âm phủ. Bên cạnh những nhân vật những nhân vật dựa trên nguyên mẫu như bà Tổ Cô, bà đồng Mùi, bà Ba Váy… được tác giả hư cấu rất thành công tạo nên những nhân vật sống động, thì những nhân vật được hư cấu hoàn toàn như anh em nhà Messmer… tạo nên thế giới nhân vật vô cùng chân thực, sống động có sức sống trong lòng độc giả.
Từ bà Tổ Cô với vẻ đẹp quý phỏi; cụ Mựi với vẻ đẹp Đụng - Tõy kết hợp; bà Ba Vỏy với vẻ đẹp nừn nà, gợi cảm; đến cô Hoa, cô Nhụ có vẻ đẹp tinh khiết, mềm mại… Tất cả là những nhân vật có vẻ đẹp tràn trề sức sống, đầm đìa phồn thực.
Đó là nàng Bua, nàng Sinh, là chị Thắm và con gái thủy thần, là Xuân Hương và bé Thu, là chị Sinh và người thiếu phụ chèo đò về bến Tầm Xuân… Trong Những bài học nông thôn, chị Hiên hiện lên với vẻ đẹp đầy gợi cảm: “Tôi thót mình bởi mùi mồ hôi rất gần và cảm giác mềm mại của đôi vú chị Hiên áp vào lưng tôi” [37, tr.193]. Dưới ánh trăng, đôi vú ngọc ngà của thím Pháo đã lay động tâm hồn cằn cỗi của ông Hộ Hiếu, làm cho cuộc tình của hai sinh linh côi cút càng thêm nhiều dư vị… Qua hình ảnh vú, nhà văn cũng muốn khẳng định thiên chức duy trì, bảo tồn và tái sinh sự sống của người phụ nữ. Đôi vú người đàn bà đầy ắp tình thương yêu đã ban tặng sự sống cho những thân phận đang mòn mỏi lụi tàn (bà Váy dành cho Lý Cỏn, bà Tổ cô dành cho trưởng Cam, thím Pháo dành cho Hộ Hiếu…).
Nguyễn Xuân Khánh đã khai thác triệt để con người tự nhiên, bản năng để chuyển tải tư tưởng của mình: vẻ đẹp, sức quyến rũ của người đàn bà là hình ảnh tượng trưng cho “sức sống Việt, dân tộc Việt, con người đất Việt”.