MỤC LỤC
“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”, nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểu hiệu quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Nhưng có thể nói rằng trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay, mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh (doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn..) đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận. Trong quá trình phân tích hiệu quả kinh tế, mỗi công ty phải đặt nó trong mối quan hệ mật thiết với chi phí kinh doanh đã sử dụng, với những điều kiện kinh tế xã hội cụ thể để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, từ đó khắc phục những điểm yếu kém và phát huy những điểm mạnh, lợi thế của công ty mình.
Thông qua việc tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh không những cho phép các nhà quản trị kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (các hoạt động có hiệu quả hay không và hiệu quả đạt ở mức độ nào), mà còn cho phép các nhà quản trị phân tích tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra được các biện pháp điều chỉnh thích hợp trên cả hai phương diện giảm chi phí tăng kết quả nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy xét trên phương diện lý luận và thực tiễn thì phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong việc kiểm tra đánh giá và phân tích nhằm đưa ra các giải pháp tối ưu nhất, lựa chọn được các phương pháp hợp lý nhất để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra.
Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cững như trong nước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm, tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là không có sự thay thế và do các nhà độc quyền cung cấp thì việc đảm bảo yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp do đó cũng phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường nên sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phảm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên công tác tổ chức lao động của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chung và sử dụng đúng người đúng việc, quyền lợi và trỏch nhiệm rừ ràng sao cho cú thể thực hiện nhanh nhất, tốt nhất cỏc nhiệm vụ được giao, đồng thời phải phát huy được tính độc lập, sáng tạo của người lao động có như vậy sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Cho nên doanh nghiệp cần chú ý tới các chính sách tiền lương, chính sách phân phối thu nhập, các biện pháp khuyến khích sao cho hợp lý, hài hoà giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của doanh nghiệp. Trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn là điều kiện, là cơ sở vật chất cần thiết, vốn đảm bảo cho việc thực thi các phương án, các kế hoạch kinh doanh, các dự án đầu tư của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có điều kiện để đầu tư, đổi mới công nghệp.
Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ là nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp mà còn là vấn đề cấp thiết của đất nước, của nền kinh tế và của cả xã hội.
Tốc độ chu chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm dẫn đến việc doanh nghiệp sẽ tiết kiệm hay phải chi thêm vốn lưu động. Phương pháp này được sử dụng để xác định ảnh hưởng của hiệu suất sử dụng vốn lưu động và vốn lưu động bình quân đến biến động của doanh thu.
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian cần thiết để thực hiện một vòng quay vốn lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh khi đầu tư một đồng chi phí vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Chi tiết theo thời gian: Kết quả kinh doanh bao giờ cũng là kết quả của một quá trình do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện trong từng đơn vị thời gian thường không đều nhau. Tùy đặc tính của quá trình kinh doanh, tùy nội dung kinh tế của chỉ tiêu phân tích và mục đích phân tích khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian cần thiết khác nhau và chi tiết khác nhau để phân tích.
Cây cao su hiện có trên 12,5 triệu ha ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ và đã cung cấp trên 12 triệu tấn cao su thiên nhiên năm 2013 làm nguồn nguyên liệu thiết yếu cho nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng như như lốp xe, găng tay, đế giày, chỉ thun, nệm, băng tải… Cây cao su còn là nguồn cung cấp gỗ vào cuối chu kỳ kinh tế, tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng để tái canh tác và góp phần thay thế gỗ rừng. Từ một cây rừng vùng Nam Mỹ, cao su đã trở thành cây trồng đa mục đích sau gần 140 năm phát triển trên thế giới.Năm 2011, thảm họa động đất, sóng thần tại Nhật và lũ lụt tại Thái Lan cùng với sự suy yếu của kinh tế châu Âu đã làm nhu cầu cao su tăng trưởng chậm từ năm 2012.
Hai nước này hiện tại sản xuất tới 80% sản lượng Arabica của thế giới, đồng thời cũng là hai nước sản xuất và xuất khẩu cà phê nhiều nhất, thống trị thị trường cà phê thế giới trong đó riêng Brazin đã chiếm tới khoảng 30% sản lượng cà phê toàn thế giới. Nhưng diện tích này không ngừng tăng lên do sự đột biến giá cả trên thị trường thế giới tăng 1873USD/tấn (1994) lên 2411 USD/tấn (1995), cùng với xu hướng tăng diện tích trồng, cà phê dần trở thành mặt hàng nông sản xuất khẩu quan trọng của Việt Namtrong những năm của thập kỉ 90.
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CÀ
- Công ty TNHH MTV Cà phê - Cao su Nghệ An thực hiện nhiệm vụ kinh doanh cà phê, cao su theo quy hoạch và kế hoạch của nhà nước, của tỉnh bao gồm: Xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư tạo nguồn vốn đầu tư, cung ứng vật tư thiết bị, trồng trọt, chế biến, tiêu thụ sản phẩm,xuất nhập khẩu, liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật và chính sách của nhà nước. - Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký nhằm mục đích huy động và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả; bảo toàn và phát triển vốn, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và một số lĩnh vực khác nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tạo việc làm ổn định cho người lao động.
Mặc dù vẫn tồn tại những mặt hạn chế nhưng công ty đã luôn luôn làm tốt công tác nhân sự, phân công lao động hợp lý với ngành nghề, trình độ, sức khỏe, đảm bảo được đời sống của công nhân viên công ty, thêm vào đó là các chính sách về kĩ thuật, khen thưởng đúng người đúng việc, ngoài ra công ty còn có chế độ bảo hiểm cho người lao động, có các quỹ phúc lợi xã hội đảm bảo an toàn và giúp đỡ người lao động lúc khó khăn nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động, đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho công ty. Độ dài vòng quay vốn lưu động càng nhỏ thì tốc độ chu chuyển vốn lưu động càng cao, nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được năm 2012 số ngày luân chuyển là 113 ngày sang năm 2013 là 147 ngày và năm 2014 là 176 ngày từ đó ta có thể thấy được tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh qua các năm cho nên doanh nghiệp cần điều chỉnh hài hòa và đồng bộ trong công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn lưu động này.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤI KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH
Vậy nên công ty cần phát triển theo hướng bền vững, sản xuất kinh doanh trên cơ sở bảo toàn và phát triển vốn, tăng nguồn vốn chủ sở hữu bằng cách thanh lý hoặc chuyển nhượng những thiết bị máy móc không sử dụng được, sử dụng tối đa công suất máy….và giảm lượng vốn vay. - Cần nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên công ty bằng việc cho đi học thêm tại các trường đào tạo, hằng năm mở cửa đón những sinh viên đại học -cao đẳng là tương lai của đất nước, có những chính sách khuyến khích những đối tượng này.
Điều này cũng phù hợp với thực trạng hiện tại mà công ty đang phải đối mặt. - Tóm lại giai đoạn 2012-2013 là giai đoạn khó khăn đối với ngành nông sản Việt Nam nói chung và của Công ty TNHH MTV Cà phê- Cao su Nghệ An nói riêng.