MỤC LỤC
Ngoài ra, do nhận thức được vai trò của tiến bộ khoa học – kỹ thuật đối với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (ước tính trong thập kỷ 90 của thế kỷ 20 tiến bộ khoa học – công nghệ đóng góp tới 30% tổng số giá trị gia tăng của nông nghiệp Trung Quốc) nên Nhà nước đã xem trọng chính sách khoa học - kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, tập trung vào những vấn đề như giống, đào tạo cán bộ chuyên môn kỹ thuật cao, tổ chức tốt các mô hình triển khai công nghệ sản xuất nông nghiệp và gửi nhiều người đi du học ở những nước có nền nông nghiệp công nghiệp hoá cao nhằm tiếp thu tinh hoa khoa học – công nghệ hiện đại [59]. Ngoài ra tỉnh Vĩnh Phúc còn thực hiện các dự án nhằm mở rộng mô hình sản xuất chuyên nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các loại cây thực phẩm cho giá trị kinh tế cao như nấm với dự án xây dựng 100 trang trại nấm, ở các xã Thanh Lãng, Hương Canh, Thanh Trù, Hợp Thịnh theo mô hình làng nấm, liên hợp trang trại sản xuất nấm; rau an toàn với dự án 130 ha rau an toàn ở 16 xã với 9000 hộ nông dân với sản lượng 2,5 vạn tấn/năm.
Một số diện tích rừng trồng hỗn giao cây bản địa với các loài Keo, sau 7 – 8 năm cho thấy cơ cấu này không phù hợp do cây bản địa là các loài cây gỗ lớn (Sao đen, Chò, Chua, Ươi.) phát triển chậm, ưa bóng thời gian đầu, sau đó cần phải mở tán để phát triển nhưng đã bị cây phù trợ là các loài cây kinh tế (các loại Keo) phát triển nhanh, che bóng và tranh giành dinh dưỡng nên sau một thời gian khoảng 3 – 4 năm chậm phát triển, một số diện tích gần như thoái hóa và trở thành rừng Keo thuần, trong khi đó, mục tiêu là lấy cây phù trợ để chăm sóc cây bản địa nhưng không thành công. Thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KH-KT vào sản xuất nông nghiệp, thể hiện qua việc hỗ trợ thành lập các cơ sở, trung tâm nghiên cứu theo hướng phát triển công nghệ cao cho Thành phố, đặc biệt thành lập Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thành phố theo Quyết định số 8725/QĐ-UBND ngày 12/11/2010 với nhiệm vụ của Trung tâm là định hướng phát triển, xây dựng chương trình, mục tiêu nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến thực phẩm, y tế và môi trường, với các hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận, chuyển giao, thực hiện các dịch vụ, tư vấn và triển khai kỹ thuật hiện đại về công nghệ sinh học vào sản xuất.
- Để công tác phòng chống dịch bệnh được tốt, UBND Thành phố đã hỗ trợ kinh phí mua vacxin phòng ngừa dịch bệnh cho các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, khó khăn ở các vùng nguy cơ cao theo chính sách hỗ trợ tại Quyết định số 9251/QĐ-UBND ngày 22/11/2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về “Mức chi và nguồn kinh phí sử dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn và lở mồm long móng ở gia súc trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, cấp kinh phí để xây dựng Trạm kiểm dịch động vật Hòa Phước và tiếp tục bổ sung thêm kinh phí đầu tư Trạm kiểm dịch Kim Liên. Thông qua các báo cáo thống kê về thực trạng hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các cơ sở, các cơ quan chủ quản (thường là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố) dựa quan điểm định hướng phát triển và chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp đã được Đảng và Nhà nước ban hành trước đó tiến hành lập dự thảo về chính sách khuyến khích mới hoặc điều chỉnh các điểm không phù hợp của chính sách khuyến khích đã ban hành trước đó cho phù hợp với nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện tại.
Nếu có chính sách khuyến khích đầu tư đổi mới, ứng dụng KH-CN vào sản xuất ở các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, thì sẽ có một số vướng mắc của doanh nghiệp được tháo gỡ, như giải pháp cho vấn đề chi phí của các dây chuyền công nghệ thường rất cao (29,49% DN/HTX trả lời), trình độ lao động trên địa bàn thành phố có thể đáp ứng được những yêu cầu cơ bản khi đổi mới dây chuyền sản xuất hiện đại (vấn đề về trình độ lao động được 16,67% DN/HTX chọn trả lời), cũng như khả năng tiếp cận những công nghệ phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề hoạt động của DN/HTX (11,5% DN/HTX gặp khó khăn trong tìm kiếm công nghệ phù hợp). - Các đề xuất về chính sách của các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp và tổ chức, cũng như được đề xuất bởi nông dân, ưu tiên hàng đầu đó là: quy hoạch đất đai ổn định, thực hiện dồn điền đổi thửa, từ đó áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, chính sách tín dụng, vốn phát triển nông nghiệp, hỗ trợ nông dân tiếp cận vốn vay lãi suất thấp, hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác xã, hỗ trợ giải quyết vấn đề thị trường đầu ra cho nông sản, bình ổn giá cả nông sản, kết nối nông dân – doanh nghiệp trong vấn đề chế biến, tiêu thụ, gia tăng giá trị tăng thêm cho nông sản.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu hình thành nền nông nghiệp đô thị phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, gắn với điều kiện thực tiễn của ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng. - Trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp cần đẩy mạnh chuyển dịch sang các sản phẩm sạch, giá trị gia tăng cao như rau an toàn; các loài thủy sản có giá trị kinh tế nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGap; các chủng loại lúa giống trung và ngắn ngày có khả năng chịu hạn cao; các sản phẩm nông nghiệp phục vụ nhu cầu đô thị như nấm, hoa cao cấp, cây kiểng, cá cảnh.
- Nông sản (rau, nấm, hoa) thuộc vùng sản xuất có kế hoạch xây dựng thương hiệu sẽ được ưu tiên bố trí mặt bằng xây dựng gian trưng bày nông sản an toàn tại các địa điểm phù hợp. - Các vùng sản xuất rau, nấm, hoa chuyên môn hóa có hợp đồng tiêu thụ nông sản, được ưu tiên triển khai và hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Tổ chức thực hiện. 1) Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn thành phố. - Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ưu tiên hỗ trợ về công tác khuyến nông, khuyến ngư, công tác giống và ứng dụng công nghệ cao vào mô hình sản xuất rau, nấm, hoa ở các vùng sản xuất tập trung tương ứng đã được chọn. - Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng các sản phẩm cho các vùng, hướng dẫn các thủ tục cần thiết để cấp giấy chứng nhận an toàn cho các sản phẩm của vùng. - Xúc tiến tiến độ triển khai của các dự án do các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung được lựa chọn. - Nghiên cứu, đề xuất, lựa chọn các giải pháp về công nghệ, thiết bị công nghệ cao để ứng dụng vào phương thức, mô hình sản xuất rau, nấm, hoa tại các vùng. - Đề xuất, thực hiện các đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao cho sản phẩm chủ lực được khuyến khích là nấm, hoa, rau an toàn để đáp ứng nhu cầu phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố, chú trọng phát triển công nghệ sinh học trong chọn tạo giống thông qua Trung tâm công nghệ sinh học. - Hỗ trợ các HTX và các câu lạc bộ tại các vùng sản xuất được lựa chọn trong việc xây dựng thương hiệu và đăng ký nhãn hiệu. Đồng thời, tạo điều kiện cho các HTX và Câu lạc bộ được tham gia vào các hội chợ triển lãm tổ chức trong thành phố hoặc tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh để tăng cường quảng bá sản phẩm của vùng. - Xúc tiến các hoạt động thương mại nhằm hỗ trợ công tác tiêu thụ các sản phẩm do các vùng sản xuất vào các siêu thị như Big C, Metro, Intimex.. - Hàng năm, ưu tiên cho cán bộ quản lý của các HTX, Câu lạc bộ tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung tham gia các lớp tập huấn nâng cao trình độ quản lý, marketing thương mại. 4) Sở Tài nguyên và Môi trường. - Có nhiệm vụ rà soát quỹ đất phục vụ cho việc lập quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung. - Tập trung đẩy mạnh công tác quy hoạch diện tích sử dụng của các Vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, phối hợp với Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn giải quyết các vướng mắc gặp phải để đẩy nhanh tốc độ cấp, đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân trong vùng. - Chỉ đạo Phòng tài nguyên môi trường quận, huyện có vùng sản xuất tập trung đẩy nhanh thực hiện công tác trích đo địa chính và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân sau khi tiến hành dồn điền đổi thửa. - Triển khai thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại các vùng sản xuất được lựa chọn trong giai đoạn 2013 - 2020. Đồng thời, tư vấn cho các HTX trong việc thu gom và công nghệ xử lý chất thải, nước thải tại các vùng sản xuất. 5) Sở Kế hoạch đầu tư và Sở Tài chính. Phối hợp với các Sở, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện đề xuất bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển, kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước cho cả giai đoạn và cụ thể từng năm để thực hiện các nội dung kế hoạch. 6) Ủy ban nhân dân các quận, huyện. - Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện có trách nhiệm đề xuất tờ trình cho Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng xem xét và quyết định phê duyệt quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Ủy ban nhân dân quận, huyện phụ trách, có đặc điểm thuận lợi và phù hợp với mỗi loại sản phẩm: rau, nấm, hoa. - Chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc xây dựng kế hoạch cụ thể của địa phương gắn với kế hoạch hàng năm. - Triển khai thực hiện chương trình, dự án, quy hoạch, thu hút đầu tư, tạo điều kiện phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung tại địa phương. - Cân đối nguồn ngân sách địa phương và lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn để thực hiện tốt nội dung kế hoạch. 7) Trung tâm khuyến nông lâm ngư. - Thực hiện cải tạo đất, cải tạo đặc điểm địa hỡnh cao/ thấp, lồi/ lừm, đặc điểm cơ sở vật chất (giếng, trụ điện không sử dụng, giao thông nội đồng…) để phục vụ mục đích sử dụng phù hợp theo quy hoạch. - Tiến hành đo đạc, tính toán, vẽ bản đồ để có được bản đồ đất đai chi tiết, và cập nhật nhất điều kiện thực tại, làm cơ sở quy hoạch sử dụng đất chính xác, khả thi và hiệu quả. - Hoàn thiện quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nông dân các vùng ven đô thị và khu vực nông thôn trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác “dồn điền đổi thửa”, chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, và chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tối đa hóa hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. - Đầu tư nghiên cứu, đánh giá tiềm năng sử dụng của các loại đất thuộc các khu vực khác nhau, để làm cơ sở quy hoạch các vùng sản xuất tập trung cho từng loại sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế được ưu tiên của thành phố, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế và ổn định, lâu dài. - Công tác quy hoạch đi đôi với công tác bố trí lại đất sản xuất cho người sản xuất mất đất do quy hoạch. - Công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất cho mọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp có khả năng tiếp cận để chủ động, định hướng trong đầu tư, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngành nghề và tham gia quản lý thực hiện quy hoạch. Tổ chức thực hiện. - Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên – Môi trường. - Cơ quan phối hợp: Sở NN&PTNT, Sở Kế hoạch – Đầu tư, UBND các quận, huyện, phòng Nông nghiệp huyện Hòa Vang, hội nông dân các cấp, và các cơ quan, ban ngành hữu quan khác. 3.3.2.2 Chính sách về thu hút và đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp Mục tiêu của chính sách. - Xây dựng đội ngũ quản lý nông nghiệp có trình độ chuyên môn cao, tăng cường năng lực quản lý trong các cơ quan, ban ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp của thành phố; thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao cho đội ngũ nhà khoa học nông nghiệp của thành phố vào làm việc tại Trung tâm Công nghệ Sinh học Đà Nẵng. - Cải thiện trình độ, nhận thức, nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn và nông dân thành thị. Phạm vi áp dụng. - Nông dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và lãnh đạo các doanh nghiệp nông nghiệp. - Đối tượng Kỹ sư hạng giỏi, Thạc sỹ, Tiến sỹ trong các lĩnh vực sản xuất và công nghệ sinh học trong nông nghiệp, nông thôn. Nội dung của chính sách. • Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ chuyên gia về kỹ thuật nông nghiệp. - Mở rộng danh mục ngành nghề tiếp nhận, bố trí công tác đối với những người tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố Đà Nẵng:. nông nghiệp, đặc biệt về trồng trọt, thủy hải sản, công nghiệp sinh học phục vụ nông nghiệp, nhằm thu hút những người giỏi, có chuyên môn, có kỹ năng phục vụ trong đội ngũ quản lý, chuyên môn ở các sở, ban ngành, các đơn vị trực thuộc liên quan ngành nông nghiệp. Chính sách ưu đãi cho những đối tượng thu hút thuộc ngành nghề mở rộng được áp dụng theo Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND của thành phố Đà Nẵng. - Dành một khoản kinh phí cho ngân sách đào tạo nguồn nhân lực là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan:. + Khuyến khích cán bộ ở các cơ quan quản lý liên quan trong lĩnh vực nông nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn của mình: tham gia chương trình thạc sỹ, tiến sỹ về lĩnh vực nông nghiệp trong khuôn khổ đề án: đề án 165 của BTCTW, đề án 911 của Bộ Giáo dục & Đào tạo, đề án 922 của thành phố; tạo điều kiện cho cán bộ tiếp cận được các chương trình học bổng bên ngoài ngân sách nhà nước. + Tạo điều kiện tiếp cận và kinh phí tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn của các tổ chức trong và ngoài nước, nâng cao cả về trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng quản lý. • Đẩy mạnh nâng cao trình độ văn hóa, đào tạo nghề cho lực lượng lao động nông dân ở nông thôn. Trước khi đi vào thực hiện, cơ quan tổ chức đào tạo cần thu thập ý kiến nhu cầu người nông dân, các nhà quản lý cấp cơ sở có sự hiểu biết thực tiễn, và có kế hoạch tuyên truyền, vận động nhận thức của người dân về sự cần thiết đào tạo, để tích cực tham gia đào tạo, đảm bảo việc đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế cũng như đạt được mục tiêu đề ra. + Đào tạo nông dân tiếp cận, sử dụng các loại máy móc, thiết bị tiên tiến trong sản xuất, kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, sơ chế, và chế biến nông sản/thủy sản).
+ Cho vay tín dụng ưu đãi, cho thuê mặt bằng với giá ưu đãi…: ưu tiên các hợp tác xã nấm ở các quận trong thành phố, không có mặt bằng để tổ chức hoạt động sơ chế, chế biến, bảo quản, và tiêu thụ nấm, nhưng có kế hoạch chi tiết và hiệu quả về sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm; ưu tiên tạo điều kiện HTX rau sạch mở rộng quy mô sản xuất, có vốn đầu tư các công đoạn sơ chế tốt, đóng bao bì, nhãn mác, có địa điểm tiêu thụ tập trung để tạo sự khác biệt so với rau thường; Cần tạo điều kiện cho HTX ở khu vực đô thị thiếu mặt bằng kinh doanh hợp tác, liên kết với. + Quảng bá sản phẩm nông nghiệp của nông dân thành phố (chung cho nhiều nông sản của nhiều HTX một lúc, giống như tổ chức hội chợ, triển lãm, hay chào hàng qua mạng, hoặc các chuyến tham quan các DN thương mại, siêu thị…): vấn đề cấp bách hiện tại là giải quyết vấn đề tiêu thụ của hợp tác xã rau sạch ở Hòa Phong, giảm tình trạng xã viên tự tiêu thụ rau ở các chợ bán lẻ mà người tiêu dùng không nhận thức và phân biệt giữa rau thường và rau sạch, tổ chức kết nối doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ rau với HTX rau sạch này để HTX có thể nâng cao quy mô sản xuất, chất lượng nông sản, và không ngừng cải thiện hiệu quả sản xuất của HTX.
- Chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân; Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nông dân để kịp thời phản ánh, kiến nghị, đề xuất với thành phố những chủ trương chính sách và các biện pháp giải quyết khó khăn trong quá trình sản xuất và đời sống của nông dân. Năm 2013 dự án sẽ chuyển qua giai đoạn đầu tư cho cơ sở hạ tầng vùng sản xuất rau an toàn (trong đó có vùng rau Túy Loan Tây- xã Hòa Phong với diện tích 20ha) do đó thành phố cần tranh thủ hoàn tất sớm và giải quyết các hạn chế trong công tác đào tạo cho người lao động kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap.