MỤC LỤC
- Chất lượng lao động ở từng người lao động có khác nhau theo giới tính, tuổi tác, thể lực, trí tuệ, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác, động lực làm việc v.v… Vì vậy, mức độ cá thể hóa cao khi ký kết giao kèo, gắn với trình độ chuyên môn khác nhau của sức lao động, sự đa dạng của công nghệ và tổ chức lao động, nên việc đánh giá chất lượng lao động khi tuyển dụng, trả công phù hợp cho từng người gặp nhiều khó khăn và phức tạp;. Trong thời kỳ đầu của cải cách kinh tế ở Việt Nam, dòng chuyển động này vẫn chưa mang tính cơ động cao vì hàng loạt những nguyên nhân như tính ỷ lại và trông chờ vào sự sắp xếp công việc của nhà nước là thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức của cả thế hệ người lao động từ thời kinh tế bao cấp, thói quen thích ứng với nơi đã sống thường xuyên, sự gắn bó với công việc, gánh nặng gia đình cùng việc học hành của con cái, những thủ tục hành chính phức tạp như chế độ hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng.
Đường lối và chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của Đại hội IX Đảng cộng sản Việt Nam đó nờu rừ “Tiếp tục tạo lập đồng bộ cỏc yếu tố thị trường, đổi mới và nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước”, trong đó nhấn mạnh “Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm đến các thị trường quan trọng nhưng chưa có hoặc còn sơ khai như thị trường lao động, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học và công nghệ ..”. Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự hình thành và phát triển nền kinh tế tri thức trên thế giới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta được Đại hội X của Đảng xác định: “ ..tranh thủ thời cơ thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghịêp hóa-hiện đại hóa đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Số doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng (cầu sức lao động) hiện nay còn ít, quy mô doanh nghiệp còn nhỏ bé, bình quân mỗi doanh nghiệp khoảng 50 lao động, phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, họat động gia công là chủ yếu, giá trị gia tăng thấp, khả năng đầu tư phát triển sản xuất, thu hút lao động hạn chế, tiền lương thấp, điều kiện lao động khó khăn ảnh hưởng đến quan hệ lao động trong doanh nghiệp. Đảm bảo đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, người sử dụng lao động và người lao động; hướng dẫn thực hiện Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động về giải quyết tranh chấp và đình công, tiền lương tối thiểu; đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý nhà nước về lao động -việc làm.
Để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động một cách có hiệu quả, từ khi có Luật Doanh nghiệp, Thành phố đã chú ý cải cách thủ tục đăng ký kinh doanh mới theo hướng đơn giản, thuận lợi hơn, hỗ trợ doanh nghiệp về những vấn đề khó khăn như: vay vốn, giải quyết thủ tục hành chính, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực… Đồng thời, đẩy mạnh việc xúc tiến đâu tư nước ngoài, cải tiến thủ tục thuê đất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để mời gọi đầu tư nước ngoài vào…. - Luôn quan tâm giải quyết các vấn đề bức xúc trên thị trường sức lao động trong các khu công nghiệp của tỉnh như vấn đề tranh chấp lao động, vấn đề nhà ở và các điều kiện sinh hoạt khác cho công nhân; vấn đề cải cách tiền lương, thu nhập, vấn đề đào tạo nghề cho người lao động… chú ý nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dịch vụ thị trường sức lao động như dịch vụ giới thiệu việc làm (kể cả nhà nước và tư nhân), thông tin thị trường sức lao động, các cơ sở đào tạo nghề, hội chợ việc làm… nhằm hạn chế những tiêu cực trong tuyển dụng và sử dụng lao động; nâng cao vai trò của các tổ chức đại diện cho người lao động (công đoàn, các tổ chức chính trị xã hội) để bảo vệ lợi ích cho người lao động.
Thành phố có 6 sông chính là: Sông Đá Bạch- Bạch Đằng dài hơn 32 km, đổ ra biển ở cửa Nam Triệu; Sông Cấm dài trên 30 km, đổ ra biển ở Cửa Cấm; Sông Lạch Tray dài 45 km; đổ ra biển bằng cửa Lạch Tray; Sông Thái Bình dài 35 km, đổ ra biển qua cửa sông Thái Bình; Sông Văn Úc; Sông Hóa, là ranh giới giữa Hải Phòng và Thái Bình. Do đó, chính quyền thành phố Hải Phòng cần phải nghiên cứu, phân tích, đánh giá thị trường sức lao động trên địa bàn một cách đầy đủ, đúng đắn, để có phương hướng và những giải pháp hiệu quả để phát triển thị trường sức lao động trên địa bàn thành phố, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Với những người lao động nhập cư có trình độ tay nghề thấp, họ làm việc và tìm kiếm việc làm chủ yếu ở các ngành nghề may mặc, da giày, xây dựng và một bộ phận có tay nghề khá tìm kiếm việc làm ở các khu chế xuất, khu công nghiệp của thành phố. Mặt khác, do vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở các địa bàn ven đô và các huyện ngoại thành làm cho một bộ phận lớn người lao động ở đó không còn tư liệu sản xuất (đất nông nghiệp) nên phải vào các quận nội thành để kiếm sống.
- Số người bước vào tuổi lao động hàng năm cao, khoảng trên 20.000 người/năm và số lao động dôi dư, mất việc làm do chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lớn. Điều này cho thấy lực lượng lao động có tốc độ cao hơn dân số do đại bộ phận dân nhập cư là người trong độ tuổi lao động.
Đây là một lợi thế của thành phố, vì trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học là trình độ cơ bản để tiếp cận học nghề, học chuyên môn tiếp sau bậc học phổ thông, một điều kiện thuận lợi để tham gia và đáp ứng yêu cầu của thị trường sức lao động. Khu vực thành thị, cứ 100 người tham gia lực lượng lao động thì có 52 người đã tốt nghiệp phổ thông, gấp 3 lần so với chỉ số này ở khu vực nông thôn.
Tuy chất lượng lao động ở mức cao so với mặt bằng chung của cả nước, nhưng cơ cấu lao động qua đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thiếu lao động chất lượng cao cho các ngành mũi nhọn (công nghiệp đóng tàu, phục vụ khu công nghiệp…). Cơ cấu lao động chuyển dịch rừ nột theo hướng tăng lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ và giảm lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp qua các năm do quá trình đô thị hoá nhanh khu vực ngoại thành, đặc biệt là khu vực ven đô thị.
- Hải Phòng là thành phố công nghiệp tập trung, có cảng biển lớn, nhiều doanh nghiệp lớn của Trung ương đóng tại Hải Phòng, vì vậy khu vực kinh tế nhà nước có vị trí lớn trong các loại hình kinh tế và trong vấn đề thu hút, tạo việc làm cho lao động. Giải quyết việc làm thông qua chương trình cho vay Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm: Hiện nay, Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm của Hải Phòng có trên 61 tỷ đồng, được phân bổ cho các quận, huyện, thị xã, các tổ chức đoàn thể xã hội để quản lý, triển khai cho vay tạo việc làm cho người lao động.
- Thị trường sức lao động Hải Phòng đang thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và tay nghề giỏi, thiếu lao động kỹ thuật trong một số ngành, nghề mũi nhọn, thừa lao động giản đơn. Thu nhập bình quân của lao động nữ cho dù ở bất cứ nhóm tuổi nào, ở khu vực thành thị hay nông thôn đều thấp hơn thu nhập bình quân của lao động là nam giới ở cùng nhóm tuổi và cùng khu vực.
Qua phân tích trên ta thấy, thu nhập của lao động đã qua đào tạo nghề và tương đương, lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp và lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên đều cao hơn mức thu nhập bình quân ở khu vực thành thị (861.000đ). Tuy nhiên, mức chênh lệch về thu nhập giữa lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và lao động chưa qua đào tạo cũng như lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trung bình lớn hơn so với mức chênh lệch này ở khu vực thành thị.
Lao động là công nhân kỹ thuật có bằng và lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên có thu nhập cao hơn và đồng đều ở cả nông thôn và thành thị, thu nhập bình quân của họ đều trên 1.000.000đ. Thu nhập bình quân của lao động nữ ở các cấp trình độ chuyên môn kỹ thuật, ở khu vực thành thị hay nông thôn đều thấp hơn thu nhập bình quân của lao động là nam giới ở cùng trình độ và cùng khu vực.
Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều chính sách điều tiết phát triển thị trường sức lao động của nhà nước và của địa phương (như Bộ luật Lao động, chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, chính sách đào tạo…) nhưng nhìn chung các chính sách này mới chỉ nhằm phát triển kinh tế- xã hội, giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội, chưa đi sâu vào thiết kế và áp dụng để phát triển thị trường sức lao động. Hướng cải cách tốt nhất cho công tác này là thực hiện cơ chế một cửa, thực hiện liên thông giữa các ngành: Lao động Thương binh và Xã hội, Công an, Tư Pháp, Y tế; trong đó ngành Lao động Thương binh và Xã hội và cơ quan thường trực trong việc cấp phép này, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài vào làm việc tại thành phố nhằm tranh thủ những chuyên gia, kỹ thuật viên giỏi, nhà quản lý giỏi vào làm việc tại thành phố.
Từ nay đến năm 2010, mục tiêu chiến lược nhằm tạo nên sự ổn định trong nền kinh tế với cơ chế thị trường, tập trung chủ yếu vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng đầu tư vào các ngành kinh tế, khu vực kinh tế trọng điểm tạo nên các cực phát triển về đô thị nhằm đạt các mục tiêu và hiệu quả cao về phát triển kinh tế, xã hội, làm tăng lực lượng lao động trong dịch vụ, thương mại nhanh hơn lực lượng lao động công nghiệp. Khu vực kinh tế không kết cấu phải được coi là một lĩnh vực có khả năng thu hút nhiều lao động và tồn tại lâu dài ở nước ta, là bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, là một trong những lĩnh vực hoạt động sôi động nhất của thị trường sức lao động, góp phần tăng tổng sản phẩm xã hội và ổn định đời sống nhân dân, song phải được kiểm soát về mặt nhà nước thông qua cơ chế và chính sách được quy hoạch, kế hoạch hoá và định hướng phát triển.
Tiếp tục phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ với phương châm đưa công nghiệp gắn với nguồn nguyên liệu, với thị trường, tạo sự liên kết, gắn bó giữa công nghiệp – nông nghiệp và dịch vụ nhằm vừa khai thác lợi thế và nguồn lợi giữa các tiểu vùng trong thành phố, vừa tham gia vào sự phân công hợp tác với khu vực đầu tư nước ngoài, với cả trong nước và quốc tế. Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động xúc tiến đầu tư, tạo lập đầu tư mới ngoài châu Á, chú trọng các tập đoàn lớn có tiềm lực về vốn, công nghệ, thương hiệu … Để làm được điều này, cần tăng cường chi ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, xúc tiến đầu tư; chuyển hướng thu hút đầu tư từ các đối tác ở khu vực châu Á sang các đối tác ở khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ … nhằm khai thác tiềm năng về vốn, công nghệ kỹ thuật hiện đại, có hàm lượng chất xám cao.