Chiến lược tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội

MỤC LỤC

Tác động của FDI đối với nước tiếp nhận đầu tư 1. Tác động tích cực

FDI là yếu tố quan trọng để huy động vốn đầu tư trong nước, đặc biệt đối với các nước có tỷ lệ tiết kiệm nội địa thấp, thiếu ngoại tệ và quá trình tích luỹ nội bộ từ nền kinh tế thấp, không đáp ứng được yêu cầu phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Chuyển giao công nghệ qua hoạt động FDI vẫn còn nhiều hạn chế và tiêu cực, nên dẫn tới hiện tượng công nghệ nhỏ giọt, công nghệ lạc hậu, công nghệ gây ô nhiễm môi trường…và giá cả thường cao hơn giá cả mặt bằng thế giới.

Dự án FDI

Đó là việc hình thành các pháp nhân mới có yếu tố nước ngoài, hoặc là sự hợp tác có tính đa quốc gia trong các hình thức BOT, hoặc là tạo ra những khu vực đầu tư tập trung đặc biệt có yếu tố nước ngoài…. Tóm lại, các đặc trưng cơ bản trên của các dự án FDI đã cho thấy, dự án FDI về bản chất, là sự hợp tác theo nguyên tắc thỏa thuận của nhiều quốc gia với quốc tịch, ngôn ngữ, luật pháp, văn hóa và trình độ phát triển khác nhau. Các đặc trưng này đòi hỏi các Bên trực tiếp hợp tác đầu tư và cả các quốc gia cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia kinh doanh với các nhà ĐTNN một cách hữu hiệu nhất và hạn chế với mức cao nhất những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hợp tác đầu tư với quốc gia khác.

Vấn đề thu hút dự án FDI vào KCN

Môi trường đầu tư trong KCN bao gồm: Hệ thống các chính sách khuyến khích và ưu đãi cho các dự án FDI đầu tư vào các KCN như thủ tục hành chính, thủ tục về đất đai, chính sách ưu đãi về thuế và tài chính…sao cho thuận tiện, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc cho các nhà ĐTNN; Sự đồng bộ, hiện đại của các công trình cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng rào (nhà xưởng, kho bãi, điện, đường, giao thông, sân bay, cảng biển, bưu chính viễn thông…); giá cả đất thuê lại và các dịch vụ trong KCN…. Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm: Văn bản về các nội dung tư cách pháp lý của nhà đầu tư; mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư; VĐT, tiến độ thực hiện dự án; Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường; kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có); Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư; Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có). Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động thu hút FDI vào các KCN giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có cơ sở đánh giá hoạt động thu hút FDI vào các KCN, đồng thời giúp Ban quản lý các KCN và chế xuất trên cơ sở so sánh với các KCN khác để tìm ra những mặt còn hạn chế, yếu kém trong hoạt động thu hút FDI, từ đó đề ra những giải pháp tốt nhất nhằm tăng cường hoạt động thu hút FDI vào các KCN.

Vấn đề triển khai dự án FDI vào KCN 1. Khái niệm triển khai dự án FDI

Các thủ tục hành chính cho sự ra đời và hoạt động của một dự án FDI bao gồm: Đăng ký tư cách pháp nhân như đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp trên các báo trung ương và địa phương, đăng ký trụ sở doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, khắc và đăng ký con dấu của doanh nghiệp tại cơ quan công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt doanh nghiệp và đăng ký danh sách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc và Kế toán trưởng; Mở tài khoản tại ngân hàng; Đăng ký chế độ kế toán; Đăng ký dịch vụ bưu chính viễn thông tại cơ quan quản lý bưu chính viễn thông. Các thủ tục hành chính tiếp theo bao gồm: Các thủ tục liên quan đến việc góp vốn, như đăng ký kế hoạch xuất nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ để góp vốn cho dự án; Các thủ tục về đất đai; Các thủ tục về xây dựng cơ bản và xuất nhập cảnh cho các chuyên gia nước ngoài, hoặc các lao động trong nước đi đào tạo ở nước ngoài. Có các hình thức góp vốn thông thường như: Góp vốn bằng tiền mặt, bằng giá trị quyền sử dụng mặt đất, bằng công nghệ…Các nhà đầu tư lựa chọn hình thức góp vốn và tiến hành góp vốn theo các hình thức đã lựa chọn sao cho đảm bảo đúng với tiến độ đã đề ra.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút và triển khai các dự án FDI

Những nước có trình độ quản lý kinh tế vĩ mô yếu kém thường dẫn đến tình trạng lạm phát cao, nợ nước ngoài nhiều, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, các thủ tục hành chính rườm rà…Đây chính là những nguyên nhân gây ra biến động lớn về cung, cầu và sức mua trên thị trường, tác động xấu đến thu hút và triển khai dự án FDI. Hệ thống luật pháp là bộ phận quan trọng cấu thành nên môi trường đầu tư của mỗi quốc gia, nó bao gồm không chỉ hệ thống các văn bản pháp luật quy định về ĐTNN, mà bao gồm cả những văn bản quy định về thương mại, chính sách xuất nhập khẩu, thuế suât…Tất cả tạo nên hành lang pháp lý đồng bộ và thuận lợi cho hoạt động thu hút và triển khai các dự án FDI. Bên cạnh hoạt động của các doanh nghiệp ở các KCN luôn tồn tại các loại hình dịch vụ nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như hải quan, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ y tế, dịch vụ kho vận…Hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động dịch vụ là những hoạt động có tính chất đan xen, bổ trợ lẫn nhau.

Nhân tố chính trị

Chương này, luận văn sẽ xem xét thực trạng thu hút và triển khai dự án FDI vào các KCN Hà Nội. Trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút và triển khai dự án FDI vào các KCN Hà Nội trong thời gian qua, luận văn rút ra những ưu điểm, tồn tại trong thu hút và triển khai các dự án FDI vào các KCN Hà Nội và nguyên nhân của các tồn tại đó. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT VÀ TRIỂN KHAI DỰ ÁN FDI VÀO CÁC KCN HÀ NỘI.

Nhân tố lao động của Hà Nội

Đồng thời Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội đã hoàn thành các dự án xây dựng đường vào KCN Hà Nội - Đài Tư và Sài Đồng A, dự án xây dựng đường gom nối KCN này với quốc lộ 5; Đang hoàn thiện những buớc cuối của giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho dự án xây dựng đường từ trường Đại học mỏ địa chất vào KCN nam Thăng Long. Tóm lại, cơ sở hạ tầng trong các KCN và chế xuất Hà Nội như trên đã trình bày là khá tốt, tuy nhiên hiện đang nổi lên vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, do nhiều trạm xử lý nước thải tập trung của KCN bị quá tải và có KCN chưa xây dựng được trạm xử lý nước thải tập trung; Công tác giải phóng mặt bằng của một số KCN còn chậm so với kế hoạch đề ra. Tóm lại, nguồn nhân lực tuy còn hạn chế về trình độ nhưng với lực lượng 64 – 65% trong độ tuổi lao động cũng như tỷ lệ lao động qua đào tạo đang đạt ở mức 50 – 55% cũng đã cao hơn rất nhiều so với các tỉnh, thành phố khác và cao hơn nhiều so với mức trung bình của cả nước.

Nhân tố dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội

Tuy nhiên, trình độ hiểu biết pháp luật nói chung, pháp luật lao động nói riêng của người lao động còn hạn chế nên vừa gây thiệt hại cho bản thân người lao động vừa gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp và môi trường đầu tư. Các doanh nghiệp trong KCN ngoài việc mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động còn mua bảo hiểm cho máy móc, phương tiện, thiết bị sản xuất trong quá trình vận chuyển, hoạt động… Thời gian vừa qua chưa có một rủi ro đáng tiếc nào xảy ra nhưng các doanh nghiệp trong các KCN vẫn mua các loại hình dịch vụ này. Tuy nhiên các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp vẫn còn thiếu như: Nhà ở, trường học, ngân hàng…Để cung cấp các dịch vụ này nhằm đáp úng nhu cầu của các doanh nghiệp FDI trong KCN về số lượng và chất lượng, thời gian tới Thành phố và các sở, ban ngành phải có sự chỉ đạo quyết liệt hơn nữa.

Tình hình thu hút FDI vào Hà Nội

Trung tâm này cung cấp lực lượng lao động có tay nghề, có trình độ và được đào tạo cho hầu hết các doanh nghiệp trong các KCN Hà Nội. Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Đông Anh, trung tâm dạy nghề quận Cầu Giấy…để đào tạo lao động có tay nghề, ngoại ngữ, giao tiếp ứng sử…. Trong quá trình đào tạo, học viên có thể được đưa đi dự tuyển vào làm việc ngay tại các doanh nghiệp trong các KCN đang có nhu cầu tuyển dụng lao động.

Bảng 2.1: Cơ cấu các dự án FDI theo ngành sản phẩm trên địa bàn Hà Nội, tính đến hết năm 2007
Bảng 2.1: Cơ cấu các dự án FDI theo ngành sản phẩm trên địa bàn Hà Nội, tính đến hết năm 2007