MỤC LỤC
-Không nên huy động vốn ngắn hạn để thực hiện hoạt động đầu tư phát triển vì thời gian hoàn vốn cố định phải kéo dài, không đảm bảo hoàn vốn theo thời gian vay ngắn hạn. Đó là các công cụ: chính sách thuế, chính sách chi tiêu của nhà nước, chính sách tích luỹ, tiết kiệm và đầu tư, chính sách tiền tệ, lạm phát, tỷ giá,tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Các nguồn tài chính này có vai trò rất quan trọng ,vì nó góp phần nâng cao vị thế tài chính của doanh nghiệp do duy trì hay nâng cao chất lượng các tỷ số tài chính theo hướng có lợi .Mặt khác,các nguồn này còn thể hiện nội lực của doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp có thể dùng làm đối trọng với các nguồn tín dụng huy động từ bên ngoài công ty. Đối với các công ty cổ phần hay công ty TNHH nguồn trích lập quỹ này do doanh nghiệp quyết định.Nguồn vốn này có ý nghĩa rất quan trọng, nguồn này lớn chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả.Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn.Nguồn trích từ lợi nhuận để lại là bộ phận lợi nhuận được dùng để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tổng vốn của khu vực kinh tế nhà nước ( tỷ đồng). Tổng sản phẩm quốc nội. Tỷ trọng vốn khu vực kinh. tế nhà nước so với GDP. Nguồn: Niên giám thống kê 2006 và Tổng cục thống kê. Từ năm 1995 đến năm 2002 GDP qua các năm tăng đồng thời tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực nhà nước mỗi năm cũng đều tăng, từ năm 2002 đến năm 2005 tuy tỷ trọng này có giảm nhưng giảm không đáng kể, điều này nói lên rằng khi nền kinh tế tăng trưởng tốt thì vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước cũng tăng. ii) Môi trường kinh tế vĩ mô. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định có vai trò rất lớn trong quá trình ra quyết định đầu tư. Trước khi ra quyết định, các nhà đầu tư thường cân nhắc rất kỹ các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả đầu tư như yếu tố lãi suất, lạm phát, hoạt động của ngân hàng trung ương, thu chi ngân sách nhà nước, ngoài ra các doanh nghiệp xuất khẩu còn quan tâm tới tỷ giá hối đoái. Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán trong chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước luôn là yếu tố tạo mối trường đầu tư kinh doanh hấp dẫn với các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong một xã hội ổn định về chính trị, các nhà đầu tư và doanh nghiệp được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu tài sản, mức độ yên tâm của nhà đầu tư được củng cố thông qua việc đánh giá các yếu tố rủi ro chính trị. Ngoài ra còn có một số yếu tố quan trọng trong môi trường chính trị như xu thế chính trị, là định hướng của nhà nước sẽ áp dụng trọng việc điều hành quốc gia. Những chính sách đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế và các doanh nghiệp. Có thể nói môi trường chính trị là nhân tố hàng đầu, mỗi khi môi trường chính trị, xã hội bất ổn định thì mọi cơ chế chính sách đều mất đi tính hiệu lực của nó. Lãi suất là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới một dự án đầu tư trong việc huy động và sử dụng vốn. Lãi suất quá cao gây khó khăn trong quá trình huy động vốn của doanh nghiệp, và khiến chi phí sử dụng vốn bị đội lên cao do đó lợi nhuận thực của doanh nghiệp giảm. Việc Chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt gần đây thông qua phát hành 20300 tỷ đồng tín phiếu và nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng lên 11% làm lãi suất tăng chóng mặt, điều này gây trở ngại cho các nhà đầu tư có ý định vay vốn ngân hàng trong đó có cả một số doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù được vay ưu đãi nhưng với mức. lãi suất cao như hiện nay thì chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước cũng bị đẩy lên cao hơn trước. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu như dệt may, da giày, hải sản đặc biệt quan tâm tới tỷ giá hối đoái. Sự lên xuống của đồng nội tệ luôn là mối quan tâm của các doanh nghiệp xuất khẩu. Giá trị đồng nội tệ càng giảm hoặc thấp so với những ngoại tệ mạnh thì các doanh nghiệp xuất khẩu càng có lợi. Lợi nhuận cao thì khả năng quay vòng vốn của các doanh nghiệp cũng nhanh hơn. Tuy nhiên nguy cơ suy thoái nền kinh tế Mỹ hiện nay đang gây nên tâm trạng lo lắng cho những người làm xuất khẩu vì đồng đô la sụt giá có thể làm giảm lượng hàng xuất khẩu sang Mỹ - thị trường nhập khẩu lớn nhất của nước ta về hàng nông sản và may mặc. iii) Các chính sách kinh tế. Từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cùng với việc cam kết phải đi đôi với thực hiện giảm thuế theo lộ trình đối với các. doanh nghiệp nước ngoài. Thuế suất của các mặt hàng nhập khẩu giảm thúc đẩy nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường non trẻ Việt Nam làm gia tăng sức cạnh tranh. Để tồn tại và phát triển buộc doanh nghiệp trong nước đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước phải có giải pháp sử dụng vốn thực sự hiệu quả. Do đó chính sách này tác động không nhỏ tới việc sử dụng vốn của Doanh nghiệp nhà nước. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp nhà nước i) Ngân sách nhà nước. Ngân sách là nguồn huy động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp nhà nước. Trước đổi mới năm 1986 nền kinh tế còn mang nặng tư tưởng cấp phát, các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu hoạt động theo nhu cầu và phân phối của chính phủ do đó không phải quan tâm tới yếu tố đầu vào và tiêu thụ đầu ra, điều này tạo ra ảnh hưởng không nhỏ về tư tưởng bao cấp mà vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Nguồn huy động vốn chủ yếu của doanh nghiệp nhà nước lúc đó là từ ngân sách nhà nước nên không tạo cho doanh nghiệp tính chủ động trong huy động và tính trách nhiệm trong sử dụng sao cho có hiệu quả. Từ khi thực hiện cổ phần hoá nhằm đa dạng hoá cơ cấu chủ sở hữu vốn, đối với những doanh nghiệp nhà nước mà nhà nước không cần nắm giữ 100%. vốn thì hiện nay nhà nước chỉ nắm từ 51% vốn trở lên. Quá trình cổ phần hoá không những giúp doanh nghiệp nhà nước huy động được nguồn vốn trong dân doanh mà còn giúp các doanh nghiệp năng động hơn trong việc quản lý việc sử dụng vốn. Thông qua cổ phần hoá, nhà nước đã giảm dần chức năng quản lý sang giám sát việc huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước đã chủ động hơn khi có sự tham gia góp vốn của tư nhân. Như vậy việc giảm dần nguồn vốn ngân sách cho doanh nghiệp nhà nước lại đem lại tín hiệu tích cực cho nền kinh tế. ii) Khấu hao hàng năm.
Có thể thấy đối với các DNNN có quy mô vốn chủ sở hữu nhỏ (dưới 5 tỷ đồng) thì vốn NN chỉ chiếm dưới 10% tổng số vốn, thậm chí có những năm còn mang dấu âm. Ðể giải quyết nguồn vốn này, nên cho phép nước ngoài đầu tư cả gói khai thác mỏ và luyện kim, trong đó phần khai thác mỏ, DNNN giữ cổ phần chi phối.
Trong hơn một thập kỷ qua, chúng ta đã thực hiện được một khối lượng công việc lớn trong việc đổi mới, sắp xếp DNNN nhưng chỉ số hiệu quả tổng hợp nhất và quan trọng nhất là tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh lại tăng được rất ít, khoảng 4%. Các ý kiến cho rằng hiện còn nhiều DNNN chưa kiểm toán có lãi, nhưng lợi nhuận vẫn thấp hơn lãi suất ngân hàng, nhiều doanh nghiệp sống dựa vào việc cho thuê mặt bằng, còn kinh doanh thực tế không hiệu quả.
Hội nghị phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp của Trung tâm Thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước (CIC) đã công bố một số liệu khá ảm đạm của các doanh nghiệp nhà nước hiện nay.Kết quả xếp loại 5.199 doanh nghiệp có báo cáo tài chính năm 2004 theo loại hình doanh nghiệp thì số doanh nghiệp nhà nước được xếp loại khá trở lên (từ AAA đến BBB) lần lượt chiếm 17,1%; 18% qua 2 năm 2003, 2004 (số liệu tương ứng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 44,1%;. Bên cạnh đó thì nhiều DNNN trong lĩnh vực độc quyền, hay có nhiều lợi thế về mặt bằng, về nền tảng từ trước như: cảng biển, điện lực, nước sạch, bưu chính viễn thông, dịch vụ, đóng tàu, khai thác và chế biến than, xi măng, sắt thép, bia và nước giải khát, đầu tư xây dựng nhà ở, dầu khí, dịch vụ vận tải đường sắt và hàng không,… làm ăn có hiệu quả, vẫn là đối tượng cạnh tranh đầu tư vốn, cung cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay rất nhiều DNNN vốn để đổi mới công nghệ, mua sắm máy móc thiết bị..nhưng thay vì đến các công ty tài chính để tìm sự giúp đỡ thì các DN này lại tìm đến ngân hàng để vay vốn mặc dù ở đây thủ tục rất chặt chẽ và điều kiện để được vay vốn khó hơn rất nhiều.Thực trạng trên một mặt là do thói quen khó thay đổi của các DN Việt Nam nhưng một phần quan trọng là do hoạt động kinh doanh CTTC chưa được tuyên truyền phổ biến và quảng cáo rộng rãi ở Việt Nam. Mục tiêu của CPH DNNN đã được quán triệt trong Nghị quyết Hội nghị TW 3 khoá IX (tháng 8/2001) là “Tạo ra loại hình doanh nghiệp (DN) có nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của Nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, có hiệu quả cho DNNN, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của cổ đông và tăng cường giám sát của xã hội đối với DN, bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, DN và người lao động.
Các DN nhập khẩu tăng bao gồm: Tập đoàn Than VN, TCT Thép, TCT Giấy, TCT Khoáng sản, TCT Máy động lực và máy nông nghiệp, TCT Máy và Thiết bị công nghiệp, TCT Điện tử - Tin học, TCT Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội, TCT Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn,. Nhiều doanh nghiệp có số nợ phải thu khó đòi rất lớn mà cho đến nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả như Tổng công ty Lương thực miền Nam hơn 156 tỷ đồng, Tổng công ty Chăn nuôi 101 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng công nghiệp 46,7 tỷ đồng Các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thuộc Bộ Công nghiệp xuất khẩu đạt trên 5,5 tỷ USD, tăng 29% so với thực hiện năm 2004.
Phần lớn các DNNN được trang bị máy móc từ nhiều nguồn khác nhau, đan xen trong nhiều doanh nghiệp các loại thiết bị và công nghệ lạc hậu, trung bình đến tiên tiến,có những thiết bị già cỗi sản xuất từ những năm 50, 60.Có đến 80% thiết bị công nghệ của DNNN lạc hậu so với các nước tiên tiến vài chục năm Vì thế đã làm hạn chế hiệu quả vận hành thiết bị và giảm mức độ tương thích, đồng nhất giữa sản phẩm đầu vào, đầu ra.Trong khi đó tốc độ đổi mới KHCN chỉ ở mức 10%là quá châm so với khu vực tư nhân và khu vực nước ngoài. Một số tổng công ty,doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư phát triển công nghệ khoa học kĩ thuật nhưng vẫn là những con số khiêm tốn.VDTổng Công ty Xăng dầu Việt Nam đã ứng dụng công nghệ lắp đặt công nghệ mái phao cho các bể chứa xăng dầu với vốn đầu tư trên 50 tỷ đồng, đã tiết kiệm chi phí hao hụt khoảng 10 tỷ đồng/năm; Đầu tư hệ thống nhập kín xăng dầu tại tất cả các cửa hàng xăng dầu để giảm hao hụt, phòng chống cháy nổ và đảm bảo môi trường trong sạch.
Với ngân hàng Đầu tư và phát triển để có được đội ngũ chuyên viên giỏi nhất là trong các lĩnh vực đòi hỏi trình độ cao và đang nỗ lực tiếp cận nhanh chóng với chuẩn quốc tế thì ngoài việc tuyển chọn rất khó khăn,doanh nghiệp phải bỏ ra hàng tỷ đồng để đào tạo, nâng cao chuyên môn và không ít người được cử đi đào tạo nước ngoài với số tiền lên tới hàng chục ngàn USD cho mỗi khoá học. Thay vì như cơ chế cũ, doanh nghiệp ngồi chờ cơ quan chủ quản bổ nhiệm hoặc đề xuất bổ nhiệm.Tuy nhiên hiện tại chỉ có Vinamotor là đã thuê đươc CEO với mức lương rất khiêm tốn là 2000 USD(trong khi đó một ngân hàng cổ phần vừa được thành lập đang treo mức lương 15.000 USD/ tháng cho vị CEO tương lai trên một số phương tiện thông tin đại chúng, hay những quảng cáo tuyển dụng trong hơn một năm qua, mức lương vài ngàn đô la/ tháng xuất hiện ngày một nhiều từ các doanh nghiệp tư nhân.).
Việt Nam và Malaysia cùng một xuất phát điểm khi đầu tư cho nền công nghiệp khí từ những năm 1974-1975, nhưng đến nay, Petronas đã được biết đến như một tập đoàn dầu khí quốc tế, có hoạt động kinh doanh với 31 quốc gia khác trên thế giới, có nhiều công trình thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài, trở thành thương hiệu biểu tượng cho Malaysia đối với các quốc gia khác. Tập đoàn dệt may VN đang tập trung xây dựng từ 10 đến 20 thương hiệu sản phẩm quốc gia để quảng bá ra nước ngoài, đồng thời mua bản quyền và liên kết sản xuất từ 2 đến 4 thương hiệu nổi tiếng thế giới để bán trong nước Việt Nam hiện nay chưa có thương hiệu nào nằm trong top 1000 thương hiệu mạnh của thế giới cũng như 1000 thương hiệu mạnh của khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Nợ xấu của DNNN là một vấn đề rất khó giải quyết nhưng chỉ sau một thời gian cổ phần hoá nợ xấu của DNNN cũng được xử lý một bước căn bản tạo điều kiện cho doanh nghiệp thật sự lành mạnh về tài chính khi hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần.Trong hơn 2000 doanh nghiệp nhà nước đã giải quyết được tổng nợ 2000 – 3000 tỷ đồng mà không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp. Một số DNNN đã tập trung nguồn vốn thích đáng để đầu tư cho nghiên cứu cơ bản, phát triển một số lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn như điện, giao thông, bưu chính viễn thông, vật liệu xây dựng, điện tử, tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.
Các văn bản hướng dẫn thi hành nghị định 64/2002/ND – CP về cổ phần hoá còn chậm, bộc lộ nhiều hạn chế như chưa có những hướng dẫn cụ thể để tháo gỡ những khó khăn trong việc xác định giá trị tài sản chưa phù hợp với cơ chế thị trường nhất là việc xác định giá trị đất đai đưa vào giỏ trị doanh nghiệp đang gặp khú khăn lỳng tỳng chưa cú quy định rừ ràng cụ thể, quy chế hỗ trợ vốn tín dụng cho các doanh nghiệp sau cổ phần hoá, thiếu đồng bộ giữa các ngành, các địa phương. Nguyên nhân của việc phát hành trái phiếu công ty chưa được triển khai ở nước ta là: thông tin về các tổ chức phát hành còn quá thiếu và độ tin cậy thấp, chưa thực sự chứng tỏ năng lực cũng như hiệu quả kinh doanh; các tầng lớp dân cư chưa quen với trái phiếu công ty; tính hấp dẫn của trái phiếu kém; doanh nghiệp quen huy động vốn bằng hình thức vay vốn tín dụng từ ngân hàng; khuôn khổ pháp lý chưa khuyến khích doanh nghiệp phát hành trái phiếu công ty.
Do đó, việc nâng cao hiệu quả của việc huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước ngày càng trở nên cấp bách. Đòi hỏi phải có những biện pháp nhanh chóng và hợp lý về vốn, giúp các doanh nghiệp Nhà nước ngày càng phát triển. Giải pháp cho việc huy động vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà. với doanh nghiệp. Cơ quan này thay mặt nhà nước thực hiện quyền sở hữu đối với doanh nghiệp. Chuyển giao những trách nhiệm tài trợ và thực hiện các chức năng xã hội của doanh nghiệp sang cho chính quyền địa phương thực hiện, thực hiện quỹ luận ngân sách nghiêm ngặt. Nâng cấp hệ thống thông tin tài chính và công bố những báo cáo về kiểm toán, tài chính; nâng cáo năng lực quản lý và kế toán. Đưa ra hệ thống đòn bẩy khuyến khích các nhà quản lý và công nhận nâng cao kết quả, các cán bộ quản lý phải có các hợp đồng quy định những điều khoản trả lương theo kết quả công nghiệp. + Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát có hiệu quả đối với các DNNN còn giữ 100% sở hữu Nhà nước, trong đó có các DNNN đã chuyển sang công ty hoá. - Đối với DNNN thuộc diện cổ phần hoá:. +Làm rừ những vấn đề cũn tồn tại về cổ phần hoỏ như đỏnh giỏ lại tài sản, cỏc thủ tục, phương thức cổ phần hoá. + Đổi mới chế độ chính sách đối với nhà đầu tư, người mua cổ phần. +Thiết lập quỹ hỗ trợ thất nghiệp cho những người bị mất việc làm do cổ phần hoá. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích động viên các thành viên trong xã hội tham gia mua cổ phần. - Đối với các DNNN quy mô chỉ thua lỗ kéo dài hoặc nhà nước không cần nắm giữ cổ phần:. + Đẩy nhanh việc ban hành nghị định giao, bán khoán kinh doanh cho thuê DNNN để đẩy mạnh đa dạng hoá sở hữu, phương thức quản lý doanh nghiệp, giảm bớt doanh nghiệp quy mô nhỏ Nhà nước không giữ 100% vốn sở hữu. + Ưu tiên về chính sách đối với các trường hợp tiếp nhận nhiều lao động của các doanh nghiệp này. + Ban hành chính sách giải quyết nợ cho các doanh nghiệp chuyển sang áp dụng giao, bán, khoán kinh doanh và cho thuê. Thực hiện sát nhập các doanh nghiệp: tích tụ và tập trung vốn. Trong nên kinh tế thị trường, khi nước ta ra nhập VVTO doanh nghiệp vừa và nhỏ đồng nghĩa với việc đơn điệu về sản phẩm, chất lượng thấp, giá thành cao, không đủ lợi thế so với những doanh nghiệp có quy mô lớn, trang bị hiện đại chi phí sản xuất thấp.. Để đạt được mục tiêu đề ra về đổi mới, sắp xếp lại, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, đến năm 2005 các doanh nghiệp nhà nước phải có quy mô vừa và lớn, với mức vốn bình quân doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đạt trên 71 tỷ đồng.Do vậy cần phải xúc tiến thành lập các tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con,.. trên cơ sở các doanh nghiệp có sản phẩm, thương hiệu có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế là rất cần thiết. Hiện nay ở nước ta đang tồn tại nhiều hình thức hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp, trong đó, nổi bật là những hình thức: hợp tác giữa hai doanh nghiệp hoặc nhiều doanh nghiệp trong mô hình tổng công ty nhà nước; hợp tác giữa một doanh nghiệp và một ngân hàng trong nước; hợp tác giữa một doanh nghiệp trong nước với đối tác nước ngoài để xuất khẩu sản phẩm và tìm được sự hỗ trợ về vốn, công nghệ. Quan hệ giữa các công ty thành viên và với tổng công ty là quan hệ phối thuộc tương hỗ lẫn nhau, chứ không phải quan hệ phụ thuộc, do đó tránh được tình trạng ỷ lại, dựa dẫm vào Tổng Công ty mà không tự phát triển bản thân mình. Liên kết, hình thành các tập đoàn doanh nghiệp mạnh đủ năng lực cạnh tranh và giảm thiểu khả năng rủi ro nhờ chia xẻ với nhiều nhà đầu tư khác là hướng đi hiệu quả để các doanh nghiệp mở rộng quy mô, tăng cường tích tụ, tập trung vốn. Quá trình tập trung, tích tụ và huy động vốn có thể thông qua mô hình các tập đoàn kinh tế, mô hình Công ty mẹ, công ty con hay qua hình thức Hiệp hội,.. dưới hình thức nào, mô hình nào cũng phải đi vào thực chất, bảo đảm hiệu quả và sự phát triển của doanh nghiệp. Tạo lập vốn chủ sở hữu. Muốn tạo lập dược vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp phải làm ăn có lãi. Nếu sản xuất kinh doanh khá, sản phẩm cạnh tranh được với thị trường thì không những có lợi nhuận mà vốn cũng được quay vòng nhanh, ngược lại nếu sản xuất kinh doanh kém hiệu quả thì vốn sẽ bị ứ đọng. Để từng bước nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong các DNNN cần tiếp tục đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DN, kinh nghiệm cho thấy chỉ có cổ phần hóa thì vốn mới được quản lý chặt chẽ hơn. Thực tế cho thấy cũng có rất nhiều doanh nghiêp làm ăn có lãi, lợi nhuận đạt dược rất cao .Đây là nguồn vốn quan trọng dể bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Để tao lập vốn được nguồn vốn này các DN cần thực hiện những giải pháp sau:. - Thứ nhất là, ưu tiên sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao và có thể xuất khẩu. Giữ vững thị trường trong nước và phát triển thêm thị trường ngoài nước,. cải tiến mẫu mã sản phẩm phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng. - Thứ hai là, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn , nắm bắt được những cơ hội đầu tư một cách nhanh chóng. - Thứ ba là, thực hiện đầu tư có hiệu quả và có những thiết bị mang tính “vượt trội”, áp d ụng mh ững ti ến b ộ khoa h ọc k ĩ thu ật hi ện đ ại v ào s ản xu ất kinh doanh , trên cơ sở tổ chức hợp tác sâu rộng trong và ngoài nước. - Thứ tư là, tăng cường đào tạo và thu hút đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân có chuyên môn và tay nghề cao. - Thứ năm là, làm tốt công tác tài chính kinh doanh để tái sản xuất mở rộng Tcty và các doanh nghiệp thành viên. - Thứ sáu là , tổ chức hợp tác sâu rộng, liên doanh, liên kết trong và ngoài nước. Đổi mới, phát triển,nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN. Trong nền kinh tế thị trường đang hội nhập, doanh nghiệp nhà nước ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém. Hoạt động của doanh nghiệp chưa đạt hiệu quả, khả năng tạo ra lợi nhuận kém, hàng tồn kho tiêu thụ chậm, công nợ chưa thanh toán được.. cộng thêm các cơ chế, quy chế quản lý của doanh nghiệp nhà nước cũng ngày càng trở nên bất cập với thực tiễn.. khiến các ngân hàng e ngại khi xem xét cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước.Do vậy để có thể tìm nguồn vốn huy động từ bên ngoai mà chủ yếu là từ các NHTM DNNN phải nâng cao độ tín nhiệm đối với ngân hàng. Để đạt dược điều này các DNNN phải đẩy mạnh hơn nữa việc sắp xếp, tổ chức lại,đổi mới, phát trển và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước:. * Đổi mới DNNN: Từng bước tạo lập môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng giữa cỏc thành phần kinh tế; tỏch bạch rừ chức năng quản lý nhà nước, quản lý của chủ sở hữu với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp; xóa bỏ cơ chế chủ quản; phõn định rừ quyền của cỏc cơ quan nhà nước thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu đối với DNNN; cơ cấu lại vốn và tài sản theo hướng tích cực và có hiệu quả, giảm các khoản nợ xấu và tài sản tồn đọng; kiên quyết và khẩn trương xóa bỏ tình trạng bao cấp, bảo hộ bất hợp lý, đặc quyền và độc quyền trong kinh doanh của các DNNN. * Đẩy mạnh cải cách, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:. +) Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, trong đú phõn định rừ chức năng quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp, nhất là các quyền của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp. +) Ban hành chế độ phân phối cổ phần hợp lý;. +) Đổi mới phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, giám sát hoạt động kinh doanh và việc chấp hành quy định của Nhà nước tại doanh nghiệp. Nhà nước dành một phần khoản lợi nhuận sau thuế để khen thưởng và đảm bảo phúc lợi cho người lao động trong doanh nghiệp, song không tạo thành một đặc quyền của họ so với những người lao động ở các doanh nghiệp khác tạo nên sức ì khi chuyển đổi hình thức sở hữu.