MỤC LỤC
Hàng năm phòng SXKD phải xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn và dài hạn cho Công ty, tìm hiểu về thị hiếu của người tiêu dùng, tìm kiếm đối tác, giao dịch và ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng. Sau đó trình kế hoạch để giám đốc xét duyệt.Trên cơ sở hợp đồng và kế hoạch, phòng SXKD tổ chức phối hợp các phòng ban: vật tư, cấp phát, kỹ thuật, cơ điện….
Phòng tổ chức cán bộ lao động: quản lý lao động, tiền lương trong cụng ty, lập kế hoạch cõn đối lao động tiền lương, lập và theo dừi định mức lao động, thanh quyết toán tiền lương hàng tháng cho các đơn vị trong công ty. Phòng Tài chính kế toán: quản lý, phản ánh trung thực kịp thời tình hình tài chính, tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo, phân tích tình hình tài chính, tham mưu cho giám đốc về tài chính, lập kế hoạch cân đối tài chính.
- Thủ quỹ : Có trách nhiệm giữ TM, quản lý số tiền trong quỹ tại công ty, theo dừi cập nhật chớnh xỏc số tiền hiện cú trong quỹ;nhập quỹ, xuất quỹ TM theo phiếu thu, phiếu chi, giấy tạm ứng, tiến hành đối chiếu thường xuyên sổ quỹ với các sổ sách có liên quan; báo cáo thường xuyên số tiền tồn quỹ cho Kế toán trưởng, cung cấp số liệu cho phòng tài chính kế toán để có thể nắm bắt kịp thời tình hình thanh toán của Công ty. Chứng từ lao động, tiền lương: Bảng chấm công, bảng chấm công làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Giấy đi đường, Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, Hợp đồng giao khoán, Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán, Bảng kê trích nộp các khoản theo lương, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội,.
Hàng ngày, khi phát sinh nghiệp vụ thu chi quỹ tiền mặt, kế toán tiền mặt sẽ hạch toán vào Sổ chi tiết tài khoản 111- tiền mặt và thủ quỹ vào Sổ quỹ tiền mặt sổ này được viết bằng tay.Cuối ngày, kế toán tiền mặt và thủ quỹ tiến hành đối chiếu Sổ chi tiết tiền mặt và Sổ quỹ tiền mặt nhằm tránh sai sót và nhầm lẫn. Để được phép chi tiền từ TK TGNH, kế toán TGNH phải nhận được đầy đủ các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ chi tiền đó (ví dụ: Dùng TGNH thanh toán tiền mua vật tư thì phải có bộ chứng từ bao gồm: Hợp đồng, Hoá đơn GTGT, Phiếu nhập kho…). - Phiếu nhập kho: Do cán bộ phòng vật tư lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất) đặt giấy than viết một lần, trong đó liên 1 lưu tại quyển, liên 2 dùng luân chuyển và ghi sổ kế toán, liên 3 (nếu có) người giao hàng giữ.
Khi các PX có nhu cầu xuất vật tư, phòng SXKD lập biên bản đề nghị xuất vật tư gửi phòng kỹ thuật và phòng QLCP vật tư ký duyệt lệnh xuất, sau khi được duyệt, cán bộ vật tư lập phiếu xuất kho, ghi vào cột tên, quy cách, chủng loại, khối lượng, rồi chuyển cho thủ kho xuất kho và ghi vào cột thực xuất.
- Ở Phòng kế toán: sau khi nhận được chứng từ gốc (Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho), kế toán vật tư kiểm tra tính hợp lý của các chứng từ, ghi đơn giá, tính thành tiền. Sau đó tiến hành tổng hợp vào “Bảng kê nhập, xuất NVL” rồi hạch toán lên “sổ kế toán chi tiết vật tư”. Cuối mỗi tháng, kế toán vật tư lập “Bảng tống hợp chi tiết nhập xuất tồn” kho của từng loại vật tư và đối chiếu với thủ kho về số lượng nhập xuất tồn.
Sử dụng bảng kê 3 để tính giá thành thực tế NVL, CCDC nhập kho -Hạch toán NVL giảm trong kỳ: sử dụng NKCT số 7.
Khi các đơn vị trong công ty có nhu cầu mua sắm TSCĐ, cần lập Giấy đề nghị mua TSCĐ chuyển cho giám đốc và phòng đầu tư xây dựng ký duyệt, khi đươc sự đồng ý của giám đốc, phòng đầu tư xây dựng tổ chức phương án mua TSCĐ, kiểm tra thiết bị, giao cho đơn vị có nhu cầu và lập hồ sơ TSCĐ bao gồm: Hoá đơn mua hàng, Hợp đồng mua hàng, Biên bản giao nhận TSCĐ…. Khi các đơn vị có nhu cầu thanh lý TSCĐ tiến hành lập Giấy đề nghị thanh lý nhượng bán TSCĐ gửi cho phòng cơ năng và Giám đốc, Công ty tiến hành lập hội đồng đánh giá TSCĐ và đưa ra quyết định thanh lý nhượng bán có chữ ký của Giám đốc. Sau khi có quyết định thanh lý của Giám đốc, phòng cơ năng tiến hành thanh lý theo phương thức đấu thầu, lập hồ sơ thanh lý nhượng bán TSCĐ bao gồm: Biên bản thanh lý, Hợp đồng thanh lý, Hoá đơn.
Khi phát sinh nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ phòng cơ năng gửi lên phòng kế toán hồ sơ liên quan đến TSCĐ đó, kế toán TSCĐ dựa vào đó để tiến hành trích hay thôi không trích khấu hao, hàng tháng tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao có chữ ký của kế toán trưởng và giám đốc dùng làm căn cứ ghi sổ và kẹp chứng từ. *Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ : Dựa vào bảng tổng hợp TSCĐ toàn công ty và các chứng từ khác liên quan kế toán TSCĐ tiến hành trích khấu hao và tính vào chi phí của tháng đó. Khi có quyết định sửa chữa được giám đốc ký duyệt, phòng cơ năng sẽ lên kế hoạch và tiến hành sửa chữa, sau đó tập hợp chứng từ (hoá đơn GTGT, Biên bản bàn giao TSCĐ sau sửa chữa…) gửi về phòng kế toán, kế toán TSCĐ tiến hành phân loại, hạch toán và ghi sổ.
- Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho thành phẩm trình tự luân chuyển tương tự trong phần NVL. - Chứng từ sử dụng : Hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường, các chứng từ phản ánh các khoản giảm trừ doanh thu.
Phòng kế toán công ty hầu như chỉ quản lý về mặt giấy tờ, sổ sách do các xưởng, đơn vị báo về điều này một mặt giúp giảm bớt khối lượng công việc của nhân viên phòng kế toán nhưng nó cũng làm giảm tính kịp thời và chính xác của thông tin kế toán trong một số trường hợp. Ví dụ như: đối với NVL, khi nhập xuất kho kế toán chỉ dựa vào chứng từ do các kho gửi về để hạch toán mà ít thực hiện các cuộc kiểm kê NVL tồn kho,… do đó việc phản ánh giá trị NVL sẽ không đúng đắn khi có gian lận xảy ra, mất mát xảy ra. Khối lượng sản phẩm của công ty nhiều, chủ yếu là máy móc thiết bị giá trị nên chi phí bảo hành sửa chữa nếu phát sinh sẽ rất lớn nếu ko trích trước sẽ ảnh hưởng mạnh đến chi phí SXKD trong kỳ.Bên cạnh đó trong bối cảnh lạm phát như hiện nay, nguy cơ khoản đầu tư tài chính của công ty bị giảm giá là rất có thể.
Công ty tổ chức hệ thống sổ sách theo hình thức nhật ký chứng từ, tuy đã phản ánh được chi tiết hoạt động kinh tế tài chính của công ty nhưng do chủ yếu công tác kế toán được thực hiện thủ công, hình thức kế toán phức tạp ảnh hưởng đến yêu cầu cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ, chính xác cho các đối tượng quan tâm.
Bổ sung tài khoản dự phòng sửa chữa bảo hành sản phẩm cho công ty vì vấn đề dự phòng là rất cần thiết .Ngoài ra kế toán cũng cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán hiện hành để đáp ứng yêu cầu mới trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó cũng cần đơn giản hóa nội dung chứng từ cũng như thủ tục lập và luân chuyển chứng từ để giảm bớt thời gian xét duyệt chứng từ, cố gắng giảm bớt số lượng chứng từ theo hướng sử dụng những chứng từ liên hợp (Ví dụ như: Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho) và những chứng từ sử dụng nhiều lần (như: phiếu lĩnh vật tư theo định mức). Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, dù trong nội bộ hay bên ngoài kế toán cũng phải lập chứng từ ngay tại thời điểm kinh tế phát sinh theo đúng thứ tự thời gian.
Đồng thời công ty nên nhanh chóng thúc đẩy triển khai hệ thống phần mềm kế toán máy, điều này sẽ giảm bớt khối lượng công việc kế toán, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác phục vụ các đối tượng quan tâm.