MỤC LỤC
Việc chuyển dịch đó đã mang lại hiệu quả kinh tế cao ở một số vùng, một số năm, nhưng xét về tổng thể và lâu dài thì mô hình này không ổn định, thiếu tính bền vững vì trồng vải thiều thì phải phun thuốc để phòng trừ sâu bệnh như vậy sẽ ảnh hưởng đến nuôi thuỷ sản, mặt khác giá vải thiều không ổn định, thị trường tiêu thụ còn khó khăn. - Việc đưa thiết bị kỹ thuật các cây, con mới vào sản xuất ở quy mô nhỏ thường đạt kết quả tốt, có hiệu quả nhưng khi áp dụng rộng thì gặp khó khăn, do khó khăn về giá các loại vật tư tăng cao, về đầu ra của sản phẩm chưa ổn định và chưa xác định được ngưỡng kinh tế.
Do lượng mưa hàng năm tương đối lớn (1500 - 1700ml) nên nguồn nước khá dồi dào, thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp. Tuy nhiên do lượng nước mưa tập trung vào tháng 7 và tháng 8 thường gây lũ lụt, đặc biệt ở xã Cổ Dũng có diện tích đất trũng lớn.
Cổ Dũng vẫn giữ vững và phát huy tốt một số ngành nghề truyền thống như xây dựng nghề mộc, phát triển một số ngành nghề mới như cơ khí sửa chữa, khu chế biến nông sản đi vào hoạt động, đã giải quyết một số việc làm cho lao động địa phương góp phần tiêu thụ nông sản thúc đẩy sản xuất phát triển, cơ giới hóa phục vụ sản xuất phát triển mạnh như máy làm đất, máy tuốt lúa, xay xát. Do sản xuất phát triển, nên đầu tư cơ sở hạ tầng được quan tâm.Hiện nay ở xã có 100% đường giao thông được bê tông hoá với 19,106km đường bê tông, xây dựng 2 bến bãi đậu xe, đã xây dựng vượt mức trạm cấp nước sạch, xây dựng cầu nối giữa 2 thôn trong xã đảm bảo chất lượng, hoàn thành xây dựng hội trường, trường mầm non.
Kinh tế, văn hoá phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, phần đông các gia đình đều có đủ tiện nghi sinh hoạt, tiện nghi nghe nhìn, phương tiện đi lại. Từ xuất phát điểm nhiều mặt còn thấp song nhờ biết tập trung khai thác những lợi thế tiềm năng để phát triển nông nghiệp năng động nhạy bén, huyện Kim Thành nói chung và xã Cổ Dũng nói riêng có tốc độ phát triển cao vững chắc.Với tình hình phát triển kinh tế-xã hội vững mạnh như hiện nay là do có sự lãnh đạo sáng tạo năng động của lãnh đạo các cấp cộng với sự cần cù năng động của nhân dân là những nhân tố tạo nên sự thành công trong quá trình phát triển của xã. Tuy vẫn còn một số những hạn chế nhất định, nhưng trong những năm tới để thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa những nhà hoạch định cần có chính sách nhằm sử dụng triệt để mọi nguồn lực của địa phương.
Trong mô hình đã đưa giống cây mới có chất lượng cao vào nhưng giá trị của mô hình chỉ bằng so với mục tiêu đề ra (do chất lượng giống) còn cơ cấu thì không được người dân hưởng ứng, với cơ cấu của mô hình này thì cũng khó nâng cao hệ số quay vòng đất. Nổi bật nhất là việc chuyển đổi diện tích đất canh tác của 2 mô hình đất 2 lúa + cá và đất chuyên mủa.Với sự chuyển đổi này đã cho thấy hiệu quả sử dụng đất cao hơn và sản phẩm sản xuất ra cho thấy đã chú trọng hơn đến nhu cầu thị trường. Song trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng thì mục tiêu quan trọng của các loại cây trồng là phải được những kết quả cụ thể về sản lượng, giá trị và mối tương quan về các loại sản phẩm đó cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Như vậy tuy diện tích trồng lúa giảm xuống nhưng năng suất cây trồng lại tăng lên, điều này chứng tỏ trình độ thâm canh cao của người dân, đồng thời đã chuyển đổi với một cơ cấu luân canh hợp lí nên năng suất lúa đã không ngừng tăng lên, việc đầu tư theo chiều sâu đã đem lại hiệu quả hơn so với đầu tư theo chiều rộng. Để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng hàng năm, chúng tôi xác định các chỉ tiêu quan trọng sau: Giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng cùng với các chỉ tiêu gia tăng trên một đồng giá trị sản xuất và trên một đồng chi phí trung gian, các kết quả thu được thể hiện ở bảng 8. Tóm lại, đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động của chuyển đổi cơ cấu cây trồng chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số nội dung như sau: Năng suất cây trồng, hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng, giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác, hệ số sử dụng đất còn nhiều yếu còn nhiều yếu tố khác chưa được nghiên cứu kĩ.
Cây mủa cho giá trị kinh tế cao được gieo trồng với diện tích thích hợp kết hợp với chế biến sấy khô cây mủa đồng thời đưa một hình thức gieo trồng cây mủa đem lại hiệu quả cao mà chi phí thấp. Công nghiệp chế biến dịch vụ còn chậm phát triển trong khi lao động nông nhàn vẫn còn cao nên chưa đẩy nhanh tiến độ sản xuất theo hướng hàng hóa, trong khi đó đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Công tác quy hoạch nông nghiệp nói riêng và quy hoạch phát triển nông thôn còn chưa hoàn chỉnh, đồng bộ chưa tính đến giữa sản xuất chế biến và tiêu tụ sản phẩm, chưa có tính đến chiến lược lâu dài.
Căn cứ vào nhu cầu trên thị trường, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên vùng sinh thái, đồng thời có tính đến những tiến bộ khoa học kỹ thuật và khả năng áp dụng chúng vào sản xuất trong tương lai. Căn cứ vào từng loại đất đai, năng suất từng cây trồng đã đạt được để đánh giá sự thích hợp của từng loại cây trồng trên từng loại đất. Căn cứ vào tập quán sản xuất của người dân và kết quả nghiên cứu trong thời gian qua.
Khi thực hiện các công thức luân canh trên dựa trên yêu cầu có tính nguyên tắc chung của sản xuất nông nghiệp là chuyên môn hoá kết hợp phát triển tổng hợp, tạo hệ thống cây trồng có khả năng hỗ trợ phát triển, sử dụng triệt để và có hiệu quả tiềm năng đất đai bằng cách thực hiện các công thức có tính khoa học về luân canh,xen canh, gối vụ trên đồng ruộng kết hợp thâm canh , áp dụnh tiến bộ KHCN trong nông nghiệp. Căn cứ vào xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và kết quả sản xuất đã đạt được của vùng trong những năm qua cũng như các điều kiện về tự nhiên,kinh tế-xã hội dự kiến kế hoạch sản xuất của huyện trong những năm tới như trên,chúng tôi xin đề ra kế hoạch gieo trồng một số loại cây trồng chính trong năm 2006 như sau (bảng 15). Trong cây vụ đông, diện tích trồng rau và cà chua vẫn được giữ nguyên, để tập trung đầu tư thâm canh tăng năng suất cho cây trồng.Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những mục tiêu chiến lược quan trọng để đưa nền nông nghiệp phát triển một cách bền vững hơn.
Đối với chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo mô hình kinh tế hộ gia đình và các thành phần kinh tế tự chủ trong sản xuất, vai trò của 4 nhà (Nhà nước - Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp - Nhà nông) tham gia vào các khâu như lai tạo giống, hướng dẫn quy trình sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ phẩm và dịch vụ là rất quan trọng. Trong thời gian qua, mặc dù chuyển đổi cơ cấu ruộng đất chưa phải là giải pháp tôi ưu để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, song trong giai đoạn trước mắt phải coi mục tiêu của chuyển đổi ruộng đất là nhằm chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích. - Sáu là sau khi chuyển đổi ruộng đất không thể không diễn ra sự xáo trộn nhất định về đất đai so với khi thực hiện nghị định 64/CP, vì vậy nơi nào chuyển đổi xong cần tiến hành vẽ lại bản đồ địa chính, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nông dân yên tâm, có thể thế chấp vay vốn phát triển sản xuất.
Hệ thống chợ và các đường liên thôn được xây dựng nâng cấp tạo điều kiện cho giao thông thuận lợi, ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi hàng hoá nhờ đó nâng cao sản lượng. Đặc biệt là xây dựng cơ cấu thu mua chế biến sản phẩm tại địa phương, nâng cao chất lượng tiêu thụ, giảm bót tình trạng mất cân đối vào thời điểm thu hoạch. Mặt khác thường xuyên nắm bát và nghiên cứu thị trường về từng loại nông sản để đưa thông tin kịp thời đến từng hộ nông dân để có kế hoạch bó trí cây trồng phù hợp.
UBND xã Cổ Dũng triển khai mở rộng kết quả các mô hình trên phạm vi toàn xã, hướng vào sản xuất theo hướng hàng hoá để tiếp tục nâng cao giá trị sản xuất. Tổ chức phát động và chỉ đạo các địa phương trong huyện áp dụng kết quả các mô hình vào sản xuất trên địa bàn. Cần tu sửa hệ thống kênh mương, huy động tối đa nguồn nhân lực trong dân và tranh thủ nguồn vốn, hỗ trợ để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.