MỤC LỤC
Để phát triển nền kinh tế trong thời gian tới thì trước hết chúng ta cần phải tạo một bước hậu thuẫn đi trước để khôi phục những khó khăn trước mắt như xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực theo chiều sâu, phát triển khoa học công nghệ để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước phát triển, hướng tới xuất khẩu, tạo ra một cơ chế quản lý chặt chẽ, hợp lý đồng thời phát huy tinh thần quần chúng trong Nhân dân. Nguồn vốn ODA thực sự quan trọng khi đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đang trong thời kỳ khó khăn đầy thách thức, dù Đảng và Nhà Nước ta luôn cố gắng Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể phát huy tối đa vai trò của nó đối với nền kinh tế , bởi trong quá trình thực hiện các chương trình, các Dự án ODA, hiệu quả thực hiện còn chịu sự tác động ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác.
Ví dụ trong một dự án y tế – giáo dục: Chi phí đầu tư XDCB là đầu tư xây dựng bệnh viện, trạm xá trường học, mua sắm trang thiết bị bệnh viện, trang thiết bị giáo dục thuộc nguồn vốn XDCB ; Chi phí đào tạo nâng cao năng lực, tập huấn cho cán bộ y tế, giáo viên thuộc nguồn chi HCSN, chi phí đầu tư mua thuốc, túi thuốc thiết yếu thuộc nguồn chi HCSN. Mô hình này có đặc điểm là có nhiều cấp quản lý dự án khác nhau, nhiều nhất là tới 4 cấp quản lý (TW-Tỉnh-Huyện-Xã) và ít nhất là (i) cấp TW là cơ quan đầu mối , thông thường là các dự án có quy mô lớn, thực hiện trên diện rộng( vài tỉnh, cả vùng , khu vực); và (ii) cấp tỉnh là cơ quan đầu mối với các dự án mà cấp tỉnh được phân cấp là CQCQ dự án, quy mô dự án thường không lớn, tính chất không quá phước tạp, cấp tỉnh trược tiếp là CQCQ dự án, dự án chỉ thực hiện trên phạm vi một tỉnh.
Các mục tiêu chính của Dự án: Tăng cường năng lực thực hiện và lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng, phát triển hạ tầng quy mô nhỏ và các hoạt động dịch vụ hỗ trợ Dự án; Xây dựng quy chế dân chủ cơ sở, tạo điều kiện cho chính quyền xã biết được các thủ tục hành chính và lập kế hoạch đầu tư tạo điều kiện cho người dân được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia trong quá trình phân bổ nguồn lực, lựa chọn mục tiêu , giám sát, kiểm tra, vận hành, duy trì, bảo dưởng công trình, nâng cao sức sống và giảm nghèo. Mục tiêu đầu tư của Dự án là tạo ra các điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế và giảm dói nghèo khu vực nông thôn thông qua việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các công trình thuỷ lợi và giao thông nhằm cải thiện tiếp cận giữa khu vực nông thôn với các khu dịch vụ và ngược lại, chuyển dịch sản xuất nông nghiệp từ tự cung tự cấp sang sản xuất nông nghiệp hàng hoá tăng sản lượng nông nghiêp, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ cấu cây trồng và thị trường, giảm tỷ lệ bệnh tật, cải thiện điều kiện môi trường, góp phần giải quyết việc làm trong khu vực Dự án.
Hiện nay có 11 tổ chức phi chính phủ đã được cấp giấy phép hoạt động thường xuyên trên địa bàn tỉnh, bao gồm: Oxfam Hồng Kông, Oxfam Bỉ, Oxfam Quebec, ANEVAD (Tây ban nha), HCCD Hồng Kông, Path (Mỹ), GRET (Pháp), CODEV (Pháp), hội chữ thập đỏ Mỹ.. và một số tổ chức phi chính phủ hoạt đọng không thường xuyên khác. đó khoản chi hành chính chiếm khá lớn còn các hoạt động khác đạt thấp). Nguyên nhân trước hết thuộc về trách nhiệm của Ban quản lý Dự án mà trực tiếp là đồng chí trưởng ban Trần Thanh Chất.
- Trong 5 năm (2001-2005) các chương trình, Dự án có vốn đầu tư của nước ngoài đã đầu tư vào trên địa bàn tỉnh một nguồn lực khá lớn (chiếm hơn 20% vốn đầu tư phát triển) với nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề và ở hầu hết các địa phương trong tỉnh đã làm mới, nâng cấp, tôn tạo, sửa chữa trên 400 công trình, hạng mục lớn nhỏ, hầu hết các công trình vào sử dụng đều phát huy hiệu quả, mang lại lợi ích, kinh tế- xã hội, quốc phòng- an nhinh cao, như các công trình về giao thông thuỷ lợi, trường học, cấp nước và vệ sinh nông thôn. Trong đó một số địa phương đã thực hiện việc lồng ghép để cùng với nguồn vốn của Dự án huy động nguồn lực trong nhân dân và các cấp ngân sách tham gia đầu tư xây dựng các công trình đảm bảo chất lượng, bền vững và hiệu quả sử dụng cao đặc biệt có những địa phương mặc dầu đời sốn của nhân dân còn khó khăn, nguồn thu ngân sách đạt thấp nhưng đã huy động được nguồn vốn tham gia bằng 100%.
- Các chương trình, Dự án chủ yếu tập trung đầu tư vào vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng nhân dân đời sống còn thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao, vì vậy kết quả hoạt động của Dự án đã góp phần tích cực vào công tác xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng cũng như của cả tỉnh. Hợp phần quỹ tín dụng của các Dự án đến nay đã xây dựng được trên 50.000 triệu đồng (trong đó Dự án IFAD gồm 30.000 triệu đồng) đã cho hàng chục ngàn lượt hộ vay vốn để phát triển sản xuất và đã xoá được đói, giảm được nghèo, vương lên mức sống trung bình và khá.
- Công tác lựa chọn nhà thầu thi công cũng đang bộc lộ nhiều vấn đề bất hợp lý: nhiều công trình tuy giá trị không lớn nhưng vẫn chia ra nhiều gói thầu nhỏ để thực hiện hình thức đấu thầu hạn chế hoặc chỉ địn thầu (nhà máy nước Thị trấn Nghèn- Dự án JBIC) làm cho thi công kéo dài, trượt giá và chất lượng công trình không đảm bảo, việc tổ chức đấu thầu nhiều công trình cũng chỉ là hình thức mà thực chất là dàn xếp, bố trí từ trước không mang tính cạnh tranh, một số Dự án tu đã phân cấp cho huyện làm chủ đầu tư, nhưng lựa chọn nhà thầu thi công lại do Ban quản lý Dự án, do đó dẫn đến Ban QLDA và chủ đầu tư không thống nhất, thơig gian kép dài nhưng công trình không triển khai thi công đựơc, cán bộ, nhân dân vùng hưởng lợi rất bất bình (trường trung học CS Đức Long- Đức Lập, trường THCS Đức An- Tân Hương, trường THCS Đức Thanh- Dũng thuộc Dự án MPRP). Một số ban quản lý Dự án chưa gắn kết, phối hợp với chính quyền các cấp khi triển khai xay dựng các công trình trên địa bàn (nhất là caông trình do cấp tỉnh và trung ương làm chủ đầu tư), mặt khác UBND huyện, xã chưa thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư XDCB của các chương trình, Dự án chưa tập hợp, quản lý hồ sơ các công trình và thực hiện chế đọ ghi thu, ghi chi đựa vào quản lý tài sản theo quy định chung, chưa thực hiện chế đọ báo cáo một cách đầy đủ, kịp thời, nhất la các chương trình, Dự án phi chính phủ việc tiếp nhận, quản ý, sử dụng và tổng hợp báo cáo của các ngành và các địa phwongf còn buông lỏng, chưa chỉ đạo theo dừi thực hiện một cỏch chặt chẽ.
- Cơ chế phối hợp giữa các tổ chức quản lý Dự án với chính quyền địa phương hưởng lợi chưa thống nhất rừ ràng, nhiều cụng trỡnh triểnkhai trên địa bàn nhưng chính quyền huyện, xã không nắm được. Ngoài ra trong quá trình thực hiện các chương trình Dự án thường phải có một số chương trình phụ kèm theo để khắc phục tình trạng thực thi mới xảy ra hiện tượng cản trở gián đoạn công tác thực thi: những công tác giải phóng mặt bằng, nguyên vật liệu.vv.
- Ban quản lý Dự án: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của chủ Dự án, Ban quản lý Dự án là cơ quan đại diện cho chủ Dự án, được toàn quyền thay mặt chủ Dự án thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ được giao: Như tổ chức thực hiện các quyết định của chủ Dự án và cơ quan cấp trên, Dự án, đề xuất và thựchiện các biện pháp nhằm chủ động phòng tránh và hạn chế các rủi ro, phát triển các trường hợp cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung chương trình, Dự án của mình, chuẩn bị các tài liệu cần thiết và làm thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tuy quá trình thực hiện các Chương trình, Dự án còn gặp nhiều khó khăn, thậm chí có những Dự án kém hiệu quả nhưng nhìn chung nó đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà một cách khá toàn diện trên các lĩnh vực, các vùng, miền, bổ sung nhiều cơ sở kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách và nâng cao mức sống, mức thụ hưởng của các vùng, các tầng lớp dân cư, tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hoá, xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá của tỉnh nhà, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng và phát triển nông nghiệp nông thôn.