MỤC LỤC
- Hoạt động lưu kho, bãi hàng hóa: Lưu kho bãi hàng hóa qua cảng là chức năng quan trọng, để khai thác chức năng này, cảng chuẩn bị diện tích mặt bằng, áp dụng công nghệ quản lí và khai thác bãi tiên tiến nhằm tối thiểu hóa thời gian phục vụ khách hàng. - Hoạt động khác: Ngoài các hoạt động khai thác cơ bản trên, cảng biển còn có một số hoạt động khác như bảo dưỡng sửa chữa tàu thuyền, vận chuyển nội địa các hàng hóa theo yêu cầu chủ hàng, cung cấp thực phẩm, nước ngọt cho tàu, hoạt động lai dắt cứu trợ tàu thuyền….
Hoạt động này mang tính pháp lí về sự chuyển giao trách nhiệm giữa người nhận hàng và người gửi hàng cho cảng, vì vậy cần kiểm tra kĩ lưỡng thông tin về hàng hóa giao nhận cũng như đối tượng đưa hàng đến giao hoặc nhận với cảng. Trong nhiều trường hợp, do sự quá tải về bãi chứa của các cảng container, ICD được xem là một giải pháp quan trọng nhằm tháo gỡ tình trạng trên, tránh sự ùn tắc, làm gián đoạn các quy trình phục vụ container trong cảng.
Ưu điểm của mô hình này cũng tương tự với mô hình cảng dịch vụ ở trên là do Nhà nước đã đầu tư xây dựng toàn bộ cơ sở hạ tầng cảng biển nên các nhà khai thác không phải đầu tư gì, do đó tránh được hiên tượng đầu tư trùng lập dẫn đến dư thừa công suất trang thiết bị. Nhà khai thác tư nhân sẽ đầu tư và sở hữu các phương tiện và trang thiết bị xếp dỡ, vận chuyển, hệ thống nhà kho bến bãi, đồng thời được phép nhượng quyền cung cấp các dịch vụ trong cảng hoặc tự tiến hành khai thác các trang thiết bị đã đầu tư.
Hệ thống cảng Hải Phòng thuộc nhóm cảng phía Bắc và đóng vai trò là cảng cửa ngừ của khu vực phớa Bắc, cựng với cảng Cỏi Lõn sẽ là đầu mối giao lưu hàng húa giữa các tỉnh phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, các tỉnh phía Nam Trung Quốc, với các nước ở khu vực và quốc tế. Vì vậy, trong thời gian từ nay đến năm 2010 và tầm nhìn 2020, hệ thống cảng biển Việt Nam nói chung và hệ thống cảng Hải Phòng nói riêng cần được đầu tư xây dựng các cảng nước sâu và cảng trung chuyển container để khắc phục tình trạng phải tập trung chuyển qua Hồng Kông, Singapore.
Nghị định đã quy định các vấn đề về xây dựng cảng biển (các cấp có thẩm quyền cũng như các thủ tục về chuẩn bị và thực hiện đầu tư xây dựng cảng biển, thủ tục xin phép xây dựng cầu cảng, khu chuyển tải, thủ tục xin phép đầu tư xây dựng các công trình khác trong vùng nước. cảng biển) cũng như các thủ tục, giấy tờ cần thiết, thời hạn nộp để tàu thuyền có thể xin phép ra vào cảng biển Việt Nam (các điều kiện đối với tàu thuyền hoạt động tại cảng biển, địa điểm, thời hạn và giấy tờ làm thủ tục tàu thuyền vào, ra cảng biển, phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển và khu vực hàng hải của Việt Nam…). - Đầu tư vào hệ thống công nghệ thông tin: các cảng biển lớn trên thế giới hiện nay đều tiến hành ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lí và khai thác cảng như hệ thống CITOS: cho phép tiến hành lập kế hoạch và điều hành toàn bộ công việc xếp dỡ container từ kế hoạch cầu, bến, trang thiết bị xếp dỡ, vận chuyển đến kế hoạch về nhân lực; hay hệ thống truyền thông dữ liệu điện tử (EDI) giúp cho các cơ quan quản lí chuyên ngành tại cảng như cảng vụ, hải quan, kiểm dịch có thể làm thủ tục nhanh chóng và thuận lợi điều hành các tàu ra vào cảng… Chính vì vậy, việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí sẽ giúp nâng cao năng suất tại cảng, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sản xuất trong cảng hoạt động có hiệu quả hơn.
Từ ngày 1/6/2008 Cảng chuyển đổi mô hình tổ chức doanh nghiệp từ doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên nhằm nâng cao tính tự chủ, sáng tạo hơn trong công tác quản lí hoạt động của Cảng, giảm bớt sự phụ thuộc vào Nhà nước và tổng công ty trong các quyết định đầu tư xây dựng của Cảng, nâng cao tính chủ động hơn cho Cảng Hải Phòng. -Phòng kế hoạch thống kê: có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của Cảng, thống kê các hoạt động đầu tư, mua sắm thiết bị phương tiện vận tải, phương tiện truyền dẫn cũng như đầu tư xây dựng cơ bản của toàn Cảng; lập kế hoạch và đề án cho đầu tư phát triển Cảng, tìm đối tác xây dựng và tham gia xây dựng giá cước, quản lí công nghệ thông tin toàn Cảng, tổ chức phân tích hoạt động kinh tế theo định kì.
Đây cũng có thể một phần do việc chuyển đổi mô hình quản lí từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã giúp Cảng Hải Phòng chủ động, sáng tạo hơn trong việc quản lí các hoạt động của mình, từ đó nâng cao năng suất lao động của các đơn vị trực thuộc Cảng. Đánh giá tổng sản lượng container thông qua Cảng giai đoạn 1998-2008 Trong xu thế container hóa cảng biển như hiện nay (tức gia tăng tỉ trọng hàng container trong tổng lượng hàng hóa qua cảng) thì một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc xem xét hoạt động sản xuất kinh doanh của một cảng biển là tổng sản lượng hàng container qua cảng.
Từ năm 2001, Cảng Hải Phòng đã tiến hành khảo sát, lập dự án, gọi vốn và thành lập 1 Công ty cổ phần với vốn đóng góp chủ yếu từ các doanh nghiệp Nhà nước (trong đó Cảng Hải Phòng giữ cổ phàn chi phối) để đầu tư và khai thác Cảng trên bán đảo Đình Vũ, một khu công nghiệp tiềm năng sát biển của Thành phố Hải Phòng. Hiện tại Cảng Hải Phòng và Công ty Cổ phần Cảng Đình Vũ đang tiếp tục triển khai đầu tư thêm 5 bến còn lại với tổng mức đầu tư gần 1000 tỷ đồng theo từng giai đoạn và dự kiến kết thúc vào năm 2010, với tổng chiều dài toàn tuyến cầu tàu là 1.300 mét trên diện tích 80 ha. Chủ tàu đưa tàu vào khai thác tại cảng Đình Vũ sẽ tiết kiệm được 30% phí hoa tiêu và hàng hải so với các Cảng trên sông Cấm, tàu vào Cảng Đình Vũ không hạn chế bởi độ rộng của vũng quay tàu, giảm thiểu mật độ giao thông cho khu vực nội thành, đặc biệt Cảng Đình Vũ sẽ phát huy tối đa hiệu quả của dự án của tuyến luồng tàu mới Cát Hải – Lạch Huyện với cốt luồng chạy tàu - 7,2 mét chưa tính thủy triều bình quân từ 2,5 ÷ 3,0 mét. Sự ra đời của Cảng Đình Vũ cùng với việc đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng, các nhà máy công nghiệp, các cơ sở dịch vụ trên 1500 ha của bán đảo Đình Vũ kèm theo hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống điện nước, thông tin đã và đang triển khai sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và của thành phố Hải Phòng. Cảng Đình Vũ ra đời là sự nối dài và vươn ra biển của hệ. thống Cảng Hải Phũng để rồi từ đõy sẽ là tiền đề phỏt triển Cảng Cửa ngừ Lạch Huyện theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Dự án khu chuyển tải Bến Gót- Lạch Huyện. Với mục tiêu tăng cường nguồn hàng vào cảng và cho phép Cảng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn, đồng thời bổ sung năng lực chuyển tải để hỗ trợ các vị trí chuyển tải hiện nay, khai thác lợi thế gần luồng mới, gần khu vực Cảng Hải Phòng hơn, Cảng Hải Phòng đang tích cực triển khai đầu tư khu vực chuyển tải Bến Gót – Lạch Huyện. Dự án khu Cảng nội địa ICD Lào Cai. Với mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh, đúng vai trò là Cảng biến chủ lực khu vực phía Bắc, Cảng Hải Phòng cũng đang triển khai thực hiện dự án xây dựng khu Cảng nội địa ICD Lào Cai, có vị trí tại lô F9, F10 khu công nghiệp Đông Phố Mới, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, với tổng diện tích quy hoạch là 47,457 m2. Dự án được triển khai thành 3 giai đoạn:. Dự án đầu tư nâng cấp Cảng container Chùa Vẽ, dự án đầu tư Cảng Đình Vũ, dự án khu chuyển tải Bến Gót – Lạch Huyện và các dự án đầu tư khác mà Cảng Hải Phòng đang triển khai là những tiền đề quan trọng cho việc nghiờn cứu xõy dựng cảng cửa ngừ Lạch Huyện, cảng nước sâu đầu tiên ở Hải Phòng trên cơ sở quy hoạch hệ thống Cảng biển Việt Nam đã được Chính phủ phê duyệt đến năm 2010 cho tàu chuyên dùng chở container và hàng tổng hợp có trọng tải lớn cập Cảng Hải Phòng. Tình hình đầu tư khác. * Tình hình đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của một doanh nghiệp, Cảng Hải Phòng hàng năm đều tiến hành đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ công nhân viên của Cảng, đồng thời luôn luôn chú trọng đầu tư nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của người lao động:. - Thu nhập bình quân đầu người của Cảng đều tăng qua các năm. Năm 2008, mặc dù do biến động suy thoái kinh tế thế giới có ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của Cảng, tuy nhiên thu nhập bình quân mỗi lao động trong Cảng vẫn tăng 10,3% so với thu nhập bình quân năm 2007, đạt 5,4 triệu đồng người tháng. - Chế độ chính sách đối với người lao động: Cảng cũng đã thực hiện tốt công tác chế độ chính sách đối với người lao động như: năm 2008 Cảng đã tích cực tham gia trợ giúp những lao động có hoàn cảnh khó khăn và tham gia các hoạt động xã hội từ thiện là 675 triệu đồng, tổ chức các chuyến tham quan du lịch trong và ngoài nước cho 1.024 cán bộ công nhân viên có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất với kinh phí 1.348 triệu đồng. Cảng cũng đã làm tốt công tác khám chữa bệnh và điều trị cụ thể như sau: khám bệnh cho 7.285 người, điều trị 889 người; triển khai phòng chống dịch kịp thời, tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, nâng cao chất lượng khám và chữa bệnh cho cán bộ công nhân viên của Cảng. Đồng thời, về chế độ lương bổng, Cảng đã ban hành 40 văn bản điều. chỉnh sửa đổi bổ sung chế độ chính sách về lương và thu nhập, 2 văn bản về định mức lao động và đơn giá tiền lương; giao đơn giá tiền lương theo doanh thu cho các xí nghiệp, sửa đổi quy chế tạm thời nâng bậc lương và thi nâng bậc nghề, điều chỉnh đơn giá tiền lương sản phẩm và quỹ lương khoán theo định mức lao động, hoàn thành 2 quy chế quản lý nguồn lao động và hỗ trợ người lao động nghỉ hưu trước tuổi, chấm dứt hợp đồng lao động, hoàn chỉnh danh sách cho 323 cán bộ công nhân viên có đơn nghỉ hưu sớm, chấm dứt hợp đồng theo quy chế,. - Cảng cũng đã chú trọng đầu tư cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao chất lượng công tác an toàn lao động tại Cảng:. Cảng đã xây dựng và ban hành các quy trình xếp dỡ, thường xuyên kiểm tra an toàn các thiết bị và công cụ xếp dỡ nhằm tránh những hư hỏng đáng tiếc gây ra tai nạn lao động. Điều kiện làm việc của người lao động cũng ngày được cải thiện như: 100%. công nhân lao động được trang bị bảo hộ lao động theo đúng ngành nghề với số tiền 995 triệu đồng. Cảng cũng đã tiến hành tuyên truyền vệ sinh lao động, huấn luyện về an toàn lao động cho toàn bộ lao động trực tiếp tại Cảng. Tổng kinh phí trong năm 2008 phục vụ cho việc trang cấp bảo hộ lao động, tuyên truyền, huấn luyện là 2,8 tỷ đồng. - Về công tác đào tạo. Cảng Hải Phòng hàng năm đều tiến hành đào tạo cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng như kĩ năng quản lí, qua đó đội ngũ cán bộ của Cảng có thể nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như vận hành thành thạo các máy móc kĩ thuật tiên tiến được áp dụng.. * Tình hình đầu tư cho hoạt động marketing:. Cảng Hải Phòng đã tiến hành nhiều buổi hội thảo để giới thiệu về các hoạt động dịch vụ Cảng có thể cung cấp cho khách hàng, cũng như lập một trang thông tin điện tử trong đó có đầy đủ các thông tin về lịch sử phát triển, cơ cấu tổ chức, ngành nghề hoạt động, thống kê về tình hình sản xuất kinh doanh, các dự án đầu tư trong thời gian tới qua đó giúp cho mọi người có thể tìm hiểu nắm bắt được những thông tin cần thiết về Cảng. Hoạt động đầu tư xét theo chu kì của dự án. Hoạt động đầu tư phát triển ở Cảng Hải Phòng chủ yếu được chia ra làm 2 mảng chính: đầu tư vào máy móc thiết bị và đầu tư xây dựng cơ bản. Đối với đầu tư vào máy móc thiết bị, mọi vấn đề liên quan tới việc lập dự án, tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, tiến hành thực hiện, nghiệm thu và thanh quyết toán sẽ do phòng Kĩ thuật công nghệ thực hiện. Trong khi đó, đối với hoạt động đầu tư xây dựng thì phòng Kĩ thuật công trình sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề có liên quan. Đối với dự án đầu tư xây dựng. Do Cảng Hải Phòng hiện nay hoạt động theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên trực thuộc Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, nên ngay từ khi dự án được bước đầu hình thành thì đều phải trình chủ trương đầu tư lên Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam để tiến hành xem xét phê duyệt. Nếu được phê duyệt chủ trương đầu tư thì đối với những dự án của Cảng có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, thì Tổng giám đốc Cảng Hải Phòng sẽ được ủy quyền quyết định các vấn đề liên quan đến dự án. Đối với những dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, thì thẩm quyền quyết định dự án sẽ thuộc về Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. Quy trình tiến hành thực hiện dự án đầu tư xây dựng của Cảng Hải Phòng có thể được thể hiện qua sơ đồ sau:. Có thể mô tả ngắn gọn các bước tiến hành thực hiện dự án của Cảng Hải Phòng như sau:. Xin lập chủ trương đầu tư xây dựng. - Phòng Kỹ thuật công trình sẽ lập tờ trình xin phê duyệt chủ trương đầu tư kèm theo báo cáo tóm tắt về dự án để báo cáo lên Tổng Giám đốc Cảng Hải Phòng xem xét và trình lên Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam phê duyệt. Thẩm quyền ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư thuộc về Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. - Nội dung của báo cáo tóm tắt dự án sẽ bao gồm các nội dung:. a) Sự cần thiết phải đầu tư;. b) Địa điểm đầu tư, diện tích đất cần sử dụng;. c) Qui mô đầu tư, công suất thiết kế;. d) Hình thức đầu tư;. e) Nguồn vốn thực hiện đầu tư. Lập dự án đầu tư. - Sau khi đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, căn cứ vào đó phòng Tổ chức nhân sự sẽ kết hợp với phòng Kĩ thuật công trình tiến hành lựa chọn ra các cán bộ phù hợp, thành lập Ban quản lí dự án nhằm chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến dự án. “Đề nghị thành lập Ban Quản lí dự án” phải được trình lên Tổng giám đốc Cảng Hải Phòng phê duyệt. Việc lập dự án sẽ tuỳ theo qui mô và tính chất kỹ thuật mà Ban Quản lí dự án có thể tự lập hoặc tiến hành thuê tổ chức tư vấn để tiến hành lập dự án. - Nội dung của dự án sẽ phải bao gồm:. a) Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư. b) Lựa chọn hình thức đầu tư. c) Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với dự án có sản xuất). d) Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm) phù hợp với qui hoạch xây dựng (có tài liệu minh chứng), phân tích tác động của điều kiện thiên nhiên, môi trường đối với công trình. e) Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có). f) Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. g) Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường. h) Xỏc định rừ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chớnh, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư. i) Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động. k) Phân tích hiệu quả đầu tư. l) Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư: thời gian khởi công, thời gian hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng. m) Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án. n) Xác định chủ đầu tư. o) Mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan liên quan đến dự án. Việc thẩm định dự án tùy theo quy mô và tính chất kĩ thuật sẽ do Ban quản lí dự án thực hiện (trong trường hợp có thuê tư vấn bên ngoài lập dự án), hoặc cũng có thể sẽ lập ra Hội nghị thẩm định bao gồm Ban Giám đốc Cảng Hải Phòng, Lãnh đạo phòng Kĩ thuật công trình, Tài chính kế toán, Kinh doanh, Kế hoạch thống kê, đơn vị khai thác sử dụng, Ban quản lí dự án và các đơn vị có liên quan. Việc thẩm định sẽ trên cơ sở xem xét các khía cạnh của dự án: các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, cơ sở pháp lí của nguồn vốn thực hiện dự án, kiểm tra mức độ hợp lí của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn, khía cạnh kĩ thuật của dự án: đánh giá tính hợp lí của các giải pháp xây dựng, xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng dự án… kiểm tra các sai sót có thể có trong quá trình lập dự án. Nếu trong quá trình thẩm định phát hiện có sai sót, bất hợp lí thì sẽ tiến hành xem xét lại dự án. Quyết định phê duyệt dự án đầu tư. Trong trường hợp dự án đầu tư của Cảng có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, thì thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án sẽ thuộc về Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam. Đối với những dự án đầu tư có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty thì Tổng giám đốc Cảng Hải Phòng sẽ được quyền kí quyết định phê duyệt dự án. - Nội dung của quyết định đầu tư bao gồm:. a) Mục tiêu đầu tư. b) Xác định chủ đầu tư. c) Hình thức quản lý dự án. d) Địa điểm, diện tích đất sử dụng phương án bảo vệ môi trường và kế hoạch tái định cư và phục hồi (nếu có). e) Công nghệ, công suất thiết kế , phương án kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp công trình. f) Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có). g) Tổng mức đầu tư. h) Nguồn vốn đầu tư, khả năng tài chính và kế hoạch vốn của dự án. i) Các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung (nếu có). k) Phương thức thực hiện dự án. Nguyên tắc phân chia gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu. l) Thời gian xây dựng các mốc tiến độ triển khai chính của dự án. Thời hạn khởi công, thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng. m) Mối quan hệ và trách nhiệm các Bộ, Ngành, địa phương có liên quan (nếu có). n) Hiệu lực thi hành. Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Tất cả các dự án đầu tư và xây dựng của Cảng, không phân biệt giá trị đầu tư, nguồn vốn sử dụng đều phải tiến hành lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Trách nhiệm này sẽ thuộc về phòng Kĩ thuật công trình hoặc tổ chức tư vấn có chức năng chuyên môn phù hợp do Cảng Hải Phòng thuê. Nội dung của hồ sơ thiết kế bao gồm 3 phần chính:. Phần thuyết minh:. a) Căn cứ để lập thiết kế kỹ thuật. b) Thuyết minh về thiết kế công nghệ. c) Thuyết minh về thiết kế xây dựng. d) Phân tích kinh tế kỹ thuật. Phần bản vẽ:. a) Mặt bằng hiện trạng và vị trí công trình trên bản đồ. b) Cách bố trí tổng mặt bằng. c) Phương án kiến trúc. d) Phương án xây dựng. e) Phương án bố trí dây truyền công nghệ. f) Phương án bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn vận hành. Phần tổng dự toán :. a) Các căn cứ để lập dự toán. b) Diễn giải tiên lượng và các phụ lục cần thiết. c) Tổng hợp khối lượng xây dựng, máy móc thiết bị .. của các hạng mục và toàn bộ công trình. d) Tổng dự toán công trình.
- Cảng chưa tiếp nhận được các tàu có trọng tải lớn: có thể nhận thấy, loại tàu có trọng tải lớn nhất mà Cảng Hải Phòng có thể tiếp nhận được hiện nay chỉ là loại có trọng tải 40.000DWT trong khi đó, tàu có trọng tải trung bình trên thế giới hiện nay là loại 50.000 DWT. Sở dĩ như vậy vì cảng Hải Phòng là cảng cửa sông, tuyến luồng không ổn định, không có khả năng cho phép tàu có mớn nước 10m cập cảng làm hàng và hàng năm Cảng đều phải tốn chi phí tiến hành nạo vét khơi thông luồng lạch, do đó làm giảm sức cạnh tranh của Cảng với các cảng khác trong khu vực.
Theo quy hoạch, hệ thống cảng biển Việt Nam được phân bố trên phạm vi cả nước tại những vị trí có điều kiện và nhu cầu xây dựng cảng biển, nhằm khai thác ưu thế thiên nhiên, tận dụng khả năng vận tải biển, phục vụ tốt các vùng kinh tế, các khu công nghiệp, tiết kiệm chi phí đầu tư và chi phí khai thác cảng, từ đó đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trên cơ sở tiến bộ khoa học công nghệ hàng hải về quy mô, trang thiết bị, dây truyền công nghệ, hệ thống quản lý, để có thể từng bước đưa nước ta hội nhập và đủ sức cạnh tranh trong hoạt động cảng biển với các nước trong khu vực và quốc tế. - Nhóm cảng biển Trung Trung Bộ có khoảng 14 cảng với tổng sản lượng hàng hóa thông qua dự báo vào năm 2010 đạt khoảng 34- 37 triệu tấn/ năm, trong đó 2 cảng trọng điểm được xác định là cảng tổng hợp Đà Nẵng (cảng Tiên Sa – Sông Hàn, Liên Chiểu ) có khả năng tiếp nhận tàu bách hóa, container trọng tải đến 50.000 DWT là cảng chuyên dụng phục vụ cho khu công nghiệp lọc dầu Dung Quất cho tàu đến 200.000 DWT.
Ngoài ra, cần tiếp tục đầu tư cho hệ thống cần trục có sức nâng lớn; đầu tư cho các dịch vụ sản xuất chính như xếp dỡ, giao nhận, bảo quản hàng hóa; mở rộng các loại hình dịch vụ khác như đầu tư xe vận chuyển đường dài làm dịch vụ vận tải trọn gói, sà lan chuyên dùng cho vận chuyển container; chú trọng công tác quảng cáo tiếp thị khách hàng. Vì vậy, trong thời gian tới cần phải xây dựng một chiến lược đồng bộ, lâu dài nhằm huy động tối đa các nguồn lực, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực phát triển cảng và dịch vụ cảng ở thành phố Hải Phòng.
- Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ trong cảng: mặc dù cảng Hải Phòng có ưu điểm vượt trội hơn các cảng biển khác của Việt Nam là có tuyến quốc lộ 5 là đường giao thông huyết mạch nối giữa Hải Phòng- Hà Nội và có tuyến đường sắt đưa hàng vào tận khu vực hậu phương cảng tuy nhiên trong những năm gần đây, do tần số hoạt động cao và mật độ của các xe chở container trên tuyến đường này đã gây nên tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, do đó trong thời gian tới, cần tiến hành cải tạo nâng cấp mạng lưới giao thông trong nội bộ cảng, tạo điều kiện cho hàng hóa trong cảng được vận chuyển nhanh chóng, thuận tiện hơn. -Đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị xếp dỡ: một vấn đề bất cập chung đối với hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay là phương tiện thiết bị đã lạc hậu, nhiều loại đã hết khấu hao vẫn được đưa vào sử dụng và Cảng Hải Phòng cũng không nằm ngoài hiện trạng chung đó.
- Huy động vốn ODA: đặc trưng quan trọng của vốn ODA là thời gian cho vay lâu, lãi suất thấp mang tính chất ưu đãi, do đó có thể tiến hành huy động vốn ODA vào đầu tư cơ sở hạ tầng cảng, các công trình có thời gian thu hồi vốn lâu như nạo vét luồng lạch, xây dựng hệ thống giao thông đường bộ, nâng cấp các kho bãi chứa hàng hóa… Để làm được điều này thì cần phải quản lí có hiệu quả nguồn vốn vay ODA hiện nay của dự án cải tạo nâng cấp cảng Chùa Vẽ: giảm thiểu các sai phạm trong việc sử dụng vốn không đúng mục đích, đẩy nhanh tiến độ các công trình, đảm bảo hoàn thành theo đúng thời gian đã xác định… qua đó mới tạo điều kiện để có thể huy động thêm vốn ODA trong thời gian tới. Trong năm 2007- 2008, tình trạng ứ đọng hàng hóa nghiêm trọng ở Cảng Hải Phòng diễn ra mặc dù một phần do nguyên nhân khách quan là tình hình kinh tế thế giới biến động, hàng hóa khó có thể tiêu thụ được nên các chủ hàng không chịu giải phóng hàng khỏi bãi, tuy nhiên một phần cũng do nguyên nhân chủ quan là sức chứa của hệ thống kho bãi ở Cảng đã bắt đầu không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Đồng thời phải tính toán tới điều kiện địa lí, lựa chọn địa điểm xây dựng cảng hợp lí đảm bảo cho luồng tàu đủ điều kiện tiếp nhận tàu bè cập cảng làm hàng, tránh tình trạng xây dựng cảng biển xong phải chờ mở đường, nạo vét luồng lạch mới có thể đưa vào sử dụng, gây lãng phí hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước như ở một số Cảng ở Bà Rịa- Vũng Tàu thời gian qua: hầu hết các dự án cảng biển trong khu vực này không có đường giao thông để thi công xây dựng cũng như khai thác các dự án cảng biển trong năm 2009, 2010 và những năm sau theo đúng kế hoạch của các nhà đầu tư; quy mô và tổng mức đầu tư các dự án là rất lớn nhưng hiện trạng hạ tầng giao thông sau cảng phục vụ quá trình thi công, khai thác cảng sau này hầu như chưa có gì, chưa đúng với cam kết về đầu tư công trình ngoài hàng rào sau cảng, từ đó việc triển khai đầu tư gặp rất nhiều khó khăn và làm chậm tiến độ thực hiện các dự án. - Quy hoạch cảng phải đặc biệt chú ý đến tính kết nối giữa cảng với mạng lưới đường sông, đường bộ và đường sắt nhằm tạo ra được dây chuyền vận tải thông suốt đưa hàng đến và rút hàng đi, tránh sự rối loạn và ách tắc cho các cảng đồng thời cũng phải tính toán xây dựng vùng hậu phương rộng lớn cho cảng (vùng nguyên liệu hoặc các khu vực sản xuất hàng hóa) để đảm bảo cung ứng đều đặn và liên tục cho cảng hoạt động, tránh tình trạng trong một tuyến đường biển lại tiến hành xây dựng nhiều cảng trong khi chưa tính toán kĩ lưỡng nguồn hàng có thể đảm bảo hoạt động cho từng cảng dẫn tới việc cạnh tranh gay gắt giữa các cảng trong cùng một khu vực để giành được khách hàng.