Thăng Long thời Mạc - Lê: Trung tâm của Bắc triều

MỤC LỤC

Thăng Long thời Mạc – Lê Mạt

Cuộc Phân này trước tiên diễn ra giữa Tây Đô và Thăng Long, hình thành nên cái gọi là Bắc triều (thế lực nhà Mạc) và Nam triều (thế lực nhà Trịnh) để rồi sau đó chuyển sang cục diện Đàng Trong, Đàng Ngoài, tiền đề cho một cuộc Hợp lớn vào hơn 200 năm sau. Đây mới là cơ quan đầu não đích thực của trung ương thời bấy giờ với nhiều công trình kiến trúc xa hoa lộng lẫy: lầu Ngũ Long (phía bờ Đông hồ Gươm), đình Tả Vọng (nay là gò Rùa), cung Thuỵ Khánh (chỗ đảo Ngọc Sơn), Năm 1728 Trịnh Giang còn cho đào hầm ở phía Nam hồ Gươm để dựng cung điện ngầm dưới đất gọi là Thưởng Trì cung.

Thăng Long tứ trấn

Mặt sau ghi thêm ít dòng nữa vào năm Cảnh Hưng 33 (1772) cho biết bia này vốn ở Phụng Hoá, sau trôi nổi về bến Bồ Đề, vào đời Hoằng Định dân bản phường vớt lên đưa về chùa, sau thấy thiêng lại rước ra đặt ở bên trái đình, đúng như ngày nay còn thấy, có cây đa cổ thụ trùm lên càng tạo vẻ cổ kính và thiêng liêng, đúng là nơi cư trú của thần linh. Theo sử sách và các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng: Trong tín ngưỡng người Việt, ngay từ khi dựng đô, các vị vua đã tìm thấy niềm tin vào kinh thành bền vững một cách ngẫu nhiên, thấy các hướng đều có các vị Phúc Thần che chở, bảo vệ, tiêu biểu là các vị thần trấn giữ 4 phía Đông - Tây - Nam - Bắc dân gian quen gọi là “Thăng Long tứ trấn”, đó là thần Long Đỗ thờ ở đền Bạch Mã, thần Cao Sơn thờ ở đình Kim Liên, thần Linh Lang thờ ở đền Voi Phục và thần Trấn Vũ thờ ở đền Quán Thánh.

Chùa Một Cột

Ai đã từng một lần ngắm hồ từ trên cao vào đầu hạ sẽ không khỏi thảng thốt trước bức tranh đầy màu sắc và nên thơ của những cây bằng lăng tím rạng rỡ xen giữa những phượng cháy đỏ rực, cơm nguội chín vàng, những tàng cây ngả xuống, vòng tay ôm lấy mặt nước hồ biếc xanh màu ngọc. Mùa thu, hồ Hoàn Kiếm không những chỉ là một thắng cảnh đẹp với những rặng liễu rủ bên bờ, nắng vàng lấp lánh trên mặt nước mà còn là nơi nhân dân thủ đô lui tới để xem pháo hoa nhân những ngày hội lớn của dân tộc như 19/8 và 2/9. Hồ Gươm với đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc và tháp Rùa lung linh bóng nước là hình ảnh của thủ đô Hà Nội trong mỗi trái tim người Việt Nam.

Lịch sử

Văn bia tháp Sùng thiện diên linh (chùa Đọi, Hà Nam), năm 1121 viết: "Do lòng sùng kính đức Phật và dốc lòng mộ đạo nhân quả (đạo Phật) nên hướng về vườn Tây Cấm nổi danh (Ngôi vườn ở phía tây cấm thành Thăng Long đời Lý) mà xây ngôi chùa sáng Diên Hựu theo dấu vết chế độ cũ, cùng với ý mưu mới của nhà vua (ý nói: theo dấu vết lề lối xây dựng chùa đời Lý Thánh Tông, có thêm ý mới của Lý Nhân Tông mà chữa lại chùa đẹp hơn trước)". Sử sách còn ghi dấu một kiến trúc rất Chăm Pa, tháp Báo Thiên nằm bên hồ Lục Thuỷ,( phần còn lại chính là Hồ Gươm hiện nay), ở vào vị trí khu vực chùa Bà Đá - Nhà thờ lớn hiện nay và hồi đó được ca ngợi như “cột chống trời, cao chót vót hơn 4 chục trượng, 12 tầng, do vua Lý sai tù binh chiếm thành (Chăm Pa) xây” (Sách An Nam chí lược của Lê Trắc viết năm 1333). Đó là việc tuân thủ những mô hình cơ bản tiếp thu từ văn hoá Trung Quốc trong lĩnh vực mỹ thuật, là một số kiểu thức và hoạ tiết tuy xuất phát từ Trung Hoa nhưng trải bao đời đã thành quen thuộc và máu thịt của nghệ nhân Việt Nam, và đã được sáng tạo thật linh hoạt để biểu lộ sự phóng túng, thanh cao, khát vọng một cách hồn nhiên, dí dỏm, có thể thấy ở rất nhiều hoạ tiết điêu khắc tại các đình, chùa, miếu mạo của cả vùng châu thổ sông Hồng.

Truyền thống làng nghề của Hà Nội

Đó còn là vũ khí quý báu nhất để trường tồn trong mọi thời đại và càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, đúng như Nghị quyết V TƯ Đảng khoá VIII: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế – xã hội”. Những người làng Hòe Thị (Từ Liêm) và Ða Sỹ (Hà Ðông) không chỉ đưa hàng hoá ra Hà Nội bán mà họ còn kéo nhau ra thôn Tân Khai, tổng Thuận Mỹ, huyện Thọ Xương mở lò rèn sắt, bán nhiều loại bừa nên đổi thôn thành phố Hàng Bừa. Qua khảo sát tại các phố nghề thì hiện nay các nghệ nhân cao tuổi ngày càng thưa vắng, lớp trẻ ít gắn bó với nghề truyền thống lại không được đào tạo đến nơi đến chốn đã làm giảm sút hàm lượng văn hoá trong sản phẩm nghề truyền thống.

Đồ gốm thời Trần – Lê

Nhận xét này nay đã có đủ cơ sở khi tại dải gốm ven sông Khu A chúng tôi tìm thấy nhiều loại gốm hoa lam cao cấp, có hình dáng và hoa văn tương tự như những đồ gốm trên tàu đắm Hội An, ví dụ như loại bát vẽ rồng 4 móng, dưới đáy khắc chữ Trù (bếp), giữa lòng viết chữ Kính hay loại đĩa lớn vẽ rồng có bút pháp tinh tế như trên bản đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Cùng với chữ Quan, sự tinh mỹ đến mức ngạc nhiên của loại sứ trắng mỏng và gốm hoa lam cao cấp được trang trí các đồ án mang tính biểu trưng của vương quyền (rồng cú chõn 5 múng và hỡnh chim phượng) cho thấy rừ đõy là những đồ ngự dụng trong Hoàng cung. Như vậy có thể tạm kết luận rằng: việc tìm thấy những đồ ngự dụng trong khu vực khai quật không những cung cấp nguồn tư liệu quan trọng cho việc nghiên cứu về gốm Thăng Long và gốm dùng trong Hoàng cung Thăng Long, mà còn góp thêm bằng chứng tin cậy để.

Nhận xét này nay đã có đủ cơ sở khi tại dải gốm ven sông Khu A chúng tôi tìm thấy nhiều loại gốm hoa lam cao cấp, có hình dáng và hoa văn tương tự như những đồ gốm trên tàu đắm Hội An, ví dụ như loại bát vẽ rồng 4 móng, dưới đáy khắc chữ Trù (bếp), giữa lòng viết chữ Kính hay loại đĩa lớn vẽ rồng có bút pháp tinh tế như trên bản đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Cùng với chữ Quan, sự tinh mỹ đến mức ngạc nhiên của loại sứ trắng mỏng và gốm hoa lam cao cấp được trang trí các đồ án mang tính biểu trưng của vương quyền (rồng cú chõn 5 múng và hỡnh chim phượng) cho thấy rừ đõy là những đồ ngự dụng trong Hoàng cung.

Hình này cho thấy độ mỏng (thấu
Hình này cho thấy độ mỏng (thấu

Hoàng thành Thăng Long Giá trị lịch sử văn hoá Việt

Trên cơ sở nhận thức giá trị của khu di tích lịch sử văn hoá do khảo cổ học phát hiện, ngày 24/9/2003 Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã trân trọng đề nghị các đồng chí lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ cho phép giới khảo cổ học tiếp tục mở rộng diện khai quật để có cơ sở khoa học đầy đủ hơn trong đánh giá cũng như trong các giải pháp bảo tồn. Hai cuộc hội thảo khoa học do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia và do Bộ Văn hoá thông tin tổ chức, tuy có một số ý kiến khác nhau trong thảo luận những vấn đề cụ thể, nhưng không ai có thể phủ nhận được giá trị lớn lao của di sản văn hoá này và nguyện vọng của hầu hết các nhà khoa học là mong muốn được bảo tồn lâu dài. Theo thông báo số 126-TB/TW ngày 5/11/2003, Bộ Chính trị đã quyết định cho phép tiếp tục khai quật khảo cổ học trên diện tích được Chính phủ phê duyệt để có cơ sở khoa học định giá và kết luận đầy đủ hơn về quần thể di tích này, trên cơ sở đó xây dựng phương án bảo tồn và phát huy ý nghĩa lịch sử của di tích.

Chính phủ đã giao cho các cơ quan chức năng và chuyên môn tập hợp lực lượng chuyên gia trong nước và tranh thủ sự hợp tác quốc tế để nghiên cứu và đề xuất những giải pháp khoa học và công nghệ phù hợp, hữu hiệu nhằm bảo tồn di sản văn hoá này. Một di sản văn hoá vô giá mà bao nhiêu thế hệ tổ tiên đã sáng tạo nên và lòng đất này đã gìn giữ chúng được cho đến hôm nay, vì thế chúng ta phải gánh vác trách nhiệm này tiếp tục bảo tồn, phát huy rồi chuyển giao lại cho các thế hệ mai sau với nhiệm vụ cao cả là GÌN GIỮ BẢO TỒN MỘT DI SẢN VĂN HOÁ VÔ GIÁ CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM.

LỜI KẾT THÚC

Ðã từng có một khu phố cổ thật trong ký ức nhưng cái hiện hữu thì đã thay đổi rất nhiều do quá trình phát triển hàng nghìn năm của Hà Nội. Song, cái chất Thăng Long - Ðông Ðô - Hà Nội chính là ở những con người sống tại đó với những ứng xử văn hoá của nó. Nhưng tinh thần của một Hà Nội cổ thì luôn được ảnh hưởng từ đời này qua đời khác, được tiếp thu và bảo toàn.