MỤC LỤC
Muốn có một mức dư nợ lớn trong hoạt động cho vay tiêu dùng, các ngân hàng phải thực hiện một số lượng các hợp đồng cho vay gấp nhiều lần so với cho vay trong các lĩnh vực nói trên. Mỗi tiêu thức có một điểm số khác nhau tuỳ theo tình trạng của tiêu thức này và tầm quan trọng của nó trong hệ thống các tiêu thức, dựa trên cơ sở các kết quả thống kê trong lịch sử.
Khi ngân hàng có sức mạnh tài chính lớn thì ngân hàng có thể đầu tư ư vào các danh mục mà ngân hàng quan tâm hơn thì hoạt động cho vay tiêu dùng có cơ hội phát triển, nhưng ngược lại, nếu ngân hàng không có được số vốn cần thiết để tài trợ cho cho các hoạt động được ưu tiên hơn thì hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ ít có cơ hội để mở rộng. Thông thường chính sách tín dụng có các khoản mục sau: hạn mức tín dụng, các loại hình cho vay mà ngân hàng thực hiện, quy định về tài sản đảm bảo, kỳ hạn của các khoản tín dụng, hướng giải quyết phần tín dụng vượt quá hạn mức cho vay, cách thức thanh toán nợ,… Chính sách tín dụng vạch ra cho các cán bộ tín dụng hướng đi và khung tham chiếu rừ ràng về những căn cứ để xem xột cỏc nhu cầu vay vốn.
Trong khi đó, người cấp tín dụng có trách nhiệm thông báo chính xác và đầy đủ cho người vay những thông tin cần thiết, có trách nhiệm cố vấn cho người tiêu dùng loại hình, số lượng tín dụng phù hợp nhất, căn cứ vào tình hình tài chính của người tiêu dùng tại thời điểm ký kết hợp đồng tín dụng và có trách nhiệm giữ kín thông tin cho người tiêu dùng trong trường hợp hợp đồng tín dụng không được ký kết. - Hoạt động cho vay tiêu dùng tại các nước trong khu vực hiện gặp phải những khó khăn như: thu nhập của người dân không ổn định; hệ thống thông tin tín dụng cá nhân chưa phát triển; các chính sách, quy định pháp lý liên quan đến tín dụng tiêu dùng chưa hoàn thiện; cạnh tranh ngày càng gia tăng khi có sự tham gia ngày càng lớn của các ngân hàng nước ngoài vào thị trường này.
Việc quy định bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay chỉ áp dụng đối với khoản vay hoặc các dự án vì quốc kế dân sinh do Tổng giám đốc (Giám đốc) TCTD quyết định và chịu trách nhiệm. Nghị định 178 và các văn bản về bảo đảm tiền vay là bước đổi mới căn bản tạo hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng trong việc thu hồi các khoản nợ mà TCTD đã cho khách hàng vay, nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro. Nghị định này đã đảm bảo tính thống nhất, tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan, theo thông lệ quốc tế. Nghị định 85 đã cho phép TCTD tự quy định và thoả thuận với khách hàng vay về việc bảo đảm tiền vay. Kết quả cho vay tiêu dùng tại các NHTM Việt Nam. Nguyên nhân là do đời sống người dân ngày càng được cải thiện hiện, đòi hỏi người dân tiêu dùng nhiều hơn. Chính vì thế, hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng là mối quan tâm lớn .Vì thế người dân vay nhiều hơn nên hoạt động cho vay ngày rộng rãi, phát triển hơn, doanh số đạt được ngày càng lớn mạnh hơn. Về cơ cấu tín dụng, Ngân hàng phân theo các vùng lãnh thổ, khu vực dư nợ cho vay tiêu dùng cao nhất tập trung ở các khu vực có điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế là các tỉnh phía Nam, tập trung ở vùng Đông Nam bộ, vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Các vùng có dư nợ thấp nhất là những vùng có điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn như các tỉnh vùng Tây Bắc và các tỉnh ở vùng Bắc Trung bộ. Hiện nay, nhu cầu vay tiêu dùng trong dân cư là rất lớn,các đối tượng vay tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở 9 nhu cầu tiêu dùng chủ yếu là cho vay xây dựng, mua sắm, sửa chữa nhà cửa; cho vay mua ô tô, … cho vay dưới dạng thẻ tín dụng và một số nhu cầu tiêu dùng khác. Biểu 7: Cơ cấu cho vay tiêu dùng phân theo mục đích sử dụng vốn. Cho vay đối với xuất khẩu lao động, thẻ tín dụng, khám chữa bệnh, cho vay đối với học sinh, sinh viên chiếm tỷ lệ rất thấp. Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam là khá mới mẻ, tuy nhiên các ngân hàng đã kịp thời nắm bắt và học hỏi được từ các quốc gia khác, đã đưa ra được chiến lược phát triển cho hoạt động này và thu được kết quả rất cao. Chứng tỏ hoạt động cho vay tiêu dùng không thể thiếu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Trực Ninh 2.2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng trả góp không có bảo đảm tài sản đối với cán bộ công nhân viên. a) Đối tượng vay vốn. •Hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người vay (bản sao). c) Thủ tục cho vay. •Tiếp nhận hồ sơ: người vay hay người đại diện tại đơn vị trực tiếp mang hồ sơ vay vốn nộp cho ngân hàng. Nhân viên tín dụng sẽ tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày thẩm tra hồ sơ vay vốn, còn nếu chưa đầy đủ hay chưa hợp lệ thì đề nghị người vay tiếp tục bổ sung các giấy tờ còn thiếu. •Thẩm định và đề xuất ý kiến: nhân viên tín dụng tìm hiểu tình hình hoạt động của cơ quan, đơn vị có cán bộ công nhân viên vay vốn, đồng thời xác định mức lương và các nguồn thu nhập khác của cán bộ công nhân viên vay vốn. Sau khi chứng minh thực tế, nhân viên tín dụng sẽ đề xuất ý kiến với ban tín dụng: đề nghị mức vay tiền, thời hạn cho vay nếu đồng ý cho vay hoặc đề xuất không đồng ý cho vay và nêu lý do từ chối cho vay. •Xét duyệt cho vay: phòng tín dụng họp và phê duyệt mức cho vay, sau khi nhân viên tín dụng thông báo hẹn lịch giải ngân cho khách hàng. •Nhân viên tín dụng lập hồ sơ tín dụng và giải ngân. •Theo dừi nợ vay trả gúp và xử lý nợ vay trả gúp trễ hạn: bộ phận tớn dụng cú trỏch nhiệm theo dừi tỡnh hỡnh trả nợ của khỏch hàng; liệt kờ, theo dừi và thụng bỏo các khoản nợ trễ hạn. d)Các thông tin về khoản vay.
Số tiền này là quá nhỏ so với những nhu cầu của người vay nếu họ dùng tiền vay với mục đích để mua đất xây nhà, xây sửa nhà cửa, mua các phương tiện đi lại, mua các công cụ dụng cụ phục vụ hoạt động sản xuất cho nông dân (không phải để sinh lợi)… Do vậy nhiều người có nhu cầu vay vốn nhưng nếu chỉ vay theo mức mà Chi nhánh giới hạn thì khách hàng sẽ không vay nữa vì không. những không đủ tiền phục vụ cho nhu cầu của mình mà còn có thể mất nhiều thời gian giao dịch với ngân hàng nếu chấp nhận vay. Chi nhánh nên linh hoạt về mức cho vay đối với từng đối tượng khách hàng. Nếu một khách hàng có thu nhập cao và họ chứng minh được thu nhập của họ là dài hạn thông qua các hợp đồng lao động thì Chi nhánh có thể xem xét cho vay với mức cao hơn và với thời hạn dài hơn mà không sợ rủi ro. Đối với cho vay có tài sản đảm bảo mức cho vay tối đa là 50% giá trị tài sản thế chấp. Trong một số trường hợp đặc biệt như khách hàng quen Chi nhánh có thể cho vay tới 70% giá trị tài sản thế chấp. Một tài sản được đem làm thế chấp phải được xem xét ở 3 góc độ: thứ nhất là tài sản đó phải thuộc quyền sở hữu của người vay; thứ hai là khả năng chuyển đổi được; thứ ba là giá cả. Giá cả là yếu tố không ổn định, biến động theo thị trường bởi vậy Chi nhánh sợ có rủi ro về giá của tài sản thế chấp chỉ nên cho vay 50% giá trị để phòng tránh rủi ro. Thời hạn vay vốn đa dạng và phù hợp. Cần đa dạng hoá các thời hạn cho vay để đảm bảo các nguyên tắc tín dụng như khả năng hoàn trả, đảm bảo được mục đích sử dụng vốn và có điều kiện đảm bảo khả năng trả nợ vay cũng như tạo điều kiện kiểm tra theo dừi. Độ rủi ro cho vay tiờu dựng thấp hơn nhiều so với các hoạt động cho vay đối với các dự án lớn có thời hạn thu hồi dài vì cho vay tiêu dùng Chi nhánh có thể dự đoán được chính xác dòng tiền thu hồi được,quay vòng hoạt động kinh doanh. Hiện nay sinh viên ra trường,đang làm ở hà nội,có nhu cầu vay xây nhà ở,mua xe phục vụ cho đời sống,sinh hoạt nên cần vay số lượng lớn,khả năng hoàn trả dài,nhưng rủi ro thấp,và lãi suất lớn.Bên cạnh đó, việc cho vay tiêu dùng đối với các hộ gia đình sản xuất Chi nhánh cần xem xét và định kỳ trả nợ gốc và lãi vốn vay cho phù hợp với chu kỳ sản xuất của cây trồng, vật nuôi và khả năng trả nợ của khách hàng. Do đó để có nguồn vốn cho vay với thời hạn đa dạng như trên, Chi nhánh cần có định hướng thu hút thêm nguồn vốn trung và dài hạn tránh rủi ro khi cho vay tiêu dùng vời thời hạn dài mà hiện tại Chi nhánh chưa có đủ điều kiện để đáp ứng được. Lãi suất linh hoạt. Hiện nay cho vay đối với sản xuất kinh doanh thường có lãi suất thấp hơn lãi suất cho vay tiêu dùng khoảng 2%/năm. Điều này là không phù hợp với thực tế vì mục đích của vay tiêu dùng không phải để sinh lãi. Do vậy để xây dựng lãi suất hấp dẫn khách hàng mà lại phải hợp lý, vừa bù đắp được chi phí, vừa mang lại lợi nhuận thì. Chi nhánh nên áp dụng mức lãi suất đa dạng cho từng loại khách hàng, tạo được sự hài hoà cân đối giữa lợi ích ngân hàng và lợi ích khách hàng. • Đa dạng hóa các hình thức trả lãi để tạo điều kiện phù hợp với các đặc điểm nhu cầu của khách hàng. Dựa vào từng lãi suất, từng kỳ hạn, khách hàng có cơ hội lựa chọn các khoản vay thích hợp, đảm bảo cho hoạt động của họ có kết quả cao, đảm bảo trả nợ ngân hàng đúng hạn. • Lãi suất phải linh hoạt theo đối tượng vay vốn. Với các khách hàng quen thuộc, có uy tín thì Chi nhánh có thế áp dụng một mức lãi suất ưu đãi. Điều đó củng cố mối quan hệ lâu dài với khách hàng, vừa khuyến khích cho khách hàng tăng cường mối quan hệ với Chi nhánh, vừa tích cực làm ăn có hiệu quả, trả nợ lãi và gốc đúng hạn cho ngân hàng. Phương thức tốt nhất là trả góp theo kỳ hạn nợ cụ thể như trả nợ theo tháng, quý phù hợp vời kỳ thu tiền bình quân của người vay: Cán bộ công nhân viên lĩnh lương hàng tháng, nông dân thu hoạch theo mùa vụ ngắn ngày, tiểu thương thu tiền hàng ngày để việc kiểm tra sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ được thường xuyên liên tục. Với cán bộ ,công nhân viên được ưu đãi cho vay không phải thế chấp,nên phương thức thu hồi nợ gốc và lãi vay đôi lúc gặp rất nhiều khó khăn vì không có tài sản thế chấp. Do vậy, để giải quyết những khó khăn đó ngân hàng nên xem xét giải pháp về cho vay tiêu dùng thông qua người đại diện. Giải pháp này được đưa ra trên cơ sở xỏc định rừ trỏch nhiệm và quyền lợi của cỏc bờn: ngõn hàng- đại diện của bờn vay- người vay) cũng như việc phối hợp chặt chẽ giữa các bên trong quá trình thẩm định, xét duyệt cho vay, giải ngân và thu nợ. Do người dân không hiểu biết gì nhiều về các nghiệp vụ và phương thức cho vay của ngân hàng.và có nhiều phương thức vay với mức lãi suất , ưu đãi cho từng khoản vay.Chính vì thế cán bộ Chi nhánh cần tư vấn cho khách hàng các loại hàng hoá, các tiện ích của hàng hoá đó,để họ lựa chọn,tạo nên sự hiểu biết hài hoà giữa khách hàng va cán bộ nhân viên.Đó là phương thức kinh doanh của ngân hàng nói chung và mọi nền kinh tế nói riêng.Để có thể có đủ trình độ tư vấn cho khách hàng thì Chi nhánh khuyến khích cán bộ tín dụng tìm hiểu thêm các lĩnh vực kinh doanh khác như: xây dựng, quy trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nhà đất, ….
Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn Agribank chi nhánh Trực ninh Nam Định, dưới sự giúp đỡ của các anh chị phòng Kế toán và sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Hoàng Xuân Quế, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập của mình với đề tài: “Mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Trực Ninh”.