Giải pháp phát triển vùng nguyên liệu chè bền vững tại Việt Nam

MỤC LỤC

Về hệ thống cơ sở hạ tầng

Tính ổn định tương đối cao, sự liên kết với các hoạt động kinh tế trong vùng và tuổi thọ tương đối dài của các công trình và mạng lưới của cơ sở hạ tầng đã làm cho chúng trở thành yếu tố có ảnh hưởng lớn tới quá trình thực hiện quy hoạch. Tăng cường cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng chế biến đã có và phát triển mới, mở rộng mạng lưới chế biến trên toàn quốc để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản xuất chè, dần xoá bỏ sự chênh lệch về mức sống giữa miền núi trung du và đồng bằng.

Về công nghệ

Đến nay, Việt Nam đã hoàn toàn chủ động về giống và nguyên liệu chè búp tươi để sản xuất riêng rẽ các mặt hàng chè đen, chè xanh Pouchung, Oolong, chè xanh kiểu Nhật Bản, chè xanh Gunpowder. Như vậy, với đội ngũ các nhà khoa học giỏi cùng với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng trong việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị hiện đại, ngành chè Việt Nam đang từng bước khẳng định mình và còn vươn ra xa hơn nữa.

Phát triển vùng nguyên liệu chè nhằm khai thác lợi thế vùng

Nay Văn Chấn đã trở thành vùng chè tập trung lớn nhất Yên Bái, với 3.800 ha, ngoài 4 công ty chè thuộc Tổng công ty Chè Việt Nam, còn có hàng chục cơ sở chế biến của các công ty chè địa phương và nước ngoài, hàng năm sản xuất trên 30.000 tấn chè búp tươi. Mấy năm qua, các giống chè chất lượng cao: LDP1, LDP2, Shan đã thay thế và trồng mới trên diện rộng, 200 ha chè giống đã được trồng mới theo dự án của ADB cùng với hàng chục ha nông dân tự bỏ vốn trồng.

Bài học kinh nghiệm từ việc phát triển cùng nguyên liệu mía 1. Đặc điểm chung của cây chè và cây mía

Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty chè Việt Nam

- Kinh doanh phụ tùng, thiết bị chế biến chè và lắp đặt, chế tạo các sản phẩm cơ khí, phụ tùng, thiết bị, máy móc phục vụ chuyên ngành chè và đồ gia dụng. - Bán buôn, bán lẻ, bán các đại lý các sản phẩm của ngành nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm; vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống.

Tình hình sản xuất kinh doanh chung của Tổng công ty 1. Tình hình vốn của Tổng công ty

Sông Cầu đã đầu tư mở rộng cải tạo và lát gạch nền phòng vò, làm hệ thống rãnh thoát nước phòng vò, phòng lên men, trang bị thêm máy phun ẩm, công ty chè Bắc Sơn đầu tư thêm máy sào diệt men dùng nhiên liệu ga để chuyển hướng sang sản xuất chè xanh, Công ty chè Mộc Châu, Công ty chè Trần phú, Công ty chè Nghĩa Lộ đã đầu tư thêm nhiều thiết bị chế biến chè xanh để đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên việc sản xuất và tiêu thụ chè nội tiêu của Tổng công ty nói chung còn hết sức khó khăn, mặc dù chất lượng tương đối ổn định nhưng số lượng còn quá ít, ngoài nguyên nhân về tập quán uống chè sao rời sấy thủ công, thì nguyên nhân có tác động rất lớn đến việc tiêu thụ chè nội tiêu là chi phí dành cho quảng cáo, tiếp thị sản phẩm, xây dựng hệ thống các kênh phân phối cần phải đầu tư với chi phí lớn mà khả năng của Tổng công ty thì còn quá hạn hẹp cả về kinh phí và trình độ cao, đặc biệt thiếu đội ngũ tổ chức thực hiện mang tính chuyên nghiệp.

Bảng 7: Giá trị sản lượng của Tổng Công ty
Bảng 7: Giá trị sản lượng của Tổng Công ty

Phần chung toàn TCT

Qua kết quả và hiệu quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc Tổng công ty cho thấy: Các đơn vị kinh doanh dịch vụ và trực tiếp xuất khẩu thì 100% đều có lãi, các đơn vị chỉ sản xuất bán lại sản phẩm cho tổ chức chè xuất khẩu thì hầu hết bị thua lỗ mà tập trung vào các đơn vị có vốn ODA và mới đầu tư xây dựng hoặc bất lợi về vùng nguyên liệu. Trong các đơn vị sản xuất chè chỉ có 3 đơn vị có lãi là Mộc Châu, Quân Chu và Sông Cầu – Đó là những đơn vị có rất nhiều cố gắng để vượt qua thử thách, chứng tỏ được khả năng trụ vững trong nền kinh tế thị trường, nhất là Mộc Châu và Quân Chu.

Phần TCT điều hành

Đầu mùa hạ có gió Tây (gió Lào) rất khô nóng, hơn cả Vinh và Đồng Hới. Thời gian khô hạn kéo dài, cộng thêm nhiệt độ xuống thấp làm cho sinh trưởng và năng suất chè giảm sút lớn. Về điều kiện đất đai, vùng Tây Bắc có các loại đất thích hợp với chè như đất đỏ vàng, đất đỏ nâu, tầng đất dày, ít độ dốc dưới 250C. Về hiện trạng sản xuất, Sơn La là tỉnh có diện tích cũng như năng suất dẫn đầu. Ở tỉnh Sơn La, tổng công ty có 578,48ha chè trồng ở vùng Mộc Châu, giống chè chủ yếu là chè Shan và một số ít nơi trồng chè Trung du. Ngoài ra một số đồng bào dân tộc thiểu số Dao, Mông có trồng chè rừng, chè cổ thụ ở các điểm Chồ Lồng, Tô múa, Phù Yên, Suối Giàng…, với năng suất 18,76 tạ/ha, như vậy, hàng năm vùng chè ở Tỉnh Sơn La của Tổng công ty cho sản lượng trên 9000 tấn. Tỉnh Yên Bái. Yên Bái là một tỉnh thuộc vùng chè Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn. Khí hậu có 5 đặc điểm: 1)Mùa đông ít lạnh hơn Đông Bắc. Sương muối là hiện tượng quen thuộc. 2)Không khí ẩm ướt cao, hầu như quanh năm là điểm đặc sắc của vùng. Gây xói mòn mạnh vườn chè trên sườn núi Tây Côn Lĩnh và các nông trường Hùng An, Việt Lâm (Vị Xuyên). 4)Vùng có độ ẩm cao nhất so với cả nước. Về diều kiện đất đai, vùng này các loại đất trồng chủ yếu là đất đồi và núi bao gồm các loại đỏ vàng, đất vàng phát triển trên sa thạch và phiến thạch. Chè trồng ở ven suối, dưới tán cây lớn; đất dốc thoải tốt hơn đất bằng. Về hiện trạng sản xuất, ở vùng này có chè đồi công nghiệp và chè rừng dân tộc. Các giống chè trồng chủ yếu là giống chè Trung du, năng suất trung bình đạt 5,7 – 10 tấn búp tươi/ha. Cụ thể, diện tích các đơn vị trồng chè đồi công nghiệp của các đơn vị như sau:. Chè đông đặc, đồng đều, chưa có bóng mát và cây phân xanh. Năng suất bình quân đạt 5,12 tấn búp tươi/ha. Công ty có một nhà máy chè đen OTD, thiết bị của Liên Xô cũ, công suất 42 tấn búp tươi/ngày. Giống chè Shan là chủ yếu, ngoài ra cón có giống chè Trung du, PH – 1. Chè mất khoảng nhiều, cây ít bóng râm. Công ty có nhà máy chè đen OTD, thiết bị Liên Xô cũ, công suất 10 tấn búp/ngày. Công ty chè Yên Bái, Việt Cường là hai đơn vị trực thuộc Tổng công ty, với diện tích 325ha. Trước đây hai đơn vị này là một, nhưng từ năm 2005 tách thành hai đơn vị là công ty chè Yên Bái và Công ty chè Việt Cường. Tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Tây. Đây là ba tỉnh nằm trên vùng chè Trung du Bắc Bộ. Nằm tại ranh giới giữa miền núi và miền đồng bằng Bắc Bộ, các tỉnh này có đặc điểm chung về thời tiết, khí hậu và đất đai thổ nhưỡng. Về thời tiết, khí hậu, vùng này có đặc điểm chung là khí hậu nhiệt đới gió mùa và có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hè nóng, có mưa lũ. Lượng mưa trung bình trên 1800mm/năm. Mùa đông có thời kỳ tương đối khô, nửa cuối rất ẩm ướt, mùa hạ ẩm ướt, nhiều mưa, khí hậu biến động mạnh. Thời tiết nồm và mưa phùn là hiện tượng độc đáo của nửa cuối mùa đông. Trong năm nhiệt độ thấp nhất khoảng 10 – 120C nhưng nhiệt độ xuống thấp không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây chè. Khí hậu chuyển tiếp giữa vùng đồng bằng và vùng núi. Biên độ nhiệt ngày đêm lớn hơn đồng bằng 0,50C, sương muối nhẹ hơn vung núi. Mưa lớn hơn ở đồng bằng. Riêng Vùng Tây Bắc mùa đông có sương muối, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió Lào nên cần có biện pháp khắc phục như trồng cây che bóng. Về điều kiện đất đai, vùng trung du miền núi phía Bắc có địa hình bị chia cắt trên một nền địa chất phức tạp. Địa hình chủ yếu là núi cao trung bình, núi thấp và đồi. Trong vùng, đất đai chủ yếu là đất feralit hình thành trên phiến đá, đá vôi và đá mẹ khác phân bố ở các địa hình đồi núi, chia cắt mạnh, gồm 5 loại chính sau đây: 1)Đất phát triển trên hiến thạch sét ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ (Đoan Hùng, Thanh Hoà, Phú Hộ), Hoà Bình (Lương Sơn, Lạc Sơn) Thái Nguyên (Sông Cầu, Quân Chu, Phú Lương, Đồng Hỷ); 2)Đất phát triển trên phiến thạch nai (gneis) và mica ở Phú Hộ; 3)Đất nâu đỏ ở Thái Nguyên (Đại Từ, Phú Lương); 4) Đất nâu đỏ trên phù sa cổ ở Thái Nguyên (Phổ Yên), Phú Thọ (Sông Thao, Tam Thanh), Hà Tây (Chương Mỹ); 5)Đất vàng nhạt phát triển trên đá cát ở Thái Nguyên (Đại Từ), Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hà Tây, Hà Nội (Sóc Sơn).

Đánh giá chung

Phương hướng phát triển vùng nguyên liệu chè

Hướng phát triển tập trung vào các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Thái Nguyên…ngoài ra còn mở rộng vùng nguyên liệu của Tổng công ty ra các tỉnh cao nguyên phía Nam như Lâm Đồng, Đắc Lắc…, đặc biệt là ở các tỉnh hiện nay còn thiếu nguyên liệu trầm trọng. Rà soát lại quy hoạch vùng nguyên liệu không chỉ cho phép xem xét việc mở rộng vùng nguyên liệu mà còn cho phép điều chỉnh chính xác kịp thời về việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong việc trồng chè, từ đó có thể áp dụng rộng rãi các giống chè cũng như phương thức canh tác chè cho năng suất, chất lượng cao.

Giải pháp về đầu tư 1. Định hướng đầu tư

Sau khi quy hoạch đi vào thực hiện, cần phải có các biện pháp hữu hiệu để quản lý việc thực hiện quy hoạch tốt. Các doanh nghiệp cần nghiên cứu liên doanh với nước ngoài để trồng và chế biến sản phẩm chè cao cấp để xuất khẩu.

Giải pháp về kỹ thuật Giải pháp về giống

Tiêu chuẩn về tính chống chịu: Giống là biện pháp cơ bản và kinh tế nhất với chỉ tiêu về tính chống chịu, do vậy giống tốt phải có khả năng thích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh, phải có khả năng chống chịu tốt với sâu bệnh, giống tốt phải là giống chịu hạn chịu rét tốt. Các công trình nên được bố trí gần khu vực có tiềm năng trồng và phát triển cây chè, đồng thời phải có nguồn nước dồi dào, tốt nhất là bố trí nơi người dân tha thiết với việc đổi mới và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.

Giải pháp về quản lý

Đó là sự phối hợp giữa các doanh nghiệp trồng và chế biến chè trong cùng một vùng để tăng khả năng hợp tác đầu tư, nâng chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh thị trường, là mối quan hệ giữa chế biến và sản xuất nguyên liệu. Các nhà máy, các cơ sở chế biến nhất thiết phải ký kết hợp đồng kinh tế với người sản xuất nguyên liệu chè búp tươi (hợp tác xã, các trang trại, người nông dân..); một mặt, để có trách nhiệm hỗ trợ lẫn nhau, cơ sở chế biến có nguồn nguyên liệu ổn định và người sản xuất có nơi tiêu thụ sản phẩm;.

Các giải pháp khác

Thông qua các tổ chức khuyến nông, tổ chức chuyển giao tiến bộ về giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái.