Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong phát triển khu du lịch ở Việt Nam

MỤC LỤC

Đánh giá tác động của việc thu hút FDI vào việc phát triển khu du

Bên cạnh việc thu hút đuợc một số lượng vốn đầu tư từ nước ngoài ,đầu tư trong lĩnh vực này đã góp phần không nhỏ trong việc giải quyết căng thẳng về việc thiếu phòng của những khách sạn cao cấp trong một số thời điểm nhất định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư và thương mại.Sự tham gia của các nhà đầu tư vòa các dự án có quy mô lớn với việc xây dựng tổ hợp gồm nhiều khách sạn ,văn phòng ,căn hộ ,trung tâm thương mại đã góp phần tạo dựng nên diện mạo mới cho các thành phố lớn và khu du lịch tạo ra một số khu vui chơi thể thao giải trí đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước đang làm việc tại Việt Nam, khách du lịch,đặc biệt là các hoạt động lớn của Nhà nước. Đối với cơ chế chính sách giải phóng mặt bằng chúng ta đã phân ra các dự án nhóm A hay các dự án được đầu tư theo hình thức 100%vốn nước ngoài hoặc các nhà đầu tư trong các hình thức đều có những chính sách ưu đãi cũng như những định chế cho việc giải phóng mặt bằng.Đối với chính sách tài chính chúng ta đã có những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp,thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất…điều đó mở rộng khả năng của nhà nước trong việc thực hiện các chính sách kinh tế xã hội nói chung trong đó có khu du lịch.Ngoài ra tácđộng tích cực thu hút vốn đầu tư bằng chính sách pháp luật thuế đối với khu du lịch còn thể hiện ở chức năng điều chỉnh của thuế thông qua việc quy định các hình thức thu thuế khác nhau,xây dựng chính xác hợp lí các mức thuế phải nộp có tính đến khả năng của đối tượng nộp thuế và quan điểm phát triển du lịch. Trình tự thủ tục quản lí đầu tư xây dựng khu du lịch còn nhiều bất cập:Công tác kiểm soát đầu tư phát triển KDL gồm từ khâu lập,xét duyệt quy hoạch cung cấp thông tin về QH,thầm định và xét duyệt dự án đầu tư cấp phép đầu tư cấp đất cho thuê đất giải phóng mặt bằng,cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đất…hiện chưa đồng bộ ,bị cắt khúc thiếu những quy định phù hợp với đặc thù của kinh doanh khu du lịch.Công tác quản lí đầu tư xây dựng KDL còn thiếu các tiêu chuẩn quy phạm và quy định kĩ thuật phù hợp .Những định kinh tế -kĩ thuật hiện được áp dụng chưa phù hợp với tính chất đặc thù riêng biệt của khu cu lịch,về quy hoạch phát triển du lịch bảo vệ cảnh quan môi trường chất lượng dịch vụ quản lí khách sạn.

Bảng 8 : Đóng góp thuế của các khu du lịch
Bảng 8 : Đóng góp thuế của các khu du lịch

GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO CÁC KHU DU LỊCH Ở VIỆT NAM

    + Khu chuyên đề quốc gia: Khu du lịch nghỉ dưỡng núi Sapa,Khu du lịch sinh thái Hồ Ba Bể( Bắc Kạn);Khu du lịch lịch sử văn hóa Cổ Loa(Hà Nội);Khu du lịch văn hóa Hương Sơn (Hà Tây);Khu du lịch văn hóa -lịch sử -sinh thái Tam Cốc- Bích Động( Ninh Bình); Khu du lịch văn hóa –lịch sử Kim Liên-Nam Đàn( Nghệ An); Khu du lịch sinh thái hang động Phong Nha-Kẻ Bàng( Quảng Bình); Khu du lịch lịch sử cách mạng đoạn đường Hồ Chí Minh; Khu du lịch văn hóa Hội An gắn với di tích Mỹ Sơn( Quảng Nam); Khu du lịch biển Phan Thiết-Mũi Né( Bình Thuận) Khu du lịch sinh thái Hồ Tuyền Lâm(Lâm Đồng); Khu du lịch sinh thái Rừng Sác Cần Giờ( TP HCM); Khu du lịch Long Hải-Phước Hải(Bà Rịa Vũng Tàu); Khu du lịch biển đảo Phú Quốc; Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn Đất Mũi (Cà Mau); Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Ba Vì –Suối Hai (Hà Tây). Các cơ chế chuyển đổi cơ cấu các loại đất sang đất phát triển khu du lịch: cần nghiên cứu để phân loại các loại đất phục vụ hoạt động du lịch theo hướng phục vụ trực tiếp(đất sản xuất, kinh doanh) và đất phục vụ gián tiếp hoặc kết hợp( như: rừng cây, mạt nước danh thắng, di tích,…) để có cơ chế chuyển đổi cho phù hợp, đồng thời chính sách giao đất, cho thuê đất cũng cần linh hoạt đẻ nhà đầu tư có thể chấp nhận được, mà vẫn bảo vệ, bảo tồn được các di tích, danh thắng và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. *Chính sách về tài chính. Du lịch là một lĩnh vực đóng góp ngày càng nhiều vào tăng trưởng kinh tế quốc dân và tạo ngày càng nhiều việc làm cho người lao động.Để tạo điều kiện cho du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành,cần thiết phải có chính sách thuế cũng như chú ý tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh trong các ngành có liên quan đến du lịch ,đồng thời nâng cao sức cạnh tranh về giá của hàng hóa dịch vụ Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới .Để đạt được mục tiêu này cần có những bổ sung, sửa đổi sau:. -Mở rộng cơ sở tính thuế giảm thuế suất ,tăng cường khả năng thực thi công tác cưỡng chế thuế;đảm bảo kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu công bằng hiệu quả,đơn giản và khả thi của chính sách thuế đối với du lịch. -Nghiên cứu,xem xét và cải cách hệ thống chính sách thuế theo hướng đảm bảo nguồn thu ổn định lâu dài cho ngân sách,tăng cường phát huy vai trò khuyến khích và điều tiết của thuế đối với du lịch. -Xem xét mục tỉêu ổn định cơ cấu hệ thống chính sách thuế và có sự kết hợp hài hòa giữa các sắc thuế trong tổng chính sách thuế;tăng cường vai trò của thuế thu nhập cá nhân và thuế tài sản để đảm bảo cấu trúc hệ thống chính sách thuế ổn định với ba loại thuế chủ yếu:đánh trên hàng hóa dịch vụ;thuế thu nhập;thuế tài sản;trong đó câng tăng cường vai trò và từng bước phân định các loại thuế tài sản trở thành thuế địa phương để đảm bảo nguồn thu ổn định lâu dài và minh bạch cho chính quyền địa phương. Tóm lại để thu hút FDI vào các khu du lịch chúng ta cần:Hoàn thiện cơ chế chính sách luật pháp về Khu du lịch trên cơ sở phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế như chính sách tài chính mà đặc biệt là chính sách thuế,chính sách đất đai…là những vấn đề đang gây nhức nhối cho các nhà đầu tư vào Khu du lịch. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lí nhà nước về khu du lịch thông suốt từ trung ương đến địa phương bằng các quy hoạch,kế hoạch. Tiếp tục hỗ trợ Nhà nước trong công tác xây dựng,giải phóng mặt bằng làm sao cho các khu du lịch được đẩy nhanh hơn nưa trong vấn đề xây dựng. Cải tiến và năng cao chất lượng quản lí đầu tư xây dựng,khai thác,kinh doanh tại các khu du lịch. Công tác đầu tư phát triển,kinh doanh,khai thác khu du lịch là một quá trình liên tục,đòi hỏi cơ chế quant lí phải đồng bộ,minh bạch,đơn giản. Vì vậy,cần xây dựng ban hành và thực hiện quy chế quản lí KDL theo quy định của Luật Du lịch năm 2005;Các KDL phải có ban quản lí,có chức năng quản lí khai thác kinh doanh và phát triển KDL phù hợp với đặc thù vừa là khu giải trí nghỉ ngơi của khách du lịc,vừa là cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi hỏi chất lượng cao về mọi mặt.Nội dung quản lí KDL bao gồm:. a)Quản lí ranh giới KDL,phân khu chức năng hoạt động du lịch theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt;. b) Thực hiện chức năng quản lí quản lí nhà nước đối với KDL;Quản lí tài nguyên du lịch,môi trường,du lịch .quản lí đầu tư phát triển,quản lí sử dụng sử dụng và khai thác cơ sở vật chất –kỹ thuật ,cơ sở hạ tầng du lịch;. c)Quản lí hoạt động của khách du lịch,các tổ chức cá nhân có hoạt động kinh doanh du lịch;sự tham gia của cộng đồng tại khu du lịch ;. Điều đó có nghĩa là môi trường các Khu du lịch có thể dễ dàng bị phá hủy,bên cạnh đó hiện nay hiện tượng song thần đang đe dọa nghiêm trọng mức độ an toàn của các khu du lịch ven biển, chúng ta phải có những biện pháp vừa mang tính bảo vệ môi trường nhưng cũng phải phòng tránh thiên tai tránh những tổn thất nặng nề.Hiện nay Việt Nam đã có những quy phạm pháp luật trong vấn đề bảo vệ môi trường nói chung cũng như môi trường khu du lịch nói riêng: Như Luật Bảo vệ môi trường,Luật di sản văn hóa,Luật du lịch…Đặc biệt luật di sản văn hóa là văn bản sát thực nhất với các khu du lịch bởi các Khu du lịch nói chúng đều được xây dựng và phát triển xung quanh các di sản văn hóa.Quy định:Có thể xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị của di tích nhưng không làm ảnh.

    Bảng 14: Chỉ số cạnh tranh giá các khu du lịch của Việt Nam so với khu vực
    Bảng 14: Chỉ số cạnh tranh giá các khu du lịch của Việt Nam so với khu vực