MỤC LỤC
Ý thức dân chủ thấm sâu vào mọi hoạt động tinh thần của từng người dân, cuối đời Lý (1182), sử sách còn ghi lại cả một trò nhại trực tiếp châm biếm vào tính hống hách của viên thái sử đương thời là Đỗ An Thuận. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm dùng tục ngữ trong thơ của mình; Lê Quý Đôn trong Kinh nghĩa nói đến nỗi khát khao lấy chồng của một cô gái mới lớn - điều mà Kinh lễ không thể nào chấp nhận được; Nguyễn Công Trứ dùng phú để "chửi" cái nghèo và chống lại toàn bộ tư tưởng Nho giáo, đòi hỏi phải an bần, vui cái phận hèn.
Tại các cuộc diễn xướng ấy, người ta làm trò diễn miêu tả những hoạt động sản xuất, những cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, và những lễ tục…Đi sâu tìm hiểu diễn xướng dân gian trên sân khía cạnh là mầm mống của sự hình thành nghệ thuật sân khấu để từ đó tìm hiểu nguồn gốc của việc xây dựng những hình tượng nghệ thuật trên sân khấu Chèo, chúng tôi đặc biệt chú ý đến cách biểu đạt tư tưởng, tình cảm của người xưa qua diễn xướng dân gian, chú ý đến quy luật vận động đặc thù của diễn xướng dân gian. Trong quá trình kể chuyện bằng sân khấu ấy, thì những trò nhắc phát triển lên, ông cha ta còn biết thu hút kết hợp các hình thức văn nghệ dân gian vốn phổ biến trong dân dã như hát, múa để hình thành nên Chèo với những hình tượng nghệ thuật độc đáo tồn tại đến hôm nay.
Nhân vật nữ chín của Chèo luôn là những tấm gương về đạo đức và việc thể hiện những nhân vật ấy là sự hình tượng hóa những điều khác nhau của đạo đức xưa, đó là Thị Kính tiêu biểu cho đức tính "nhẫn"(của đạo Phật) trước những nỗi oan trái của cuộc đời, đó là Thị Phương tiêu biểu cho đức tính hy sinh trong quan hệ mẹ chồng nàng dâu, đó là Trinh Nguyên trong quan hệ mẻ ghẻ con chồng… Nói chung các nhân vật này đều có một mô hình chung là qua một quá trình thử thách họ khẳng định được phẩm chất tốt đẹp của mình và họ được đền bù xứng đáng hơn. Ở mỗi vở đều có một nhân vật ở vị trí trung tâm trong các mối quan hệ với nhân vật khác và dường như vấn đề mấu chốt của vở là phải giải quyết số phận của nhân vật này, số phận được giải quyết thì tích trò mới có thể kết thúc được: Thị Kính cuối cùng được thành Phật; Thị Phương được đoàn tụ với chồng, đôi mắt sáng lại; Súy Vân nhảy xuống sông tự tử; nàng Phi Nga giả trai dấn thân vào chốn quan trường thi đỗ đến Tú tài chỉ để tìm cơ hội minh oan cho cha mình, trải qua bao sóng gió cuộc đời, đã tìm lại được hạnh phúc.
Tuy nhiên, tiếp thu tinh thần tiên tiến ấy, những người làm sân khấu Việt Nam còn tiếp thu luôn cả phương pháp sân khấu - thể hệ Xtanilapxki một cách nghiêm túc đến máy móc để rồi tạo nên những khuynh hướng cách tân trong xây dựng nghệ thuật Chèo hiện đại: Khuynh hướng kịch Chèo, khuynh hướng nhạc kịch hóa Chèo. Dù là ở đề tài dân gian hoặc cổ tích viết lại, hay đề tài hiện đại, thì yếu tố giáo huấn đạo đức vẫn chi phối hầu hết các yếu tố nghệ thuật Chèo Nguyễn Đình Nghị, nhưng ở đây không phải là thứ đạo đức mà ta thường thấy trong Chèo cổ những bài học đạo đức rút ra từ các vở diễn của Chèo Cải lương của Nguyễn Đình Nghị so với đạo đức truyền thống đã có những sắc thái biểu hiện mới.
Nhân vật Chèo hiện đại
Cho nên hệ thống nhân Chèo hiện đại mà chúng tôi khảo sát trong công trình này, ngoài những nhân vật của thời đại hôm nay (những nhân vật của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và xã hội chủ nghĩa) thì còn bao gồm cả các nhân vật của lịch sử, đặc biệt là các anh hùng liệt nữ trong các cuộc chống ngoại xâm của dân tộc, cả những nhân vật từ các truyện cổ tích, thần thoại dân gian hoặc từ các truyện môn khuyết danh và thậm chí kể cả một số nhân vật từ các vở Chèo cổ nổi tiếng nhưng được viết lại dưới ánh sáng của nền văn hóa mới. Tào Mạt đú dựng lờn cả một giai đoạn lịch sử của thời Lý với những khuụn mặt người sỏng: Lý Thỏnh Tụng, Lý Thường Kiệt, Ỷ Lan, Lý Đạo Thành, Lý Nhừn Tụng….Nhõn vật Lý Nhừn Tụng giàu lũng nhừn nghĩa, biết dựa vào dừn và được dừn yờu mến, nhõn vật Lý Thường Kiệt trọn đời vỡ nước, nhân vật thái sư Lê Văn Thịnh phản nghịch, nhân vật ông Hề đầy khí phách thản nhiên đón nhận cái chết về mỡnh….Và qua các nhân vật này, tác giả muốn nói lên những triết lý nhân sinh, tác giả nói về đạo làm vua, làm quan, mối quan hệ giữa vui tôi, giữa vua với dân, sự thịnh suy.
Có thể xem những hình tượng nhân vật ấy vừa là sản phẩm của nền văn hóa mới, vừa là nhân chứng của một yếu tố cực kỳ quan trọng của nền văn hóa ấy mà bao trùm lên tất cả là tấm lòng yêu nước nhiệt thành, chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất, cách mạng văn hóa và tư tưởng theo ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Năm 1957, Nhà hát Chèo Việt Nam tiến hành lựa chọn để phục hồi lần đầu tiên 3 vở Chèo cổ: Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương Lễ và Súy Vân theo các tiêu chuẩn cơ bản: Trước hết là những trò diễn nổi tiếng được nhân dân xa nay ưa chuộng; Hai là thuộc dạng thực nghiệm cho phép làm thực nghiệm trên ba lĩnh vực: Chỉnh lý, cải biên, viết lại; Ba là trò diễn phong phú, có những dạng phong cách nghệ thuật khác nhau.
Các phạm trù bi - hài cộng thêm cái hùng - cái hùng đã tìm thấy chỗ đứng trong các vở Chèo đề tài cách mạng, cái chất hùng này làm thay đổi cán cân trong Chèo (xưa nữ nhiều là các nhân vật nam - chủ yếu là các chiến sĩ, tạo bộ mặt của Chèo trong thời đại mới). Hệ thống những nhân vật này đã tạo nên một loại kép mới - kép nghịch, kép phản (tên Địa chủ ở vở Chị Trầm, Cả Lường vở Cô hàng rau; Chánh Bất vở Cô gái làng Chèo) và từ đó đã tạo nên những nghệ sĩ nổi tiếng chuyên đóng những vai kép đó - chẳng hạn như nghệ sĩ ưu tú Đăng Tỉnh của Đoàn Chèo Thái Bình.
Chẳng hạn, quan niệm tuyên truyền về người phụ nữ với những tam tòng tứ đức thì vẫn nên tiếp thu nhưng với người phụ nữ mới ngày nay thì phải thêm những phẩm chất mới như anh hùng, bất khuất bên cạnh các phẩm chất trung hậu, đảm đang. Chẳng hạn, cô Lụa đội trưởng sản xuất ở làng Tằm ngoại thành (vở Sợi tơ vàng) vừa biết đấu tranh với những thói hư tật xấu, với những cái lạc hậu vừa có ý thức hành động xây dựng quê hương làng xóm bằng điện khí hóa, đưa sản xuất thủ công lên tầm áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại.
Vậy mà trong một số vở Chèo hiện đại, có tác giả rất coi thường yếu tố văn chương, nhân vật của họ thoại toàn bằng những lời lẽ tầm thường, thậm chí ngay cả khi viết kịch bản từ tác phẩm Kiều của đại thi hào Nguyễn Du mà trên sân khấu Chèo lời văn và lời thoại của các nhân vật thì lôm côm mách qué, hình tượng các nhân vật như Hồ Tôn Hiến lại biến thành một công tử thọt chân ngạo mạn với những lời lẽ rất phi văn hóa, được coi như kẻ tình. Đó là những bộ quần áo sang trọng nhưng dân dã, chính điều này đã làm cho nghệ thuật Chèo được người dân yêu quý, bởi họ thấy hình ảnh chính mình được tái hiện trên sân khấu với những nét chấm phá hồn nhiên, giản dị và gần gũi… Phục trang của các nhân vật trong Chèo với những sắc hồng, sắc vàng, sắc nâu sồng ấm áp, cùng với đỏ hoa đào, xanh hoa lý, rực rỡ màu cánh sen v.v… đó chính là những gam màu đồng quê được phản ánh trên tranh dân gian Việt Nam.