Mô hình Ước lượng Rủi ro trên Thị trường Chứng khoán: Kỳ hạn Tính lợi Suất và Thời kỳ Ước lượng

MỤC LỤC

Nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán 1. Nguyên tắc công khai

Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh các công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các khách hàng với nhau qua thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài khoản của mình. Khi thực hiện nguyên tắc đấu giá bao giờ cũng tuân thủ theo các thứ tự ưu tiên về giá (ưu tiên từ giá đặt mua cao nhất và giá chào bán thấp nhất), về thời gian, về khách hàng (ưu tiên các nhà đầu tư cá nhân), về quy mô lệnh (cùng một mức giá, ưu tiên các lệnh có khối lượng lớn hơn).

Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 1. Nhà phát hành

Nhưng nhận thấy cần có sự bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư và đảm bảo sự hoạt động bình thường, ổn định của thị trường chứng khoán, bản thân các nhà kinh doanh chứng khoán và các quốc gia có thị trường chứng khoán hoạt động cho rằng cần phải có cơ quan quản lý và giám sát về hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung.

Hàng hoá trên thị trường chứng khoán

Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán là mục tiêu được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu của thập kỉ 90 - thế kỉ XX nhằm xác lập một kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế. Nhưng trước yêu cầu đổi mới do phát triển kinh tế, chiến lược công nghiệp hoá, chủ trương cổ phần hoá đã được đưa ra với văn bản pháp quy đầu tiên là Nghị định 28/CP ngày 07/05/1996 của Chính phủ về chuyển đổi một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.

Thị trường chứng khoán Việt Nam

Mặc dù tốc độ gia tăng số lượng cổ phiếu niêm yết tại thị trường tập trung trong năm 2007 không cao bằng năm 2006 nhưng các công ty niêm yết mới trên sàn năm 2007 phần lớn là những tập đoàn và doanh nghiệp có mức vốn điều lệ lớn và hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/07/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

CÁC MÔ HÌNH ƯỚC LƯỢNG RỦI RO HỆ THỐNG

    Bằng các tính toán từ các số liệu lịch sử, người ta chứng minh rằng trong cùng một quãng thời gian quan sát, khi tăng số lượng chứng khoán cấu thành của một danh mục đầu tư thì mức biến động thu nhập của danh mục đầu tư giảm xuống và đạt đến một mức giới hạn không thể giảm xuống được nữa. Theo định nghĩa trong từ điển tài chính Collins thì: “Hệ số bêta: một đại lượng đo lường sự phản ứng của lợi suất kỳ vọng của một chứng khoán tài chính riêng biệt, có liên quan tới những biến động trong lợi suất kỳ vọng trung bình của các chứng khoán còn lại trên thị trường”. Do hệ số bêta là hệ số đo lường mức độ rủi ro, khi xác định được hệ số bêta của công ty mình, các nhà quản lý đồng thời ước lượng được rủi ro mà công ty mình đành gánh chịu, trên cơ sở đó họ có thể đưa ra những đối sách hợp lý trong chiến lược phát triển của công ty.

    Trên một thị trường tài chính chuyên nghiệp, nơi mà việc đầu tư vào các tài sản tài chính được thực hiện theo các danh mục đầu tư và được quản lý bởi các nhà đầu tư, hệ số bêta là một trong những cơ sở quan trọng để các nhà quản lý lựa chọn tài sản vào danh mục đầu tư của mình. Như vậy trong điều kiện mọi cá nhân đều đầu tư phần nào của cải của họ vào danh mục hiệu quả thì danh mục thị trường phải hiệu quả, vì thứ nhất thị trường đơn giản là tổng của các danh mục cá nhân và thứ hai mọi danh mục cá nhân đều hiệu quả.

    Đồ thị của đường thị trường chứng khoán
    Đồ thị của đường thị trường chứng khoán

    RCov

    Một vài vấn đề gặp phải khi ước lượng rủi ro Chuỗi lợi suất

    Như ở trên đã phân tích, hệ số bêta có một vai trò rất quan trọng trên thị trường tài chính tuy nhiên việc quan sát một cách chính xác là gần như không thể mà phải ước lượng nó. Sau mỗi phiên giao dịch sẽ nhận được giá và khối lượng giao dịch của từng loại chứng khoán nhưng liệu việc tính lợi suất của chứng khoán theo chuỗi giá đó có chính xác hay không?. Như vậy giá chứng khoán của công ty từ ngày giao dịch trước sang ngày giao dịch liền sau sẽ không thể phản ánh được tình hình hoạt động của công ty nếu như đó là các công ty trong các ngành sản xuất với chu trình sản xuất sản phẩm dài, như ngành bất động sản.

    Các nghiên cứu đã cho thấy càng nhiều quan sát được sử dụng trong chuỗi thời gian ước lượng thì sai số tiêu chuẩn của phương trình ước lượng hệ số bêta càng giảm đi, gia tăng thêm độ chính xác cho hệ số bêta ước lượng được. Tuy nhiên, tăng thêm nhiều quan sát cũng làm dài thêm thời gian trong quá trình thời kỳ ước lượng, điều này có thể làm gia tăng khả năng là đặc điểm cấu trúc của công ty đã thay đổi, như thay đổi đòn bẩy tài chính hay mở rộng quy mô, thay đổi hệ thống sản phẩm, tăng thêm hệ thống các sản phẩm mới… , từ đó tới thay đổi rủi ro hay hệ số bêta của công ty.

    Mô hình lựa chọn kỳ hạn tính lợi suất và thời kỳ ước lượng

    Vậy cần bao nhiêu quan sát hay thời kỳ ước lượng là bao nhiêu năm thì có thể cho một hệ số bêta chính xác và trong thời kỳ đó hệ số bêta ước lượng được có tính dừng?. Ba tác giả Phillip R.Daves, Michael C.Ehrhardt và Robert A.Kunkel đã đưa ra một mô hình lựa chọn kỳ hạn tính lợi suất và thời kỳ ước lượng khi ước lượng rủi ro hệ thống trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ với ba mẫu gồm 1329 công ty và một mẫu gồm 946 công ty trong phạm vi thời kỳ nghiên cứu là 8 năm từ năm 1982 đến năm 1989. Trong đó Rit là lợi suất cổ phiếu của công ty i trong thời kỳ t, Rmt là lợi suất thị trường có-trọng-số-bằng-nhau trong thời kỳ t, αi là hệ số chặn, βi là hệ số bêta đối với công ty i, và εit là sai số của công ty i trong thời kỳ t.

    Bằng cách sử dụng độ lệch tiêu chuẩn của sai số ước lượng chia cho độ lêch tiêu chuẩn của lợi suất thị trường trong công thức tính sai số tiêu chuẩn của hệ số bêta Sβ ở trên có thể thấy ý nghĩa của hệ số này là đo lường độ ổn định của cổ phiếu so với thị trường. Thứ nhất, những thời kỳ ước lượng giống nhau nhất định, kỳ hạn tính lợi suất ngắn hơn có liên quan với Sβ nhỏ hơn hay chính xác hơn rất nhiều trong việc ước lượng bêta.

    Bảng 2 cho biết giá trị trung bình của   S ε  và Sm như là   S β  được tính cho  từng kỳ hạn tính lợi suất và thời kỳ ước lượng
    Bảng 2 cho biết giá trị trung bình của S ε và Sm như là S β được tính cho từng kỳ hạn tính lợi suất và thời kỳ ước lượng

    ỨNG DỤNG MÔ HÌNH XÁC ĐỊNH KỲ HẠN TÍNH LỢI SUẤT VÀ THỜI KỲ ƯỚC LƯỢNG KHI ƯỚC LƯỢNG RỦI

    RO TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

      Như ta đã biết, giai đoạn nửa cuối năm 2006 - nửa đầu năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam “bùng nổ” với một loạt các công ty thực hiện IPO và niêm yết, các cổ phiếu liên tục tăng trần trong nhiều phiên và VN-Index cũng tăng mạnh với đỉnh điểm là phiên giao dịch ngày 27/02/2007 VN-Index đã đạt mức kỷ lục 1172 điểm; nhưng giai đoạn cuối năm 2007 thì VN-Index lại giảm xuống khá nhanh. Kết quả tính toán ở bảng trên hoàn toàn phù hợp với lý thuyết – đó là khi gia tăng thời kỳ ước lượng thì sai số tiêu chuẩn của hệ số bêta ước lượng sẽ giảm đi, có nghĩa là độ chính xác của hệ số bêta ước lượng tăng lên. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì thị trường chứng khoán Hoa Kỳ đã phát triển qua hàng trăm năm nên độ ổn định của các cổ phiếu sẽ cao hơn rất nhiều so với một thị trường chứng khoán non trẻ như của Việt Nam với chỉ hơn 7 năm hình thành và đang trên đường phát triển.

      Các cổ phiếu được lựa chọn tuy có thể coi là “lâu đời” thị trường nên độ tự ổn định là tương đối cao nhưng việc phân tích độ ổn định là theo thị trường – trong khi thời kỳ 2006 – 2007 thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến một cuộc “chạy đua” lên sàn của các cổ phiếu nên lợi suất thị trường bị ảnh hưởng khá nhiều từ một số lượng lớn các cổ phiếu mới niêm yết. Phương pháp ước lượng rủi ro đã trở nên rất quen thuộc đối với những người quan tâm đến thị trường nhưng vấn đề lựa chọn kỳ hạn tính lợi suất và thời kỳ ước lượng để có được kết quả ước lượng chính xác thì gần như chưa được chú ý đến một cách đúng mức.

      Bảng trên đều cho kết quả kiểm định chuỗi lợi suất của 22 cổ phiếu và  VN-Index trong các thời kỳ nghiên cứu là chuỗi dừng với giá trị tới hạn 1%,  5%, 10% theo tiêu chuẩn ADF
      Bảng trên đều cho kết quả kiểm định chuỗi lợi suất của 22 cổ phiếu và VN-Index trong các thời kỳ nghiên cứu là chuỗi dừng với giá trị tới hạn 1%, 5%, 10% theo tiêu chuẩn ADF