MỤC LỤC
Xác định vị trí, vai trò quan trọng của thành phố Huế trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung và trong Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị toàn quốc với ý nghĩa là một trong 5 đô thị trung tâm cấp Quốc gia; kết hợp tốt giữa xây dựng phát triển với bảo vệ và tôn tạo, nhằm xây dựng cố đô Huế trở thành một thành phố mang đặc tính dân tộc, hiện đại, đậm đà bản sắc và truyền thống; trở thành một trung tâm văn hoá - du lịch của cả nước, trung tâm giáo dục đào tạo và trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, đồng thời là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật của tỉnh Thừa Thiên Huế [10]. Cùng với việc xây dựng cơ sở kết cấu hạ tầng thành phố; hệ thống các trường trung cấp, cao đẳng, đại học đã được đầu tư nâng cấp cả về chất lượng đào tạo; đã có nhiều trung tâm nghiên.
Việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, cụm làng nghề, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và nhu cầu công cộng ở thành phố được tiến hành mạnh mẽ.
Đất chuyên dùng tăng 55,30 ha; phân bổ theo các chỉ tiêu chính như: đất dùng vào mục đích công cộng tăng 29,67 ha; đất dùng vào mục đích kinh doanh phi nông nghiệp 19,02 ha; đất xây dựng trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp 6,3 ha chứng tỏ rằng tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá của thành phố trong những năm gần đây là rất lớn. Trong đó lượt hộ bị thu hồi đất nông nghiệp là 1.249 hộ và số hộ bị thu hồi đất ở là 431 hộ điều đó cho thấy rằng việc xây dựng các chương trình, dự án cụ thể để giải quyết vấn đề thất nghiệp chuyển đổi nghề tạo việc làm mới, nâng cao thu nhập và đời sống cho người dân bị thu hồi đất trên địa bàn thành phố trong những năm qua là nhiệm vụ hết sức nặng nề, là chủ trương lớn của các cấp uỷ đảng, chính quyền và toàn xã hội trong giai đoạn hiện tại và thời kỳ tới.
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp thì được hỗ trợ ổn định đời sống với mức hỗ trợ bằng tiền cho 01 nhân khẩu/01 tháng, tương đương với 30 kilôgam gạo với giá trung bình tại thời điểm bồi thường. - Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị Nhà nước thu hồi trên 30 % diện tích đất nông nghiệp mà không được bồi thường bằng diện tích đất nông nghiệp tương ứng thì được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng hình thức hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm theo quy định sau:Số lao động nông nghiệp được hưởng chế độ hỗ trợ được tính theo tỷ lệ đất nông nghiệp bị thu hồi như sau: Bị thu hồi từ 30% đến 50% diện tích đất nông nghiệp được giao, được tính 01 suất hỗ trợ cho 01 lao động; hộ gia đình bị thu hồi từ 50% đến 70% diện tích đất nông nghiệp được giao, được tính 02 suất hỗ trợ cho 2 lao động; hộ gia đình bị thu hồi từ trên 70% diện tích đất nông nghiệp được giao, được tính suất hỗ trợ bằng tổng số lao động nông nghiệp thực tế cho người trong độ tuổi lao động có tên trong hộ khẩu của hộ đó (trừ các trường hợp đã có việc làm hoặc thành lập gia đình ở riêng nhưng chưa chuyển hộ khẩu).
Thứ hai, thu hồi đất và tạo cơ chế thông thoáng trong đầu tư nên thu ngân sách thành phố tăng dần qua từng năm, trong đó đẩy mạnh công tác bán đấu giá đất, triển khai thực hiện Nghị định 09/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp các trụ sở cơ quan hành chính đã tổ chức chuyển đổi đấu giá quyền sử dụng đất nên thu tiền sử dụng đất ngày càng tăng ( thu ngân sách thành phố từ 196,24 tỷ đồng năm 2006 lên 333,07 tỷ đồng năm 2008)[31]. Bốn là,, Việc thu hồi diện tích đất nông nghiệp trong những năm qua để chuyển đổi mục đích sử dụng chưa thực hiện đồng bộ, chưa liên vùng liên thửa gây khó khăn cho việc tổ chức sản xuất ở những lô đất còn lại như gây ngập úng, ách tắc kênh mương,… ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, gây phiền hà cho nông dân, tốn kém chi phí mà không có các giải pháp xử lý kèm theo.
Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng, phong phú và diện mạo riêng tạo nên một không gian hấp dẫn, được xây dựng trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, dồi Thiên An - Vọng Cảnh, Thành phố hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo thành một không gian cảnh quan thiên nhiên-đô thị-văn hoá lý tưởng để tổ chức các loại hình Festival và các hoạt động du lịch thể thao khác nhau. Nó khắc nghiệt đến nổi ít ai dám gắn bó lâu dài với vùng đất này để ấp ủ hoài bảo làm ăn lớn, nhiều đoàn khảo sát đầu tư ngoại quốc đến thăm Huế rối lại lắc đầu một đi không trở lại, nhiều người có năng lực lại bỏ xứ ra đi rồi sau đó như một hạt giống tốt lại gặt hái nhiều vụ mùa bội thu ở những vùng đất có mưa thuận gió hoà.
Trong những năm qua, kinh tế thành phố không ngừng tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng, các thành phần kinh tế phát triển năng động, thu hút đầu tư, phát huy thế mạnh thành phố văn hoá-du lịch dịch vụ- thương mại - công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN). Đầu tư phát triển CN-TTCN tạo được hàng hoá có sức cạnh tranh đáp ứng nhu cầu trong nước và góp phần xuất khẩu; tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước, bình quân tăng 15 %, năm 2008 đạt 2.361,747 tỷ đồng.
Về nông nghiệp và nông thôn, mặc dù bị ảnh hưởng thiên tai, diện tích sản xuất nông nghiệp giảm mạnh do đô thị hoá nhưng quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, chuyển dịch theo cơ cấu kinh tế đô thị đã đạt được những kết quả tốt. Đầu tư chuyển đổi cây trồng vật nuôi và phát triển ngành nghề, ứng dụng khoa học công nghệ ở nông thôn chuyển biến tích cực nhằm tạo ra giá trị cao, đặc biệt cây thanh trà đã tạo ra giá trị lớn 100 triệu đồng/năm/ha.
Hệ thống ngân hàng, bảo hiểm tài chính phát triển mạnh, tăng năng lực, khả năng cạnh tranh và tạo thuận lợi trong giao dịch tài chính vốn đầu tư [10]. Bưu chính viễn thông mở rộng đầu tư và hiện đại hoá, tạo ra nhiều loại hình dịch vụ mới; đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc trong và ngoài nước nhanh, tiện lợi.
Nội dung phỏng vấn các hộ gia đình có đất bị thu hồi gồm 18 câu hỏi (cả định tính và định lượng) liên quan trực tiếp đến các vấn đề như: đất đai của hộ bị thu hồi (bao gồm cả đất ruộng, đất màu, đất ở, đất vườn và các loại đất khác); tình hình bồi thường cho hộ gia đình khi thu hồi đất; việc sử dụng tiền bồi thường do thu hồi đất;. Trên cơ sở tài liệu đã tổng hợp được, chúng tôi vận dụng các phương pháp đã được thiết lập để phân tích trong SPSS như số lớn nhất, nhỏ nhất, số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, phương pháp so sánh, liên hệ và phân tích để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố liên quan tới tín dụng qui mô nhỏ tác động tới thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình.
Diễn biến trên là phù hợp với tình hình chung của các hộ nông dân toàn thành phố trong diện thu hồi đất và phản ánh đúng tình trạng hạn hẹp của quỹ đất thành phố kể cả những vùng có quỹ đất bình quân đầu người xét trên phạm vi toàn thành phố được coi là khá cao như An Tây, An Đông và Xuân Phú. Bán đi chỉ xảy ra đối với đất ở, đất vườn điều này cho thấy việc quản lý đất nông nghiệp được giao theo Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993 về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp được các phường xã quản lý khá chặt chẽ, riêng việc bán đi các loại đất ở, đất vườn do.
An Tây, đất lấn chiếm của các hộ phường An Hoà, Hương Sơ trong thực tế có xảy ra (do tế nhị trong điều tra, phiếu điều tra không đề cập đến vấn đề này) một mặt gây mất trật tự trong quản lý đất đai và mặt khác xảy ra các trường hợp kiện tụng kéo dài. Sự chênh lệch về tỷ lệ diện tích nói trên ngoài quỹ đất của từng địa phương khác nhau còn do quy định tại điều 83 về đất ở tại nông thôn, điều 84 về đất ở tại đô thị và điều 87 xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao của Luật Đất đai năm 2003.
Sự khác nhau phụ thuộc vào mục đích thu hồi đất như: Phường An Đông, Xuân Phú và Vỹ Dạ mục đớch thu hồi đất chủ yếu để mở rộng cỏc tuyến đường, ngừ phố thường lấy vào 1 đến 2 mét chiều ngang mỗi bên nên mức độ thu hồi thường thấp, phường An Hoà và Hương Sơ do mục đích thu hồi đất ở, đất vườn chủ yếu để để xây dựng khu công nghiệp, cụm làng nghề, phường An Tây mở các đường mới, đặc biệt là đường Tự Đức - Thuỷ Dương (đường rộng 106m) thường thu hồi diện tích cao hơn. Việc thu hồi đất khác có sự chênh lệch khá lớn phường Xuân Phú có diện tích bình quân 110 m2/hộ mà chủ yếu là đất nghĩa địa vì nghĩa địa được dân các làng lập ngay giữa các cánh đồng lúa, khi thu hồi đất lúa đồng thời cũng thu hồi luôn đất nghĩa địa.
Đi kèm với việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, các công trình công cộng và các mục đích khác thì cũng cần thu hồi đất để sử dụng vào xây dựng các cơ sở hạ tầng bình quân là 16,67% kèm theo là điều hợp lý (trong đó Xuân Phú, An Đông là những phường có nhiều đường ô phố). Trong đó, quy định khá chi tiết về giá cụ thể đối với từng loại đất như: đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa, đất trồng rau màu, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp khác, đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, đất nghĩa trang, nghĩa, đất chưa sử dụng,….
Đây là những loại đất ít ảnh hưởng đến đời sống của người dân nhưng không làm tốt công tác đền bù thì cũng xảy ra khiếu kiện kéo dài, Qua đơn thư tố giác của người dân, kết quả thanh tra Nhà nước đã kịp thời phát hiện hàng loạt dự án mà người dân có một kê đến hai mươi để hưởng tiền đền bù, như phường Hương Sơ cũng cần đặt ra một câu hỏi. Cụ thể, theo phản ánh của những hộ dân, có nhiều trường hợp, Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng thành phố đã thể hiện sự ưu ái đến khó hiểu cho một số hộ, bên cạnh những hộ được ưu ái đó, Hội đồng bồi thường hỗ trợ và tái định cư lại tỏ ra “khó khăn” đối với nhiều hộ dân khác, trong lúc những hộ đó lại đủ điều kiện để được bố trí tái định cư theo quy định của Nhà nước.
Để thấy rừ hơn thực trạng mức độ hợp lý của giỏ đền bự đề tài ngoài việc tiến hành điều tra các hộ dân bị thu hồi cũng như phỏng vấn đội ngũ cán bộ các cấp từ thành phố đến phường xã cũng như cán bộ quản lý khu công nghiệp, cụm làng nghề. Từ phân tích trên, nếu tính lượng đất nông nghiệp bình quân 1 hộ bị thu hồi và giá 1 m2 đất nông nghiệp bị thu hồi thì sự cao thấp còn phụ thuộc vào việc sử dụng tiền bồi thường đó vào hoạt động nào để tạo ra thu nhập, bù đắp mức giảm thu nhập do mất đất nông nghiệp.
Hai là, việc chuyển những người nông dân bị thu hồi đất sang làm công nghiệp và dịch vụ dường như là một tất yếu của quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa và đô thị hóa, song điều hết sức khó khăn là đa phần những người nông dân bị thu hồi đất vùng ven thành phố là những người lao động giản đơn theo kiểu cha truyền con nối, chưa hề được đào tạo nghề. Đối với đất ở, đất vườn nhất là đất ở, đất vườn của các hộ ở mặt tiền đường phố, các hoạt động kinh doanh của hộ đều diễn ra trên diện tích đó: Đất ở trong trường hợp này không chỉ là nơi sinh sống thường ngày, mà còn tư cách là chỗ dựa, địa điểm cho các hoạt động kinh doanh.
Từ những nhận thức trên, đề tài đã nghiên cứu ảnh hưởng của thu hồi đất đến việc làm và các biện pháp giải quyết việc làm ở các phường xã cho các hộ thu hồi đất kể cả đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, đi sâu vào các phường điều tra, các tỷ lệ trên có sự biến đổi khác nhau ở một số phường tỷ lệ người bị thu hồi làm nông nghiệp khá cao như Vỹ Dạ chiếm đến 70,4% do Vỹ Dạ là vùng đất có loại đất lúa có năng suất cao, phưòng An Tây có tỷ lệ làm thợ khá cao chiếm đến 17,1% đây cũng là điều hợp lý bởi lẻ vùng An Tây là gắn liền với đất nghĩa địa người dân chủ yếu làm nghề xây lăng đấp mộ,….
Điều này cho thấy, người dân vùng ven thành phố ly nông chứ không ly hương nhưng việc này chưa chắc đã tốt vì ở quê mà chỉ làm những công việc không có tính ổn định như làm thuê chiếm đến 10,6%, buôn bán nhỏ chiếm đến 23,3%,… Vì đây là những công việc không ổn định và thu nhập khá bấp bênh. Nhưng, chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân như: Không có việc gì để làm (bao gồm địa phương và gia đình không tạo ra được việc làm mới, hoặc sức thu hút thấp không thu hút hết số lao động bị mất việc làm, …Xuân Phú 100%); việc làm không phù hợp (có việc làm nhưng trình độ, sức khoẻ, tuổi tác… của người mất việc không đáp ứng Vỹ Dạ chiếm 20%); có việc làm nhưng người lao động không chấp nhận (do lao động vất vả, thu nhập thấp,…Hương Sơ chiếm 14,3%).
Đề tài đã tiến hành điều tra, phỏng vấn họ, kết quả cho thấy, các nguyên nhân khá đa dạng và biểu hiện với các mức độ khác nhau giữa các địa phương (biểu2.16). Vì vậy, giúp đỡ người dân trong việc đào tạo để chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới thích hợp với trình độ và năng lực của người lao động, để trên cơ sở đó họ có được thu nhập tốt hơn, ổn định hơn là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương.
Lý thuyết là vậy, nhưng trên thực tế tại thành phố tạo việc làm phi nông nghiệp, nhất là những hộ thuần nông sau khi bị thu hồi đất hiện nay là rất khó, vì thường có trên 50% số lao động ở độ tuổi trên 35, quá tuổi tuyển dụng, trình độ dân trí thấp, không có trình độ tay nghề chuyên môn phù hợp. Chính quyền địa phương không nỗ lực trong việc hỗ trợ đào tạo nghề, trong việc thu xếp, bố trí công việc mới thì buộc người dân phải tự tìm nơi đào tạo và tìm kiếm việc làm cho chính bản thân mình, song với trình độ hạn chế do đó có đến 48,3% là không tìm kiếm được việc làm, số người trả lời như vậy là điều dễ hiểu.
Cũng từ tiền bồi thường, các hộ có điều kiện để trang bị cho gia đình các thiết bị hiện đại phục vụ cho cuộc sống hàng ngày như các phương tiện đi lại, phương tiện nghe nhìn, giường, tủ,… Tuy nhiên, nếu so sánh sự chuyển biến trên với mức tăng chung của xã hội thì còn ở mức thấp bình quân chung là 9,0%. Tất nhiên, cũng không tránh khỏi có một số người thiếu nghị lực, thiếu kiến thức, lười nhác, không biết tính toán trong chi tiêu, khi nhận được tiền bồi thường thì không đầu tư vào điều đã nói ở trên, mà tiêu xài hoang phí, thậm chí còn cờ bạc, và vì vậy, chẳng mấy chốc số tiền nhận được sẽ không còn, họ trở thành trắng tay, không nhà cửa, không việc làm, không thu nhập.
So sánh giữa các địa phương điều tra, các phường mua sắm phương tiện phục vụ sản xuất và đời sống lấy từ tiền bồi thường đất bị thu hồi lớn hơn phường An Đông đây là điều dễ hiểu bởi thời đỉểm thu hồi đất phường An Đông diễn ra sớm hơn các phường khác thì với giá đền bù thấp, số tiền đền bù chẳng bao nhiêu, nên những hộ gia đình này mua sắm phương tiện phục vụ sản xuất và đời sống cũng kém hơn. Phường có thu nhập bình quân thấp nhất là Hương Sơ và An Đông, chưa bằng 2/3 của Vỹ Dạ (nguyên nhân chính ở đây theo đề tài có thể là vì An Đông, Hương Sơ số ruộng bình quân trên hộ cao với tỷ lệ có thu từ nông nghiệp cao đồng nghĩa với số hộ còn làm nông nghiệp lớn, hơn nũa sự chuyển đổi ngành nghề không đáng kể với các địa phương khác.
Đề tài tiến hành điều tra nguồn thu của các hộ bị thu hồi đất ở giai đoạn hiện tại, khảo sát những ý kiến của người bị thu hồi đất về sự thay đổi của thu nhập. - Về thu nhập của các hộ bị thu hồi đất: Đề tài đã phân loại các hộ điều tra theo hai nguồn thu nhập chủ yếu là nguồn thu từ đất và nguồn thu từ các ngành nghề khác, tính toán mức thu bình quân mỗi hộ theo các nguồn thu hiện có của hộ.
Như vậy, các phường có những hộ kinh doanh dịch vụ, buôn bán nhỏ đã được ổn định trên những mảnh đất đã được thu hồi từ trước là những hộ có thu nhập cao như phường Vỹ Dạ, An Hoà, Xuân Phú, trong khi đó các phường còn lại mặc dù diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi khá lớn nhưng diện tích đất nông nghiệp còn nhiều do quỹ đất cao nên số người còn vẫn bám vào đất nông nghiệp làm nông nghiệp vốn đã cho thu nhập thấp, nay lại bị mất đất nên thu nhập giảm đi và có mức thu nhập bình quân thấp là tất yếu thậm chí còn thấp hơn như An Đông chẳng hạn. Đối với những hộ kinh doanh dịch vụ hoặc tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ trên mảnh đất của mình nếu thu hồi đất một phần, nhất là các hộ mặt đường, mặt phố,… phần đất còn lại lớn, các hộ sẽ dùng tiền bồi thường tu chỉnh lại cửa hàng, nhà cửa, tăng quy mô kinh doanh.
Theo đó, định hướng khu vực nội thị thành phố của tỉnh Thừa Thiên Huế gồm thành phố Huế mở rộng ra các đô thị vệ tinh ở Hương Trà, Hương Thủy, Thuận An, Bình Điền, được định hướng phát triển thành trung tâm kinh tế và đô thị quan trọng, kết nối với thành phố Huế tạo nên trục phát triển dịch vụ - du lịch - công nghiệp năng động. Điều này có nghĩa là việc thu hồi đất sẽ còn diễn ra mạnh mẽ hơn, trên phạm vi rộng hơn và số người mất đất cần bồi thường, giải quyết việc làm, bảo đảm thu nhập và đời sống sẽ nhiều hơn.
Quan điểm của chúng tôi là phải cố gắng chuyển những người lao động có đất bị thu hồi (mà đa phần họ làm các nghề không có chuyên môn như đề tài đã trình bày), sang làm trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, trước hết là số lao động trẻ dưới 35 tuổi, chỉ có làm như vậy chúng ta mới giải quyết được một cách căn bản và bền vững việc làm cho người có đất bị thu hồi, mới bảo đảm cho họ có thu nhập cao, ổn định và có cuộc sống tốt hơn trước. Về phía nhà đầu tư, có thể đó là Nhà nước với kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, các công trình công cộng và lợi ích quốc gia, có thể đó là chủ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau (doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Công ty liên doanh, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn,…) do mua quyền sử dụng đất của dân nên sẽ có đất để phát triển khu công nghiệp, khu đô thị, phát triển các doanh nghiệp tiến hành sản xuất - kinh doanh, thu lợi nhuận cao hơn khi chưa vào khu công nghiệp, khu đô thị.
Bởi vậy trong những năm tới, chúng tôi đề nghị tỉnh và thành phố nên tiếp tục mạnh dạn chuyển một bộ phận đáng kể đất đai, trong đó có đất nông nghiệp sang làm công nghiệp, phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội; là những lĩnh vực sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn, nhiều của cải vật chất cho xã hội hơn trên một đơn vị diện tích đất đai. Sau giải phóng mặt bằng, giải toả, cán bộ công chức các ngành có liên quan cần tiếp tục đến với dân lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị của người dân, để có những giải pháp kịp thời phù hợp, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền giải quyết, hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù thì sẽ đem lại hiệu quả hơn.