MỤC LỤC
Trong chế độ này tỷ giá hối đoái chính thức của các nước được hình thành trên cơ sở so sánh với hàm lượng vàng chính thức của USD và không được phép biến động quá +(-)1% so với tỷ giá chính thức đăng kí tại IMF. Về nguyên tắc chế độ này vẫn coi vàng làm bản vị, tỷ giá giữa các đồng tiền dựa trên cơ sở so sánh nội dung vàng của các đồng tiền và đồng USD đóng vai trò là cầu nối cho toàn bộ hệ thống này. • Dự trữ không tương xứng: trong những năm 50-60 có nhiều vấn đề tiền tệ lớn đòi hỏi các ngân hàng trung ương phải mua bán khối lượng lớn USD để duy trì tỷ giá chính thức tuy nhiên dự trữ vàng và USD không đủ đáp ứng.
Trong chế độ này giá trị thực của các loại tiền tệ được xác định dễ dàng hơn vì cầu là công khai đối với cung, nó cũng phản ánh chính xác hơn sức mạnh kinh tế của các quốc gia.Vì vậy chế độ này làm cân bằng cung cầu ngoại hối bằng cách thay đổi tỷ giá chứ không phải bằng cách thay đổi mức dự trữ ngoaị tệ, làm cho cơ sở tiền tệ không bị tác động bởi đồng ngoại tệ. Đốivới các nước có thị trường ngoại hối tương đối hoàn chỉnh thì việc chính phủ thả nổi tỷ giá hối đoái có tác dụng tốt trong việc để quan hệ cung cầu tự điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế. Tóm lại, chế độ này có tác dụng tích cực là ngăn chặn những thay đổi lớn của tỷ giá, làm cho các thành phần kinh tế thuận lợi hơn trong hoạt động xuất nhập khẩu, có tác dụng lớn với nền kinh tế quốc gia.
Khi tỷ giá hối đoái tăng lên đồng nội tệ giảm giá sẽ khuyến khích hoạt động xuất khẩu, đồng thời hạn chế hoạt động nhập khẩu bởi vì cùng một lượng ngoại tệ thu được sẽ đổi được nhiều đồng nội tệ hơn trong khi các chi phí sản xuất hầu như không đổi. Còn khi tỷ giá hối đoái giảm thì sẽ khuyến khích hoạt động nhập khẩu và hạn chế hoạt động xuất khẩu.
Là biện pháp tác động trực tiếp vào tỷ giá hối đoái bằng các hoạt động nghiệp vụ trực tiếp mua hoặc bán ngoại hối của ngân hàng trung ương hay các cơ quan ngoại hối nhà nước để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Đây là 1 hình thái của chính sách hối đoái nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để đối phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái thông qua các chính sách hoạt động công khai trên thị trường. Tác dụng của quỹ này là có hạn vì một khi đã bị khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng ngoại hối thì lượng dự trữ của quỹ cũng giảm đi và không đủ sức điều tiết tỷ giá.
Khi xảy ra khủng hoảng ngoại hối nghiêm trọng, sức mua của đồng tiền giảm sút mạnh và không thể đại biểu cho sức mua danh nghĩa của chính nó thì vấn đề xác định lại tỷ giá hối đoái là không thể tránh khỏi. - Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối, hạn chế xuất khẩu vốn ra nước ngoài, làm tăng cung ngoại hối, giảm nhu cầu ngoại hối và giảm tỷ giá. Tuy nhiên tác dụng cải thiện cán cân thương mại có thực hiện được hay không còn phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của nước tiến hành phá giá cũng như năng lực cạnh tranh của hàng hoá của quốc gia đó.
Biện pháp này thường xảy ra do áp lực của nước cải thiện tình hình cán cân thanh toán và cán cân thương mại của họ. Đồng thời lượng ngoại tệ vào trong nước tăng lên làm tăng lượng dự trữ ngoại hối, tạo điều kiện ổn định cán cân thương mại quốc tế. - Trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm đi tức là đồng nội tệ tăng gía sẽ khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu.
Điều này gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu, hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của quốc gia trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đây lại là thời cơ tốt cho các nhà nhập khẩu, nhất là nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước. Mặt khác, lượng ngoại tệ chảy vào trong nước giảm đi, lượng ngoại tệ dự trữ bị giảm dần vì khuynh hướng nhập khẩu để thu lợi có thể tạo ra tình trạng mất cân đối cán cân thương mại quốc tế.
Thực tế là Trung Quốc đã liên tục điều chỉnh tỷ giá hối đoái danh nghĩa theo hướng giảm giá đồng NDT cho phù hợp với sức mua của đồng tiền. Nguồn: tạp chí thương mại số 7 năm 2000 Chính sách tỷ giá của Trung Quốc thời kỳ này đã giúp cho Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu, giảm thâm hụt cán cân thanh toán, cán cân thương mại và làm tăng dự trữ ngoại tệ. Như vậy trong thời gian này, sự ổn định tỷ giá theo hướng cố định tương đối trong điều kiện lạm phát tiếp tục gia tăng đã có tác động xấu đến cán cân thương mại, ngăn cản xuất khẩu ( nhấp siêu) chứng tỏ đồng NDT có khả năng bị đánh giá cao hơn sức mua thực tế.
Đây chính là sự kết hợp giữa việc điều chỉnh và phá giá đồng NDT trong chính sách tỷ giá của Trung Quốc, đồng thời Trung Quốc cũng xoá bỏ chế độ tỷ giá ấn định để chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý. Để thực hiện được chính sách này, Trung Quốc đã thi hành hàng loạt biện pháp, đặc biệt trong thời gian diến ra cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á. Với chính sách này, chính phủ Trung Quốc đản bảo cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế đông dân nhất hành tinh.
Chính vì vậy Trung Quốc chủ trương hết sức tránh những bất ổn cho nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư nước ngoài mà việc điều chỉnh tỷ giá NDT là vấn đề nhạy cảm, đặc biệt khi lượng tiền gửi ở mức cao ( cuối tháng 6 năm 2003, lượng tiền gửi bằng ngoại tệ đạt 151,1 tỷ USD, tương đương với 1984 tỷ NDT). Hoạt động buôn bán giữa hai nuớc được thúc đẩy nhờ hàng loạt những hiệp định song phương như: Hiệp định mậu dịch Việt-Trung(năm 1991),Hiệp định hợp tác kinh tế Việt-Trung(năm 1992), Hiệp định hợp tác về ngân hàng năm (1993), Hiệp định tạm nhập tái xuất..Quan hệ thương mại Việt nam-Trung quốc có vị trí ngày càng quan trọng với sự phát triển của nền kinh tế Việt nam nhưng năm gần đây. Đồng thời Việt nam nhập khẩu tư Trung quốc các loại sản phẩm chế biến như : xi măng , sắt thép, hàng dệt may, hoá chất, phân bón….Như vậy về cơ cấu hàng hoá thời kì này Việt nam chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô và nhập khẩu các hàng hoá thiết yếu phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.Tuy nhiên chất lượng hàng hoá nhập khẩu từ Trung quốc thấp hơn nhiều mặt hàng cùng loại của Việt nam nhưng do giá thành sản phẩm thấp (do chính sách trợ giá cho hàng xuất khẩu và do buôn lậu trốn thuế) nên đã chiếm lĩnh đươc thị trường Việt nam trong thời gian này.
Nguồn:Tạp chí kinh tế châu á thái bình dương ,số 2 năm 2001 Nhìn chung cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thời gian này đã có sự gia tăng tỷ trọng hàng qua chế biến và hàng công nghiệp tiêu dùng, giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn chiếm vị trí quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian này. Từ năm 2000 hoạt động thương mại Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển lên một tầm cao mới.Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc chưa kể Hồng kông là 1,4 tỷ USD (tăng 62% so với cùng kì năm trước) và xuất sang Hồng kông là341 triệu USD, đồng thời Việt Nam cũng nhập khẩu từ Trung Quốc là 1,2 tỷ USD. Nhiều mặt hàng của Trung Quốc đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường Việt Nam như hàng dệt may(khoảng 60 %),điện gia dụng, điện tử…Mặt khác do đồng NDT có lợi hơn so với các đồng tiền mạnh khác nên Trung Quốc đã đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu hàng hoá của mình ra thị trường thế giới.
Điều này càng thuận lợi hơn khi từ 1-1- 2004 Trung Quốc và Việt Nam sẽ tiến hành cắt giảm thuế quan trong chương trình thu hoạch sớm của khu vực mậu dịch tự do ACFTA(chương trình thu hoạch sớm EHP) và Việt Nam có cơ hội để trở thành thị trường trung chuyển hàng hoá giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Vai trò ấy được thực hiện thành công một phần nhờ vào chính sách tỷ giá hối đoái mà Trung Quốc đang thực hiện.Vì vậy việc nghiên cứu chính sách này sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về ảnh hưởng của Trung Quốc đến nền kinh tế thế giới nói chung tới hoạt động thương mại toàn cầu nói riêng.