Thu hút FDI vào kinh tế dịch vụ tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Sự cần thiết phải thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực kinh tế dịch vụ

Xu hướng FDI vào các ngành dịch vụ tăng nhanh xuất hiện từ những năm 1990 do các nhà cung cấp dịch vụ tăng cường thiết lập sự ‘hiện diện thương mại” tại các thị trường nước ngoài.Hiện diện thương mại là phương thức cung cấp dịch vụ thông qua sự hiện diện của các nhà cung cấp của một nước trong lãnh thổ của nước khác điều này thường đòi hỏi phải đầu tư vào một hoạt động dịch vụ nào đó. Thứ tư, xu thế các công ty cung ứng dịch vụ mở rộng đầu tư nước ngoài nhằm tăng nhanh doanh số khi thị trường nội địa bão hòa, đặc biệt là xu thế tăng cường đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) thông qua tham gia vào các dự án kinh doanh, thỏa thuận hợp đồng và liên minh, mua lại và sáp nhập với các đối tác nước ngoài.

Bài học kinh nghiêm của các cường quốc Châu Á trong việc thu hút FDI vào khu vực dịch vụ

Thái Lan miễn thuế thu nhập doanh nghiệp từ 3 đến 8 năm, miễn thuế nhập khẩu 90% đối với nguyên liệu, 50% đối với máy móc mà Thái Lan chưa sản xuất được..Ở Trung Quốc, các dự án đầu tư vào các vùng kinh tế khó khăn như miền Tây, miền Trung - sẽ được thuê đất miễn phí, miễn thuế thu nhập trong vòng 10 năm..Indonesia miễn thuế nhập khẩu, thuế doanh thu đối với hàng nhập khẩu dùng cho mục đích đầu tư. Hàn quốc cho phép nhà đầu tư nước ngoài tham gia các hoạt động của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, sát nhập và mua lại các công ty trong nước, giao dịch ngoại hối..Trung Quốc mở rộng các quy định về ngoại hối, vay ngoại tệ: Doanh nghiệp FDI được cấp giấy chứng nhận quản lý ngoại hối, mở tài khoản ngoại tệ, vay vốn từ các ngân hàng Trung quốc nếu được bảo lãnh bởi các cổ đông nước ngoài.

Giải pháp thu hút FDI vào khu vực dịch vụ tại Việt Nam

Xu hướng vận động kinh tế dịch vụ trên thế giới và các vấn đề đạt ra đối với sự phát triển của khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam

    Ví dụ như trong hệ thống tài chính – ngân hàng hiện đại, các ngân hàng nhận các yếu tố đầu vào như tài sản thế chấp, tiền gửi tiết kiệm và thông tin , cơ cấu lại theo từng hạng mục rồi cung cấp các sản phẩm đầu ra như thẻ khoản vay, tiến dụng, cổ phiếu, bảo lãnh, tư vấn và nhiều loại dịch vụ khác theo những trình tự, tiêu chuẩn, giá cả và chất lượng nhất định giống như quá trình trong dây truyền sản xuất ô tô. Các báo cáo này cho rằng này do nguồn lực hạn chế và yêu cầu phát triển nhanh của nền kinh tế, trong thời gian tới ít nhất là từ nay cho đến năm 2020, Việt Nam cần chú trọng ưu tiên phát triển ba ngành dịch vụ là ngành dịch vụ ngân hang, chứng khoán và hai phân ngành ở mức hẹp hơn so với khuyến nghị của các báo cáo nói trên là ngành dịch vụ giáo dục đại học và sau đại học và ngành dịch vụ khoa học-công nghệ .Ngành dịch vụ ngân hàng và chứng khoán là ngành có tốc độ tăng trưởng nhanh nên sẽ là động lực thúc đẩy sự ổn định phát triển kinh tế vĩ mô. Ngành dịch vụ giáo dục đại học và sau đại học đảm bảo việc cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng và cùng với ngành dịch vụ khoa học-công nghệ là những ngành dịch vụ “trung gian,” tạo nền tảng thúc đẩy các ngành dịch vụ khác như ngành dịch vụ công nghệ thông tin phát triển, qua đó giúp Việt Nam từng bước tiến vào nền kinh tế dịch vụ, đặc biệt nền kinh tế dịch vụ tri thức đang trở thành xu thế phát triển chung của thế giới.

    Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong việc thu hút FDI vào khu vực dịch vụ

    • Cơ hội và thách thức 1. Cơ hội
      • Điểm mạnh và điểm yếu của ngành dịch vụ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

        Ví dụ, việc Việt Nam ra nhập WTO sẽ mang lại những cơ hội quan trọng về thu hút FDI vào khu vực dịch vụ như: Việt Nam sẽ dễ dàng hơn trong việc thu hút vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý từ nước ngoài một khi các điều khoản và điều kiện của WTO được thỏa mãn; cạnh tranh từ các nhà cung ứng dịch vụ nước ngoài sẽ khiến cho các nhà cung ứng dịch vụ của Việt Nam phải đổi mới, cải tiến công nghệ, đào tạo lại đội ngũ nhân viên và nâng cao chất lượng dịch vụ; Việt Nam sẽ có cơ hội tăng cường và mở rộng hợp tác với các nước và khu vực khác trên thế giới thông qua các hiệp định hợp tác với các Hiệp hội ngành dịch vụ nước ngoài; việc điều chỉnh các chuẩn mực trong nước cho phù hợp với các chuẩn mực quốc tế theo cam kết với WTO sẽ tăng cường năng lực cạnh tranh của khu vực dịch vụ Việt Nam. Theo đó, có bốn nhiệm vụ chủ yếu để phát triển dịch vụ giai đoạn 2009-2011: (i) tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ; (ii) huy động và phát huy các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ nói riêng; (iii) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ; (iv) phát triển kinh tế nói chung và dịch vụ nói riêng gắng với bảo vệ các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường bền vững. - Đối với dịch vụ bưu chính, viễn thông: thu hút FDI nhằm xây dựng, phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông và công nghệ theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của các dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và phát triển ứng dụng công nghệ thông tin theo những mục tiêu của Chiến lược phát triển bưu chính viễn thông Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

        Giải pháp nhằm thu hút FDI vào các lĩnh vực quan trọng trong khu vực kinh tế dịch vụ tại Việt Nam

        • Nhóm giải pháp với dịch vụ Bưu chính-Viễn thông
          • Nhóm giải pháp với dịch vụ giao thông vận tải 1. Về luật pháp, chính sách
            • Nhóm giải pháp với dịch vụ phân phối
              • Nhóm giải pháp với dịch vụ y tế

                Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan là thành viên của Tổ điều hành thị trường trong nước chủ động áp dung các biện pháp cần thiết để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác điều hành thị trường, trong đó tập trung nâng cao chất lượng công tác thông tin, dự báo thị trường; phân tích diễn biến cung - cầu, giá cả thị trường; cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng và thực thi các giải pháp can thiệp kịp thời khi thị trường có dấu hiệu bất ổn, bảo đảm cân đối cung – cầu các mặt hàng trọng yếu trong mọi tình huống. Về lâu dài, Bông công thương tiến hành rà soát, xây dựng Đề án chiến lược, quy hoạch hệ thống phân phối hàng hóa từng ngành hàng, nhất là các mặt hàng thiết yếu, các loại vật tư chiến lược như xăng dầu, phân bón, gạo, vạt liệu xây dựng,…, tạo cơ sở và tiền đề cho việc xây dựng một số văn bản pháp luật cao hơn về quản lý hệ thống phân phối thị trường trong nước trong tương lai nhằm đảm bảo chiếm lĩnh các địa bàn thị trường then chốt và trong yếu có đủ các nguồn lực để can thiệp, chi phối và dập tắt các đột biến bất thường về quan hệ cung cầu – giá cả trong các tình huống gay gắt, căng thẳng của thị trường. Hiện nay, việc quản lý dự án có vốn đầu tư nước ngoài thường do Sở Kế hoạch và Đầu tư quản lý, do đó chỉ nắm được tình hình từ khía cạnh đầu tư trong khi hoạt động của dự án, đặc biệt là dự án y tế liên quan đến rất nhiều các vấn đề kinh tế-xã hội khác như: chất lượng khám chữa bệnh, người lao động làm việc trong các cơ sở y tế nước ngoài, ảnh hưởng đến môi trường… Vì vậy, các địa phương muốn thực hiện tốt quản lý của mình cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa cỏc sở ban ngành cú kiờn quan, trong đú quy định rừ trỏch nhiệm của từng đơn vị để làm tham mưu cho Ủy ban nhõn dõn cấp tỉnh trong việc theo dừi, quản lý, giám sát tình hình hoạt động của các cơ sở y tế FDI.

                Những giải pháp chung để tăng cường thu hút FDI vào ngành dịch vụ 1. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư

                  Sửa đổi Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật thuế xuất nhập khẩu và các Luật khác liên quan theo hướng nhất quán, tránh chồng chéo; theo đó sửa các Nghị định, thông tư liên quan của các Luật trên, sửa Nghị định 53/2007/NĐ-CP ngày 04/4/2007 về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực đầu tư theo hướng tăng mức chế tài. - Ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực: phát triển đô thị, ngân hàng-tài chính, cảng biển, phát triển nhà ở xã hội và nhà ở cho người có thu nhập thấp; xây dựng công trình phúc lợi cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. - Tiếp tục cải tiến các thủ tục đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về ĐTNN theo phương hướng mở rộng phân cấp và quản lý ĐTNN; mở rộng chế độ đăng ký cấp phép đầu tư phù hợp với lộ trình theo các cam kết quốc tế; công khai các thủ tục, quy trình hành chính theo hướng đơn giản hóa thủ tục, tăng cường giám sát, rút ngắn thời gian thẩm định, cấp giấy chứng nhận đầu tư.