MỤC LỤC
Unilever có 1600 thương hiệu được kinh doanh tại 150 quốc gia nhưng có điều là trong số đó, có đến 600 thương hiệu đã mang lại cho công ty 90% lợi nhuận, còn phần lớn các thương hiệu khác mới đang “chập chững” những bước đi đầu tiên vào thị trường.Tương ứng với mỗi mặt hàng của hãng này đều có sản phẩm của hãng kia. Còn một lực lượng khác cũng ảnh hưởng đến khả năng phân phối ngành hàng P&G của trung tâm đó chính là ngày càng có nhiều công ty tham gia phân phối như: Mesa, Tiến Thành.… Khi tham gia vào thị trường Việt Nam, P&G đã ký hợp đồng phân phối cho rất nhiều đối tác trong đó có Mesa và Tiến Thành (là các nhà phân phối bán buôn), cùng với đó là hệ thống những nhà phân phối bán lẻ như: Metro, Big C… Với những hợp đồng này, thị trường tiêu thụ của P&G được chia ra thành nhiều khu vực và phân bổ đến các đối tác. Cùng với đó là những buổi tổ chức giao lưu giữa các chi nhánh tạo điều kiện cho CBCNV trao đổi kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau… tạo ra sự đồng lòng nhất trí cùng mong muốn thực hiện mục tiêu chung của trung tâm là phấn đấu trở thành nhà phân phối chuyên nghiệp nhất ngành hàng P&G tại Việt Nam - Các bộ phận trong trung tâm đều đã sử dụng phần mềm thông tin hỗ.
Dễ dàng kiểm tra lượng hàng nhập vào, xuất ra, tồn kho, công nợ, thuế… Nhân viên bán hàng cũng được hỗ trợ máy Palm, giúp ghi chép trực tiếp đơn hàng của khách hàng trên máy khi nhân viên đó đến nơi mình giao hàng, sau đó đưa máy đó về trung tâm để nhân viên hậu cần xử lý đơn hàng, sáng hôm sau nhân viên bán hàng đó sẽ nhận lượng hàng từ kho để giao cho khách. Nguồn: phòng bán hàng Nhìn vào bảng số liệu ta dễ dàng nhận thấy, mặc dù đã có sự mở rộng về thị trường tiêu thụ, mạng lưới bán hàng của trung tâm vẫn tập trung ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.Các chi nhánh thuộc khu vực Hà Nội (Đoàn Thị Điểm, Đông Anh, Gia Lâm) và khu vực Hải Phòng chiếm ưu thế trong việc phân phối sản phẩm cho trung tâm, chúng chiếm tỷ. Tuy nhiên mới chỉ có ở khu vực kho Đoàn Thị Điểm là đã có hợp đồng phân phối tới các siêu thị lớn ( 42 siêu thị lớn nhỏ) – do đây là kho phân phối tại các khu vực trong nội thành Hà Nội, nơi mà có sự hiện diện của rất nhiều siêu thị riêng biệt và hệ thống siêu thị khác nhau như: Tràng Tiền, Rosa, Intimex, Fivimark… các chi nhánh còn lại chưa có chi nhánh nào tiến hành được.
Tại đây, các nhân viên có trách nhiệm thông báo đầy đủ thông tin sản phẩm, chương trình khuyến mại, và tiến hành hỗ trợ bày biện… hiện nay, đối với một số siêu thị như Vinatex Hà Đông trung tâm chiết khấu 1% trên tổng đơn hàng, đối với siêu thị Tràng Tiền thì trung tâm tính chiết khấu 2%, còn đối với một số chuỗi siêu thị như Fivimark, Intimex thì trung tâm tính chiết khấu 3% trên tổng đơn hàng, ngoài ra với những khách hàng lớn thì trung tâm cũng chiết khấu 2% trên tổng số đơn hàng. Bày biện: Nhân viên bán hàng của trung tâm đồng thời cũng là những người trực tiếp tham gia bày biện hàng hoá tại các cửa hàng, siêu thị… sao cho những mặt hàng của trung tâm phân phối có được vị trí bày biện tốt nhất và hợp lý nhất để thu hút được sự quan tâm của khách hàng khi ghé mua tại các cửa hàng, siêu thị đó. Vì vậy, trung tâm được sự hỗ trợ rất nhiều từ trên xuống về vốn, nhân lực, cơ sở hạ tầng kỹ thuật… Tại trung tâm, các CBCNV trong công ty đều được thực hiện các chế độ khuyến khích về vật chất và tình thần như thưởng tiền tháng Tết, thưởng theo doanh số, thưởng theo chất lượng công việc… có các kỳ nghỉ, thời gian du lịch toàn trung tâm…Điều này đã tạo động lực cho mỗi CBCNV phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, phấn đấu chung sức cùng nhau xây dựng trung tâm ngày càng phát triển.
Khách hàng: được hưởng đầy đủ và chính xác các chương trình hỗ trợ cũng như khuyến mại từ nhà cung cấp, được tham gia bày biện và thưởng theo doanh số cũng như trên tổng đơn hàng… vì vậy lượng cửa hiệu tham gia vào mạng lưới phân phối của trung tâm tăng lên hàng năm và ngày càng thu hút được thêm nhiều khách hàng mới tham gia vào mạng lưới phân phối của trung tâm.
Thị trường đối với các sản phẩm hàng tiêu dùng là rất lớn, vì thế trung tâm xác định vai trò của các nhà phân phối trung gian là rất quan trọng, bởi vì thông qua các nhà phân phối trung gian mà sản phẩm của trung tâm đến được tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, và hiệu quả nhất. Tăng cường khuyến khích các cửa hiệu tham gia các chương trình trưng bày hàng hóa do hãng P&G và trung tâm đưa ra như: sỉ tăng trưởng, platinum Plus, Platinum… có thể là tăng mức thưởng lên cao hơn đối với các cửa hiệu đạt tiêu chuẩn ( mức thưởng hiện nay chủ yếu là 200.000/ tháng đối với chương trình Platinum Plus, hay thưởng 1,5% doanh số đối với chương trình sỉ tăng trưởng). Tuy nhiên để có thể phát triển hơn nữa thì trung tâm cần rất nhiều sự hỗ trợ từ phía tổng công ty về các vấn đề như: vốn, nhân lực, trang thiết bị… do vậy với khả năng của mình cũng như sự hỗ trợ từ phía nhà cung cấp thì công ty cần đầu tư và mở rộng hơn nữa diện tích nhà kho, trang thiết bị bảo quản hàng hóa cho trung tâm.
Có chính sách khuyến khích và ưu tiên cho trung tâm: như xây dựng các chương trình đào tạo tập trung cho hệ thống nhân viên, quảng bá thương hiệu cho trung tâm thông qua các chương trình quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí… trung tâm có thể tham gia vào các hoạt động quan hệ công chúng khác như: tài trợ cho một chương trình nào đó, xây dựng trang web của mình một cách chuyên nghiệp hơn. Dựa trên tính chất và trình độ phát triển của các hệ thống phân phối, Bộ Công Thương cần chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước các hệ thống phân phối cho phù hợp, từ trung ương đến địa phương, bảo đảm sự vận hành tự nhiên và khách quan của cơ chế thị trường trong sự định hướng, kiểm soát và điều tiết của Nhà nước, vì mục tiêu ổn định và phát triển bền vững thị trường trong từng thời kỳ, qua đó góp phần ổn định và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước. Tại thị trường các địa phương, nhất là thị trường nông thôn và miền núi, cần tiếp tục củng cố, cải tạo, nâng cấp và mở rộng mạng lưới chợ bán buôn, bán lẻ; phát triển các siêu thị và trung tâm mua sắm vừa và nhỏ; định hướng và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức cho đông đảo những người buôn bán nhỏ lẻ, quy mô gia đình chuyển hóa thành các cơ sở hoặc những chuỗi cơ sở bán lẻ thuộc các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại và chuyên nghiệp với nhiều loại hình và cấp độ khác nhau.
Cần tăng cường chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư các công trình, dự án phát triển kết cấu hạ tầng thương mại; nâng cấp và phát triển các cơ sở bán buôn, bán lẻ thuộc các hệ thống phân phối nòng cốt và chủ lực theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp, giống như ưu đãi và hỗ trợ đầu tư phát triển cho các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh khác (về đất đai, thuế, tín dụng và “vốn mồi”) như đã được nêu tại Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15-2-2007 của Thủ tướng Chính phủ. - Khuyến khích các doanh nghiệp lớn kinh doanh các nhóm, mặt hàng có mối liên hệ trong tiêu dùng tạo mối liên kết ngang trong khâu phân phối để giảm chi phí đầu tư, chi phí lưu thông của doanh nghiệp và giảm chi phí của xã hội nhờ tiết kiệm được thời gian mua sắm liên kết ngang trong khâu bán buôn thông qua lập chung trung tâm giao dịch, hệ thống tổng kho bán buôn, hệ thống trung tâm logistics; kinh doanh xăng dầu liên kết ngang trong khâu bán lẻ với kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng, thực phẩm chế biến, hàng lưu niệm, dịch vụ du lịch, ăn uống, giải trí.