MỤC LỤC
Nền kinh tế Việt Nam chỉ thực sự có bước chuyển biến khi Đảng và Nhà nước thực hiện các chính sách mở cửa, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Tuy đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ như trên, nhưng vào thập niên 90 Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo trên thế giới, chỉ tiêu kinh tế bình quân đầu người còn rất thấp, tỷ lệ nghèo đói vẫn còn cao.
- Những người dân nhập cư thành thị, nghèo và không có hộ khẩu gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ công cộng và có thể phải sống ở bên lề của xã hội. Trẻ em nghèo ít có khả năng được đến trường và bị rơi vào vòng nghèo đói do thế hệ trước để lại và các em thường có cảm giác không được an toàn.
Nhưng đồng thời tạo ra những thách thức trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng, quản lý các hoạt động xuất khẩu và kiểm soát xuất nhập khẩu trên địa bàn huyện mạng lưới giao thông của huyện duy nhất là giao thông đường bộ có 33km đường nhựa cấp miền núi với nhiều ngầm qua suối thuộc tuyến quốc lộ 18c, dài 52 km độc đáo chạy dọc giữa huyện theo hướng Tây Nam – Đông Bắc từ Tiên Yên đến cửa khẩu Hoành Mô, nối liền huyện Bình Liêu với trục đường 18c cảng mũi Chùa (Tiên Yên)và các trung tâm kinh tế- xã hội của tỉnh .Ngoài ra có hệ thống cấp phối và đường liên thôn, liên bản. Thuỷ văn: Bình liêu có rất nhiều sông suối nhỏ, ngắn và dốc hội tụ chảy vào sông Tiên Yên bắt nguồn từ biên giới Việt- Trung chảy dài suốt huyện theo hướng Đông Bắc – Tây Nam do có độ dốc lớn nên lòng sông có nhiều ghềnh nên không có giá trị giao thông vận tải.
Những năm qua , trên địa bàn huyện đã tập trung nhiều nguồn vốn để đầu tư xây dựng cải tạo, nâng cấp, như hệ thống giao thông ( trục đường 18c , đường giao thông liên xã, giao thông nông thôn liên thôn bản) phát triển mạng lưới điện, thông tin liên lạc , công trình thuỷ lợi, cấp nước theo hướng kết nối khu kinh tế cửa khẩu Hoành Mô – Bình liêu với trung tâm Tỉnh để phục vụ phát triển Kinh Tế - Xã Hội của huyện. Đội ngũ giáo viên về cơ bản đáp ứng đủ về số lượng, đã được đào tạo lại đạt chuẩn hóa 100% và trên chuẩn về trình độ ( hệ mầm non 6,5%, tiểu học 21%, bậc học THCS: 7% ) phần lớn các giáo viên có tâm huyết với nghề, có ý thức trách nhiệm với học sinh dân tộc ở các thôn bản, biên giới.Tuy nhiên số lượng giáo viên chưa đồng bộ đủ cho các bộ môn, một số môn ít được bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, cập nhật thông tin các phương pháp giảng dạy.
Tuy nhiên,hiện nay hệ thống trường lớp còn nhiều bất cập, tồn tại phổ thông cơ sở (Tiểu học + THCS ) các điểm trường nằm rải trên các thôn bản, nên khó khăn trong việc quản lý vá nâng cao chất lượng giáo dục thường xuyên và trung tâm dạy nghề. Các phòng học ở các điểm trường tuy đã xóa phòng tranh tre nhưng cũng đã xuống cấp, hư hỏng nhiều hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cần được đầu tư cải tạo, xây dựng mới.
Về tình hình đói nghèo ở huyện Bình Liêu giai đoạn 2001-2006 như đã trình bầy ở biểu trên đã nói lên đây là vấn đề bức xúc khó khăn, trăn trở, với các cấp uỷ, chính quyền và ban ngành, đoàn thể của huyện, phần lớn các hộ đói nghèo ở đây là những hộ có hoàn cảnh khó khăn như người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật không có khả năng lao động , gia đình có người bị nhiễm chất độc hoá học và một bộ phận ít hộ thiếu vốn đầu tư thiếu sức lao động, thiếu kinh nghiệm trong làm ăn .Mặc dù cuộc sống của nhân dân cơ bản là các hộ sản xuất nông -lâm nghiệp vẫn đang còn rất nhiều khó khăn thông qua đánh giá kết quả theo chuẩn mới của Bộ LĐ-TBXH (năm 2005) thì tỷ lệ nghèo của huyện còn tương đối lớn , khoảng 49,46%, trong đó hầu hết hộ nghèo; 99,8% là các hộ đồng bào dân tộc , thu nhập từ nông – lâm chiếm 97% , số hộ gia đình chính sách chỉ có 3,3%. Để đạt được những kết quả trên là sự phấn đấu liên tục, sự chỉ đạo kịp thời,thường xuyên của Cấp ủy, Chính quyền, các đoàn thể, cơ quan chuyên môn từ huyện đến xã và thôn bản, khu phố, hộ thoát nghèo năm 2006, đã có nhiều hộ gia đình có mức thu nhập cao từ 2,5- 4 tấn thóc (2 vụ), chăn nuôi phát triển, các dự án đầu tư theo chương trình 135/CP góp phần thu hút lao động tại chỗ, tăng thu nhập cho các hộ gia đình có công trình đi qua; khai thác nhựa thông, trồng rừng, trồng cây đặc sản như hồi, quế; đầu tư giống lúa, ngô, lạc,dong riềng có năng suất cao ; ngoài ra còn có nguồn thu từ một số sản phẩm mới như: nấm, mộc nhĩ… giúp cho hộ nghèo tăng thêm mức thu nhập cải thiện điều kiện sống, nua sắm được tiện nghi phục vụ sinh hoạt như: Ti vi, xe máy, máy sát, mở dịch vụ …Điển hình nhiều hộ ở các xã Lục Hồn, Húc Động, Hoành Mô, thị trấn Bình Liêu, bên cạnh đó một số xã, việc bình xét hộ thoát nghèo còn lúng túng,bị sức ép, nên việc bình xét còn để kéo dài. Cơ sở thiết yếu phụ vụ sản xuất và đời sông dân sinh ngày càng được cải thiện , 100% số xã có đường ô tô được rải nhựa và điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, 5/7 xã có chợ , 57,7% số hộ dân được sử dụng nước sạch sinh hoạt , 56,4% số hộ dân sử dụng điện quốc gia , trên 30% các hộ dân dùng thủy điện nhỏ ; 28,8% số phòng học đạt chuẩn , 4/7 xã có trạm xã cao tầng ; hệ thống kênh mương thủy lợi phụ vụ sản xuất được kiên cố hóa và phát huy tác dụng .Hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo ở huyện đã góp phần vào sự tích cực và sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng ổn định, đồng bào các dân tộc vùng cao, biên giới ngày càng tin tưởng vào chủ trương xóa đói giảm nghèo của Đảng và nhà nước.
- Hoạt động của các Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo các cấp chưa mạnh, chưa đều tay và còn thụ động; việc giao ban, đánh giá, rút kinh nghiệm, tổ chức chỉ đạo, theo dừi, kiểm tra chưa được quan tõm duy trỡ thường xuyờn, hoạt động chủ yêú chỉ tập trung ở cơ quan thường trực Ban chỉ đạo là chủ yếu; một số thành viên Ban chỉ đạo được phân công phụ trách địa bàn không sâu sát chỉ đạo cơ sở, chưa nắm chắc địa bàn phụ trách; ban chỉ đạo các xã, thị trấn tuy đã được kiện toàn song chưa có biện pháp thực hiện cụ thể, thiết thực, hữu hiệu, hoạt động chậm được đổi mới; việc phối hợp giữa các thành viên Ban chỉ đạo ở một số cơ sở với các tổ chức đoàn thể, trưởng khu phố, thôn bản chưa chặt chẽ, bởi vậy chưa huy động được các lực lượng cùng tham gia, vào cuộc; việc bình xét cáchộ nghèo chưa sát đúng thực tế….
MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN TỐT VIỆC XOÁ ĐểI GIẢM NGHẩO Ở HUYỆN
Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi , nhất là vùng sâu , vùng cao biên giời ; Tiếp tục phát triển trăn nuôi thành ngành sản xuất hàng hóa chính ; thực hiện chương trình tăng trưởng đàn bò , đàn lợn với quy mô chăn thả tập trung theo mô hình trang trại -rừng-chăn nuôi, mở ra hướng đi theo sản xuất hàng hóa ; Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tăng bình quân/ năm khoảng 4,8% giai đoạn 2007-2010, trong đó giá trị trồng trọt tăng 4,2%/năm , giá trị chăn nuôi tăng 6,5%/năm. - Xóa đói giảm nghèo phải gắn liền với tăng trưởng kinh tế, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là chương trình phát triển các ngành nghề kinh tế - xã hội cơ bản của huyện Bình Liêu như: nông nghiệp; tiếp tục thực hiện nghị quyết chuyên đề của Ban chấp hành Đảng bộ huyện về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi; tổ chức triển khai thực hiện 2 nghị quyết chuyên đề. - Nâng cao dân trí, đào tạo bồi dưỡng năng lực, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, tăng cường nguồn vốn và mở rộng các hình thức tín dụng nhằm tạo ra nhân tố phát triển bền vững các nguồn lực để thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập bình quân, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho các hộ nghèo đói.
- Phòng kinh tế xây dựng kế hoạch hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề ở các xã, thị trấn đặc biệt la 7 xã thuộc chương trình 135/CP các dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, hỗ trợ vật tư, phân bón hỗ trợ sản xuất, chương trình nước sách nông thôn, có chính sách hỗ trợ giống cây con có năng suất cao để tăng giá trị, sản lượng bù vào mất cân đối do thiếu đất canh tác.