Ngăn chặn nạn phá rừng để giảm nghèo đói do suy thoái rừng gây ra ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

MỤC LỤC

Gây ra nguy cơ mất đi một số nét văn hóa của các dân tộc thiểu số sống gấn rừng

Rừng thường gắn với một số nét văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số sống trong rừng. Nhưng khi rừng bị tàn phá và suy thoái dần, diện tích rừng bị thu hẹp đồng nghĩa với việc nét văn hóa đó cũng mai một theo diện tích rừng đã mất.

Nguyên nhân của nạn khai thác rừng bừa bãi

Cầu lớn, thu được nhiều lãi, thì chắc chắn việc đẩy mạnh khai thác những loại lâm sản này cũng không thể tránh khỏi. Lực lượng bảo vệ rừng còn mỏng kết hợp với những khó khăn do khách quan tạo ra nên việc bảo vệ rừng chưa có hiệu quả.

Lý thuyết về nghèo đói và giảm nghèo

Khái niệm về nghèo đói và chỉ tiêu đánh giá đói nghèo 1. Khái niệm nghèo đói, giảm nghèo

    Lại nói đến những người sống gần rừng, rừng gắn liền với cuộc sống của họ, đặc biệt đối với những hộ không có hoặc đất canh tác nông nghiệp, thì nguồn thu nhập chính phục vụ cho chi tiêu hàng ngày của họ phụ thuộc chủ yếu vào việc khai thác, hái lượm lâm sản. Cơ chế chính sách thiếu hoặc không đồng bộ trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến khích sản xuất, khuyên nông, khuyến lâm, cho vay vốn tín dụng….Điển hình hơn nữa là các chính sách khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ rừng và hỗ trợ sinh kế cho người dân không được thực hiện đồng bộ hoặc còn bất cập không minh bạch với dân.

    Tác động của suy thoái rừng đối với tình trạng nghèo đói

    Do khả năng điều tiết của cây rừng cũng giảm theo lượng đã mất, nên hiểm họa thiên nhiên luôn đe dọa đời sống của người dân không chỉ với những người sống gần rừng mà cả những người sống xa rừng. Có nhiều hộ lâm vào tình trạng nợ nần chồng chất và cảnh nghèo túng chỉ vì phải chi trả một khoản quá lớn để chữa bệnh hay cho con cái học hành sau khi khắc phục những hiểm họa của thiên nhiên.

    Lý thuyết giảm nghèo và cải thiện sinh kế dựa vào rừng 1. Định nghĩa giảm nghèo dựa vào rừng

    Các phương thức giảm nghèo và cải thiện sinh kế dựa vào rừng

     Dịch vụ môi trường: rừng cung cấp nhiều hình thái dịch vụ trực tiếp về môi trường cho những người dân sống gần rừng, bao gồm: khôi phục độ màu mỡ của đất trong nông nghiệp luân canh, duy trì lượng nước và bảo vệ chất lượng nước, cung cấp cỏ chăn nuôi gia súc, thụ phấn cho thực vật, kiềm chế sâu cỏ và duy trì đa dạng sinh học bao gồm cả duy trì giống cây cho nông nghiệp. Ví dụ, việc cho phép khai thác gỗ tạo cơ hội tăng thu nhập bằng cách cung cấp lương thực, chỗ ở và các dịch vụ khác cho nhóm công nhân khai thác gỗ, hay việc các đơn vị được phép khai thác gỗ đôi khi cũng phải đền bù cho việc gây rối loạn kinh tế địa phương bằng cách xây trường học hay các công trình công cộng khác.

    Khái quát về các tỉnh miền núi phía Bắc

    Đặc điểm chung của các tỉnh miền núi phía Bắc

      Tây Bắc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, với số giờ nắng cao và ít chịu ảnh hưởng trưc tiếp của các cơn bão mùa hè cũng như các đợt gió mùa Đông Bắc vào mùa đông. Hầu hết người dân tộc thiểu số cư trú tập trung ở vùng miền núi, vùng cao, sống xen kẽ trên nhiều vùng rộng lớn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng và bảo vệ môi trường sinh thái.

      Các nguồn tài nguyên rừng chủ yếu của vùng

      Tuy nhiên theo các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy diện tích rừng tăng lên chủ yếu là do việc trồng rừng, nên chất lượng rừng vẫn còn thấp, tính đa dạng không cao như trước kia. Theo nhận định sau các cuộc khảo sát rừng của các cơ quan chức năng cho rằng rừng ở MNPB tuy tăng về diện tích qua các năm nhưng chất lượng rừng vẫn còn suy yếu, không đa dạng về các loài lâm sản, do việc trồng rừng chủ yếu tập trung trồng thuần một loại cây chủ yếu là cây nhập nội.

      Bảng 2.2: Trữ lượng gỗ tính trên một ha rừng ở MNPB
      Bảng 2.2: Trữ lượng gỗ tính trên một ha rừng ở MNPB

      Thực trạng khai thác rừng và đói nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc

      Thực trạng khai thác rừng

        Những con số thể hiện sản lượng gỗ bị khai thác trên thực tế vượt rất xa so với mức kế hoạch cho phép được khai thác đã phần nào nói lên thực trạng nhu cầu về gỗ trong đời sống sinh hoạt và sản xuất rất cao, để đáp ứng nhu cầu đó thì không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục đốn hạ những cây gỗ. Một nguyên nhân cần bàn đến ở đây chính là sự phát triển quá nóng của nền kinh tế, các sản phẩm bằng gỗ cũng đang được ưa chuộng trên thị trường nội địa và thế giới, thêm vào đó gỗ có thể làm nguyên liệu thay thế cho nhiều nguyên liệu khác nên nhu cầu về gỗ ngày càng cao.

        Bảng 2.6: Kế hoạch và thực trạng khai thác gỗ ở MNPB
        Bảng 2.6: Kế hoạch và thực trạng khai thác gỗ ở MNPB

        Thực trạng sử dụng gỗ của người dân ở bản Nậm La, huyện Mường Khé, tỉnh Điện Biên

        Nạn du canh, du cư

        Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ của Chính phủ về chương trình định canh định cư, nhưng theo thói quen trong sản xuất, trong sinh hoạt, những dân tộc thiểu số ít người có tập quán DCDC ở MNPB, bước đầu vẫn chưa thích nghi với cuộc sống mới, nên tình trạng khai thác và tàn phá rừng vẫn diễn ra gây nên hiện tượng suy thoái rừng làm giảm tính đa dạng sinh học của rừng và kết quả là tạo nên một vùng đất trống đồi núi trọc không phải nhỏ. Nhưng trong giai đoạn gần đây, với sức ép dân số dẫn đến tình trạng thiếu đất canh tác sản xuất nên thời gian bỏ hóa đất bị rút ngắn đi rất nhiều, việc canh tác liên tục với sự trả lại cho đất rất ít, thêm vào đó khi mùa mưa nhiệt đới đến đã làm suy giảm độ phì của đất, kéo theo năng suất cây trồng giảm.

        Truyền thống DCDC của người Mông ở Đồng Văn - Hà Giang Cũng nhiều dân tộc thiểu số, người Mông có truyền thống DCDC, canh

        Mở rộng đất nông nghiệp từ rừng quá mức

        Thực trạng gia súc chăn thả tự do trong rừng vẫn còn phổ biến ở miền núi phía Bắc, khi đó không tránh khỏi việc gia súc tàn phá làm hư hại các loại sinh vật trong rừng, điển hình như các cây rừng còn non, hay các loại LSNG, đặc biệt hơn là nhiều khu rừng đã trở thành bãi cỏ để chăn nuôi những loại gia súc lớn như trâu, bò, ngựa. Nhưng với đặc trưng sản xuất nông nghiệp là canh tác nương rẫy của đồng bào dân tộc MNPB, thì đó chính là nguyên nhân cơ bản khiến diện tích rừng bị mất.

        Tác động của suy thoái rừng đối với nghèo đói ở các tỉnh miền núi phía Bắc

          Mặc dù canh tác nương rẫy tạo thu nhâp, nguồn sống cho người dân nơi đây, nhưng lại không đúng theo chủ trương bảo vệ rừng của nhà nước. Vậy cần phải có cách khắc phục để người dân MNPB vừa có thể sản xuất lương thực, vừa có thể bảo vệ được rừng.

          Đóng góp LSNG vào thu nhập của hộ gia đình

          Tình trạng nghèo đói của người dân ở miền núi phái Bắc do ảnh hưởng của suy thoái rừng hậu quả của nạn tàn phá rừng

          Vào mùa khô, những nơi mất rừng trở nên khắc nghiệt, các suối khô cạn, nạn thiếu nước trở nên trầm trọng, nhiều vùng người dân phải đi hàng chục cây số để lấy nước sinh hoạt như ở Lục Khu của Cao Bằng, Đồng Văn, Mèo Vạc ở Hà Giang…Nguyên nhân chính của những thiên tai này như giải thích ở trên chính là do tình trạng mất rừng diễn ra trong các năm qua ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Mặc dù, độ che phủ và diện tích rừng có xu hướng gia tăng liên tục qua các năm, nhưng chủ yếu là do rừng phục hồi lại nên chất lượng rừng chưa đảm bảo thực hiện tốt các chức năng điều tiết của mình và bàn đến ở đây là chức năng chuyển hóa nước mặt thành nước ngầm, đảm bảo một nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt cho người dân.

          Bảng 2.13: Thống kê tổng thiệt hại do lũ bão gây ra ở MNPB
          Bảng 2.13: Thống kê tổng thiệt hại do lũ bão gây ra ở MNPB

          Thu nhập từ LSNG giảm trong những năm gần đây ở Bắc Kạn Theo kết quả điều tra ở Bắc Kạn, trong những năm trở lại đây, thu nhập

          Tình hình triển khai các dự án trồng và bảo vệ rừng gắn liền với việc cải thiện sinh kế người nghèo

            Thể hiện ở việc dự án đã tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương, trước kia ở nhiều làng bản người dân chỉ có thể vào rừng săn bắn, thu hái lâm sản để đảm bảo sinh kế cho bản thân và gia đình, nhưng khi có dự án Trồng mới 5 triệu ha rừng, thì bà con đã có việc làm ở các vườn ươm, hoặc tham gia trồng rừng trực tiếp ở ngoài thực địa. Các hộ tham gia hoạt động trồng rừng theo dự án này có thể được nhận vốn theo giao khoán để trồng rừng, hoặc tham gia trồng rừng theo nguồn vốn của dự án.

            Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng thành công ở Thanh Sơn – Phú Thọ

            Chương trình định canh định cư

            Nhìn chung công tác ĐCĐC ở miền núi trong những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, giúp nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh du cư được định cư và sản xuất ổn định, gồm có việc khai hoang đất để phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, và đảm bảo quỹ đất cho các hộ yên tâm định cư lâu dài. Bên cạnh đó dự án ĐCĐC còn đầu tư vốn hỗ trợ về giống cây trồng, phân bón, khuyến nông, khuyến lâm, đồng thời đồng bào còn được đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, nước sinh hoạt, các công trình thủy lợi….

            Cuộc sống mới của người Mông ở xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

            Nguồn: Ủy ban dân tộc – Miền núi Nhìn chung công tác ĐCĐC, không những có tác động trực tiếp đến đời sống của bà con dân tộc thiểu số có lối sống DCDC mà còn có ảnh hưởng gián tiếp đến công tác ngăn chặn nạn phá rừng thông qua việc giảm sức ép của đời sống DCDC vào tài nguyên rừng. Do quỹ đất thì hạn chế, nhưng tình trạng di cư tự do thì tiếp diễn liên tục ở các dân tộc thiểu số, nên việc đảm bảo quỹ đất sản xuất cho bà con sau ĐCĐC còn hạn chế và gặp nhiều vướng mắc trong cách giải quyết của các đơn vị, tổ chức có chức năng.

            Đồng bào người Mông bỏ đi từ khu tái định cư Lũng Noong – Bắc Kạn

            Chương trình giao đất rừng cho người dân, khoán người dân bảo vệ rừng

            Khi được nhận đất, nhận rừng, ngoài việc bảo vệ khu rừng được nhận, người dân ở nhiều tỉnh Lào Cai, Hòa Bình, Yên Bái đã thực hiện phương thức nông lâm kết hợp với phương thức lấy ngắn nuôi dài như chăn thả gia súc, trồng cây dược liệu, cây nông nghiệp ngắn ngày dưới tán lá rừng khi rừng chưa khép tán, trồng cây ăn quả. Theo quyết định số 178/2003/QĐ-TTg về quyền hưởng lợi của hộ gia đình, cá nhân được giao, được khoán rừng và đất lâm nghiệp, lợi ích của người dân được giao rừng ở các tỉnh miền núi cũng được nâng cao hơn trước.

            Bảng 2.15: Diện tích rừng được giao cho cộng đồng, tổ chức, hộ gia  đình ở MNPB năm 2008
            Bảng 2.15: Diện tích rừng được giao cho cộng đồng, tổ chức, hộ gia đình ở MNPB năm 2008

            Thu nhập của người dân tăng lên sau khi nhận đất rừng bằng việc sản xuất kết hợp nông lâm

            Những khu rừng giao cho các hộ gia đình chủ yếu là những khu rừng nghèo kiệt, rừng tái sinh sau nương rẫy, hay đất trống đồi trọc, có nghĩa là giá trị kinh tế ít do sản lượng gỗ và lâm sản ngoài gỗ đã cạn kiệt, và theo như quy định thì chủ yếu các khu rừng chưa đến tuổi khai thác. - Việc giao đất giao rừng ở MNPB chủ yếu giao cho hộ gia đình mà chưa trú trọng vào hình thức quản lý rừng cộng đồng, mặc dù hình thức này đã được đề cập ở nhiều các chính sách, điều luật ở nước ta từ trước.

            Vướng mắc giao đất, giao rừng ở Lào Cai

            Kinh nghiệm rút ra từ các chính sách, chương trình, dự án trên

             Cần phải quan tâm đúng mực, hiểu biết sâu tới điều kiện tự nhiên, tập quán sinh hoạt và sản xuất, những nét văn hóa truyền thống của người dân sở tại trước khi thực hiện một chương trình nào đó áp dụng cho địa phương đó.  Nên thực hiên đồng bộ các giải pháp, chính sách, quyết định khi thực hiện các chương trình có tính vĩ mô như bảo vệ rừng, cải thiện sinh kế cho người dân, tránh việc thực hiện chồng chéo hoặc không thống nhất giữa các giải pháp, các chính sách.

            Phương hướng và mục tiêu phục hồi, bảo vệ rừng gắn với giảm nghèo tại các tỉnh miền núi phía Bắc trong giai đoạn 2009 – 2020

            • Phương hướng
              • Mục tiêu, nhiệm vụ phục hồi và bảo vệ rừng nhằm giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc

                 Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như các hoạt động bảo vệ, khai thác, vận chuyển, sản xuất, chế biến lấm sản và các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng. - Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên từ trồng rừng, cải tạo rừng và làm giàu rừng đến khai thác, chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường và du lích sinh thái.

                Một số giải pháp nhắm ngăn chặn nạn phá rừng để giảm nghèo cho các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta

                  Nhưng phần lớn sau khi nhận đất rừng thì người dân mới chỉ chú ý đến việc bảo vệ, tuần tra chống khai thác trộm gỗ và LSNG, phòng chống cháy rừng, sản xuất nông nghiệp trên đất rừng và khai thác LSNG có trong rừng của mình, mà chưa chú trọng vào việc trồng rừng và gây trồng các loại LSNG hiện đang trở nên khan hiếm ở các khu rừng tự nhiên. - Vì việc trồng rừng để tạo ra nguồn nguyên liệu mang tính chất dài hạn, có nghĩa sau một thời gian dài người dân mới đươc hưởng lợi nên Nhà nước và các tổ chức khuyến nông khuyến lâm phải hỗ trợ vốn và nghiên cứu tạo giống cây, con có năng suất cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán của của mỗi vùng miền, giúp bà con tham gia sản xuất và gây trồng.