MỤC LỤC
Bên cạnh đó để thực hiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Trung Tâm đã huy động được một số vốn tương đối lớn , năm 2007 Nguồn vốn thu từ sự nghiệp của Trung Tâm đã lên tới 6.48 tỷ đồng (chiếm 14% trong tổng số vốn hoạt động) II) Phân tích thực trạng hoạt động cung cấp thông tin điện tử khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn Huyện của Trung Tâm. Mua sắm thiết bị, máy móc chuyên dùng cho 8 huyện: Tuy Phước, Bình Định; Đắk R’Rấp, Đắk Nông; Long Mỹ, Hậu Giang; Hoằng Hóa, Thanh Hóa; Hưng Nguyên, Nghệ An; Quảng Trạch, Quảng Bình; Đắk Hà, Kon Tum; Tân Yên, Bắc Giang. Nghiệm thu trang thiết bị tại huyện. Xây dựng phần mềm, chương trình Thư viện điện tử Công nghệ nông thôn với 38.000 tài liệu toàn văn; Phim khoa học và công nghệ với 220 phim;. Biên soạn 05 tài liệu quy trình khai thác và sử dụng thư viện điện tử và CSDL, Biên tập Bản tin khoa học và công nghệ. Mở lớp 16 lớp thông tin quảng bá thư viện điện tử cho cán bộ các xã thuộc huyện. Biên tập 08 Bản tin Khoa học và công nghệ huyện. Xây dựng 08 trang web cho các huyện. Xây dựng quy chế vận hành thư viện điện tử, Bảng phí dịch vụ 2.2) Thực tế thực hiện. Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới phát triển nông nghiệp, nông thôn như một nhiệm vụ chiến lược. Có thể nói rằng Hiện đại hoá, công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nhiều năm qua, đã có các chương trình mục tiêu quốc gia được Trung Tâm thực hiện trên khắp các địa bàn nông thôn trong cả nước, trong đó có Chương trình "Xây dựng mô hình ứng dụng và. Chương trình này đã được Trung Tâm tiến hành triển khai thí điểm tại một số địa phương, nhằm tiến hành cung cấp thông tin phục vụ bà con nông dân trong sản xuất nông nghiệp, điển hình Trung Tâm đã thực hiện khá thành công trên địa bàn 8 huyện thuộc các tỉnh Hậu Giang, Đắk Nông, Kon Tum, Bình Định, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa và Bắc Giang. Nhiều kết quả quan trọng đã đạt được, góp phần quan trọng trong việc xoá đói, giảm nghèo, từng bước phát triển sản xuất hàng hoá tại các địa phương. Tuy nhiên, do còn trong quá trình triển khai thí điểm nên trong quá trình thực hiện vẫn còn đó những tồn tại, những yếu kém đòi hỏi phải khắc phục trong thời gian tới. 2.2.2) Về hoạt động cung cấp trang thiết bị và chuyển giao công nghệ. Để quản lý, vận hành và khai thác hiệu quả mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phổ biến kiến thức khoa học và thông tin chuyển giao công nghệ ở Huyện, tại mỗi Huyện thụ hưởng đã thành lập ban quản lý mô hình do một lãnh đạo UBND Huyện trực tiếp làm trưởng ban, lãnh đạo phòng chức năng quản lý KH&CN (phòng KH&CN hoặc phòng kinh tế) làm phó trưởng ban quản lý. 2 cán bộ của phòng KH&CN Huyện được giao nhiệm vụ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm được cử ra để được đào tạo, huấn luyện vận hành, khai thác mô hình. Quy chế khai thác và sử dụng thư viện điện tử cùng bảng phí dịch vụ thông tin cũng đã được xây dựng và ban hành làm cơ sở để triển khai các hoạt động khai thác, sử dụng sản phẩm, dịch vụ củ mô hình. Cán bộ vận hành mô hình do Huyện bố trí, nhà xưởng do Huyện đảm nhận, tổ chức và điều hành dây truyền sản xuất thông tin do lãnh đạo Huyện chỉ đạo. Trên thực tế, hầu hết các Huyện thụ hưởng đã bố chí được cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nghiệm theo yêu cầu về trình độ, năng lực và thời gian làm việc. Các phòng ốc cho mô hình đều đạt tiêu chuẩn và được bố chí ở những nơi dễ tiếp cận với công chúng. Lãnh đạo Huyện nhận thức đúng đắn về vai trò của Mô hình, ý nghĩa của trang thông tin điện tử của Huyện và tác dụng to lớn của thư viện điện tử, đặc biệt là các phim KH&CN, do đó đã có sự chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi ngay từ ban đầu để mô hình được triển khai và sớm đi vào vận hành, khai thác. Cũng thông qua việc tham gia triển khai mô hình tại Huyện, sở KH&CN nhận thấy rừ hơn nhu cầu của cơ sở về ứng dụng và chuyển giao công nghệ trên địa bàn và có sự phối hợp chặt chẽ hơn trong quản lý KH&CN ở địa phương. Thư viện điện tử được cập nhận đình kỳ hàng năm. Thông qua truy cập qua Internet, các Trung tâm thông tin KH&CN Huyện có thể khai thác các thông tin KH&CN cập nhật hàng ngày, hàng tuần trên các CSDL, các bản tin điện tử của Trung Tâm. Trên cơ sở kinh nghiệm của mô hình, Các sở KH&CN phối hợp với các Huyện sẽ từng bước nhân rộng mô hình ra các Huyện khác trong tỉnh để hình thành mạng lưới thông tin KH&CN từ Tỉnh tới tất cả các Huyện. III) Đánh giá chung về tình hình cung cấp thông tin điện tử khoa học công.
- Mô hình tổng hợp công nghệ thông tin và truyền thông, chuyên môn hóa quá trình thông tin khoa học và công nghệ từ khâu tạo nguồn, kênh truyền tin, người dùng tin đầu cuối và nhận tin phản hồi làm cho người nông dân không chỉ đơn thuần là người nhận tin mà còn là người xử lý thông tin, biến thông tin thành tri thức sử dụng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh, đồng thời tạo ra những tri thức mới thông qua việc giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ, cũng như kinh nghiệm làm ăn của Huyện mình với cộng đồng khác trong và ngoài nước. - Mặt bằng "Tin trí" của cán bộ được phân công làm việc tại Trung tâm Thông tin KH&CN Huyện không cao cho nên hầu hết các kiến thức có được qua lớp tập huấn đã không sử dụng được nhiều, gây ra những hỏng hóc không đáng có, phải cài đặt lại ( như kết nối Internet, máy in, truy cập thư viện điện tử, ..), điều này gây cản trở cho sự vận hành của mô hình trên địa bàn Huyện, do vậy trong thời gian tới việc mở lớp đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ làm việc trực tiếp tại các Trung tâm thông tin này sẽ là rất cần thiết. - Tại các Huyện còn chưa có chế độ khuyến khích cho nhóm cán bộ chuyên trách tại các Điểm thông tin khoa học và công nghệ như tặng thêm phụ cấp hàng tháng hoặc bồi dưỡng theo từng vụ việc. Cũng có thể tổ chức thành dịch vụ tìm và cung cấp thông tin, dịch vụ quảng cáo trên mạng, dịch vụ soạn thảo, in ấn để lấy thu bù chi hoặc lấy kinh phí để phụ cấp cho cán bộ có nhiều đóng góp. - Công tác tuyên truyền, thông tin về sự hoạt động của mô hình tới bà con tại một số địa phương còn khá yếu kém. Điều này có nhiều nguyên nhân như khoảng cách về địa lý, trình độ năng lực của cán bộ chuyên trách, sự thiếu thốn trang thiết bị cần thiết.. Công tác duy trì hiệu quả của chương trình còn gặp một số khó khăn nó vừa đòi hỏi tính khoa học, lại vừa đòi hỏi sự phù hợp với điều kiện thực tiễn của các giải pháp được triển khai tại các Huyện. Thứ nhất : Đó là cơ chế và các giải pháp cho việc cập nhật thông tin, nhất là việc cập nhật dòng thông tin từ các cộng đồng phường, xã đến với các tổ chức cung cấp và tạo lập sản phẩm dịch vụ thông tin. Thứ hai : Đó là cùng với sự thay đổi không ngừng về nguồn tin, nhu cầu thông tin, năng lực của các tổ chức thông tin, thì vấn đề nghiên cứu phát triển để có thể luôn có khả năng tạo ra các loại hình sản phẩm, dịch vụ thông tin mới phù hợp với nhu cầu thông tin ngày càng cao và đa dạng của người dân là một vấn đề đỏi hỏi sự đầu tư có hệ thống khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. Thứ ba : đó là vấn đề tìm ra giải pháp hợp lý để dung hòa được sự xem xét phát triển mô hình từ hai góc độ khác biệt nhau :. - Xã hội hóa việc cung cấp thông tin đến người dân tại cộng đồng là một giải pháp căn bản để duy trì hiệu quả của đề tài dự án. - Trách nhiệm xã hội của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ trong việc triển khai đề tài, dự án : Cung cấp thông tin khoa học và công nghệ đến vùng sâu, vùng xa là một nhiệm vụ chính trị quan trọng và lâu dài, góp phần tạo ra sự bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng thông tin, thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực, bảo đảm sự phát triển bền vững của Đất Nước. Trong quá trình triển khai Mô hình nhiều kết quả quan trọng đã đạt được, góp phần quan trọng trong việc xoá đói, giảm nghèo, từng bước phát triển sản xuất hàng hoá tại các địa phương. Tuy nhiên, các kết quả đã đạt được vẫn còn mang tính điển hình, cục bộ, chưa được lan toả, nhân rộng ra các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng và trong cả nước. Bên cạnh đó, nhiều kết quả có tính ứng dụng tốt của các đề tài, dự án thuộc các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia, cũng như kết quả nghiên cứu nói chung của các viện nghiên cứu, trường đại học ở Trung ương và địa phương, chưa được áp dụng mở rộng trên địa bàn các địa phương trong cả nước. Không ít các dự án được triển khai khá thành công tại một xã, song các xã lân cận trong huyện, trong tỉnh cũng không được biết. Nhiều nội dung nghiên cứu thuộc các đề tài cấp bộ, cấp nhà nước được triển trên địa bàn địa phương mà các sở khoa học và công nghệ cũng không được biết để phối hợp hoặc tiếp nhận kết quả khi kết thúc. Một trong những nguyên nhân của tình trạng nói trên là công tác thông tin phổ biến tri thức khoa học và chuyển giao công nghệ từ Trung ương tới địa phương, trong từng. địa phương, đặc biệt tại địa bàn nông thôn, miền núi còn yếu và thiếu. Cấp huyện vừa rất thiếu thông tin KH&CN vừa thiếu phương tiện và kênh thông tin cần thiết, hiệu quả để nắm bắt kịp thời thông tin mới, cũng như cung cấp, chia sẻ thông tin, tri thức, kinh nghiệm tiên tiến trong ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật tiến bộ cho bà con trong huyện, trong tỉnh và trong cả nước. Điều này cũng làm cho vai trò của bộ phận quản lý KH&CN ở cấp huyện gặp không ít khó khăn trong phối hợp với các ban ngành cùng cấp, đặc biệt trong chỉ đạo ứng dụng, nhân rộng các thành tựu KH&CN trên địa bàn của huyện. GIẢI PHÁP CUNG CẤP THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN. HUYỆN - TỈNH QUẢNG NINH. I) Những thuận lợi và khó khăn trong việc cung cấp thông tin điện tử khoa.
Những thuận lợi và khó khăn trong việc cung cấp thông tin điện tử khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện - tỉnh
Tâm phục vụ cho việc triển khai mô hình đòi hỏi cần phải có hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương và Trung Tâm. Các Huyện còn khó khăn nên kinh phí hoạt động thường xuyên như chi trả kết nối Internet, điện thoại, điện đăng, in ấn sao chép tài liệu.. về cơ bản là không có nguồn chi. Việc khai thác thông tin trên internet sẽ gặp khó khăn do đường truyền tại những nơi này còn chậm. Giao thông đi lại còn hạn chế, cản trở việc cung cấp thông tin khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp đến với bà con. Không những vậy, việc nhân rộng mô hình dự kiến triển khai sang các vùng lân cận cũng như việc triển khai cơ chế thông tin hai chiều cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định. II) Định hướng của Trung Tâm về việc cung cấp thông tin điện tử khoa học. Nghiên cứu, xác lập các nguồn tin KHCN cần thiết có thể phục vụ cho bà con trong sản xuất nông nghiệp cũng như các đối tượng dùng tin khác.
Tăng cường năng lực về hoạt động thông tin KH&CN (về trang thiết bị, cán bộ, thư viện điện tử, khả năng kết nối, sử dụng mạng Internet) cũng chính là củng cố và tạo điều kiện thuận lợi để huyện thực hiện tốt hơn vai trò quản lý KH&CN trên địa bàn. - Huyện có nhiệm vụ cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phổ biến kiến thức khoa học, thông tin chuyển giao công nghệ/kỹ thuật tiến bộ cho các xã, các hội và đoàn thể trong huyện như hội nông dân, hội phụ nữ, hội làm vườn, câu lạc bộ pháp luật. Cấp huyện cần được cung cấp nội dung thông tin tổng hợp, phong phú và đa dạng. Ngoài những nội dung thông tin về khoa học và công nghệ cần có các thông tin văn hóa, xã hội, pháp luật, kinh tế, thị trường, du lịch và dịch vụ. - Đội ngũ cán bộ, cơ sở hạ tầng ở huyện có khả năng phổ biến và cung cấp tin thông tin khoa học và công nghệ không chỉ cho lãnh đạo và các ban ngành ở huyện mà còn cho các xã trong huyện và giữa các huyện trong và ngoài Tỉnh. - Mô hình cung cấp thông tin với đầy đủ phần cứng, phần mềm, CSDL, cơ chế khai thác, đào tạo cán bộ, cho phép huyện duy trì, phát triển hoạt động thông tin một cách lâu dài và hiệu quả. - Huyện là đầu mối kế hoạch, trong đó có kế hoạch KH&CN. Hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp kế hoạch KH&CN của tỉnh, trong đó có nội dung và kinh phí cho nhiệm vụ phổ biến kiến thức khoa học và chuyển giao công nghệ ở các huyện. Việc triển khai mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phổ biến kiến thức khoa học và chuyển giao công nghệ chính là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch KH&CN của huyện. - Đặt mô hình Trung tâm thông tin khoa học và công nghệ tại UBND huyện không chỉ đảm bảo hoạt động lâu dài, an ninh mà còn tạo ra mạng lưới thông tin khoa học và công nghệ từ Trung ương tới cấp huyện, từ đó lan toả tới các xã. Sau khi khảo sát thực tế và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi xin đề xuất chọn một số Huyện có tên dưới đây, là những đơn vị hội đủ các tiêu trí và điều kiện để tiếp nhận, thụ hưởng và triển khai nhiệm vụ :. 3.2) Khảo sát nhu cầu thông tin tại các huyện lựa chọn. 3.2.1) Các nhóm đối tượng dùng tin và nội dung thông tin cần đáp ứng. Như đã trình bày ở trên, huyện là cấp có đơn vị chức năng làm nhiệm vụ quản lý KH&CN ở cấp thấp nhất về mặt lãnh thổ. Nhu cầu thông tin nói chung, nhu cầu thông tin KH&CN, thông tin chuyển giao công nghệ, nói riêng, trên địa bàn huyện là rất phong phú và đa dạng. Trên cơ sở nghiên cứu các chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước đối với cấp huyện nói riêng và phát triển nông nghiệp, nông thôn, nói chung cùng với việc phân tích vị trí, vai trò của các Huyện lựa chọn trên địa bàn Tỉnh, Chúng tôi đã khái quát các nhóm đối tượng dùng tin với những nhu cầu thông tin cần được đáp ứng như sau :. a) Lãnh đạo cấp huyện và các ban ngành chức năng của huyện. Đây là nhóm đối tượng dùng tin quan trọng, có tính quyết định tới định hướng phát triển, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện, sản phẩm, hàng hoá chủ lực của địa phương ,… Nhóm đối tượng này vừa có nhu cầu thông tin tổng hợp về nhiều mặt để thực hiện quản lý nhà nước trên địa bàn của huyện, vừa cần những thông tin cụ thể để chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xác định ngành nghề, sản phẩm hàng hoá chủ lực của địa phương, xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển trung hạn và dài hạn của huyện trong mối liên kết, hợp tác với các địa phương khác trong tỉnh và. trong vùng kinh tế. Việc nắm bắt một cách đầy đủ, hệ thống các tài liệu, dữ liệu liên quan đến chủ trương, đường lối, kế hoạch, quy hoạch phát triển của địa phương, của các ngành trên địa bàn là hết sức quan trọng. Kinh nghiệm và bài học phát triển của các địa phương trong cả nước là nguồn tham khảo không thể thiếu đối với lãnh đạo cấp huyện. Đối tượng dùng tin này có rất ít thời gian cho công tác thu thập và xử lý thông tin, do vậy họ cần được cung cấp thông tin mang tính tổng hợp, đầy đủ, chính xác và cập nhật, phù hợp với việc chuẩn bị và ra các quyết định. b) Nhóm các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chủ trang trại, các làng nghề truyền thống trong huyện. Nhóm đối tượng dùng tin này khá đông đảo và đa dạng. Họ là lực lượng kinh tế nòng cốt của huyện, vừa tạo ra giá trị gia tăng cao, sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cho xã hội vừa là nơi tạo ra và giải quyết việc làm phi nông nghiệp tại chỗ ở huyện. Những đối tượng thuộc nhóm này luôn có nhu cầu bức xúc về thông tin thị trường, giá cả, thông tin về công nghệ, thiết bị cần thiết để đổi mới công nghệ, thông tin về kỹ năng quản lý doanh nghiệp, phát triển làng nghề, tăng năng suất, chất lượng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ, nhất là thông tin về thị trường tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá làm ra. Vấn đề bảo vệ môi trường, xử lý chất thải tại các doanh nghiệp và làng nghề hiện đang được quan tâm ngày một nhiều hơn. Đối với các doanh nghiệp, thời gian và thông tin đều là tiền của. Họ cần thông tin nhanh, chính xác và cụ thể. c) Nhóm đối tượng đại chúng gồm đông đảo bà con nông dân, thợ thủ công, người lao động trên địa bàn huyện. Đối với nhóm đối tượng này, họ quan tâm tới việc nắm bắt thông tin, tri thức khoa học và các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm áp dụng trong sản xuất, đời sống hàng ngày, nhất là thông tin về các giống cây trồng, vật nuôi có năng xuất và giá trị kinh tế cao, phù hợp với môi trường, sinh thái ở địa phương. Kinh nghiệm xoá đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu bằng áp dụng khoa học và. thức trong sinh hoạt, chăm sóc sức khoẻ, dạy dỗ con cái, xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng làng xã văn minh, duy trì bản sắc văn hoá dân tộc cũng là nội dung thông tin được bà con mong muốn tiếp nhận hàng ngày. Do trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, đối tượng này cần được cung cấp thông tin ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể và sát với thực tế. Thông tin theo kiểu mắt thấy tai nghe, thông tin nghe nhìn là loại được bà con hưởng ứng hơn cả. d) Các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức nghề nghiệp (Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, hội nông dân,…). Trên cơ sở các nguồn tin từ Thư viện điện tử Công nghệ nông thôn, các bản tin điện tử của Trung ương (Như Bản tin Nông thôn đổi mới, các bản tin khuyến nông, …) cũng như các nguồn tin của tỉnh, huyện nhà, Trung tâm Thông tin KH&CN huyện tiến hành biên soạn Bản tin KH&CN huyện và phát hành tới các ban ngành ở huyện và xuống các xã, các doanh nghiệp trong huyện. Công nghệ biên soạn và xuất bản Bản tin KH&CN huyện sẽ được hướng dẫn trong quá trình triển khai nhiệm vụ tại huyện. Thứ tư : Tổ chức giới thiệu, phổ biến các phim KH&CN. Trung tâm Thông tin KH&CN huyện cần kết hợp tổ chức giới thiệu các phim KH&CN tại các buổi giao ban, các hội nghị, hội thảo hoặc các buổi sinh hoạt của các tổ chức, đoàn thể. Các phim KH&CN cũng có thể được sao ra đĩa và cung cấp theo yêu cầu của các xã, các trang trại, các doanh nghiệp hoặc của bà con trong huyện. Thứ năm : Phổ biến thông tin KH&CN trên đài phát truyền thanh huyện. Tuỳ theo nhu cầu chỉ đạo sản xuất, kinh doanh của lãnh đạo huyện hoặc nhu cầu của nhân dân trong huyện, Trung tâm Thông tin KH&CN huyện có thể kết hợp với đài truyền thanh của huyện để phổ biến những thông tin phù hợp, được nhiều người quan tâm. Bản tin KH&CN huyện, Bản tin Nông thôn đổi mới cũng là nội dung có thể được truyền tải tới nhân dân trong huyện thông qua đài truyền thanh. Thứ sáu : Xây dựng và cập nhật Trang thông tin điện tử của huyện. Theo thiết kế định hình cùng với sự hướng dẫn, hỗ trợ trực tiếp của cán bộ từ Sở KH&CN tỉnh, mỗi huyện thụ hưởng sẽ được xây dựng và cập nhật Trang thông tin điện tử của huyện nhằm giới thiệu khái quát về địa phương, quảng bá các sản phẩm, hàng hoá chủ lực, các đặc sản cũng như những cơ hội thu hút đầu tư phát triển của huyện. Trang thông tin điện tử huyện là kênh thông tin quan trọng từ dưới lên, phản ánh thông tin, tri thức, kinh nghiệm tiên tiến của địa phương và chia sẻ tri thức bản địa với cộng đồng bên ngoài huyện. 3.4) Xây dựng mô hình cung cấp thông tin.
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ cấp nhà nước chương trình " Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn từ nay đến năm 2010". Báo cáo tổng kết dự án " Xây dựng mô hình cung cấp thông tin khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi tại 6 xã thuộc các Tỉnh Bắc Kạn, Điện Biên, Yên Bái, Thái Nguyên".
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN