MỤC LỤC
Nguyên nhân hiệu quả đầu tư khu vực kinh tế Nhà nước thấp kém là do nguồn vốn này bị lãng phí nghiêm trọng, nạn tham nhũng trong bộ máy Nhà nước, tỷ lệ các công trình sử dụng vốn Nhà nước vừa đưa vào sử dụng đã phải sửa chữa, các công ty Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hoạt động kém hiệu quả, luôn được sự bảo hộ của Nhà nước nên thiếu tính cạnh tranh. Sự giám sát quản lý dự án lỏng lẻo cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí trong xây dựng, đặc biệt là sự xuống cấp, kém chất lượng của công trình, có thể kể ra hàng loạt những dự án như thế: Dự án công viên văn hóa An Hòa thành phố Rạch Giá với tổng vốn đầu tư 50 tỷ đồng, do quản lý không tốt để thất thoát lớn, nên chất lượng công trình quá kém, sau khi đưa vào sử dụng một số hạng mục đã bị đổ nát; dự án nhà thi đấu đa năng Bắc Ninh vốn đầu tư 21,7 tỷ đồng thi công trong 2 năm, vốn đầu tư tăng lên 28 tỷ đồng nhưng đang thi công thì công trình bị sập gây hậu quả nghiêm trọng,…. Qua bảng trên ta thấy doanh nghiệp Nhà Nước (DNNN) có mức độ thâm dụng vốn ngày càng cao trong khi mức độ này ở doanh nghiệp có vốn FDI ngày càng giảm và DN ngoài Nhà Nước thì có sự tăng giảm không đều qua các năm, nhưng bình quân năm mức độ thâm dụng vốn của DNNN là 0,36 tỷ đồng / người, thấp hơn mức độ thâm dụng vốn bình quân năm của DN có vốn FDI (DN FDI) là 0,39 tỷ đồng / người.
DNNN có sự đầu tư vốn cho lao động ngày càng; vốn sản xuất kinh doanh hằng năm luôn tăng lên và tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ gia tăng tổng số lao động của DNNN, do đó mức độ thâm dụng vốn của DNNN ngày càng cao, trong khi lao động trong DNNN có xu hướng giảm dần, năm 2004 giảm đi so với năm 2003 là 15.040 người. Với những phân tích trên cùng với hệ số ICOR cho thấy, DNNN đầu tư vốn rất nhiều vào sản xuất kinh doanh nhưng hệ số ICOR lại cao nhất, nghĩa là hiệu quả đầu tư là thấp nhất, hiệu quả kinh tế xã hội lại không đáng kể, không tạo ra được nhiều việc làm như mong đợi, nguồn vốn bị lãng phí rất nhiều. Tuy nhiên do sự cạnh tranh mạnh lên giữa các thành phần kinh tế, DNNN và DN ngoài NN đã thu hẹp dần khoảng cách về hiệu quả hoạt động sản xuất với DN có vốn FDI trong những năm qua nhờ thực hiện chương trình sắp xếp và đổi mới DNNN, cổ phần hóa DNNN, khuyến khích tất cả các loại hình doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của khu vực FDI là rất cao, được sự hỗ trợ của các tập đoàn kinh tế lớn mạnh trên thế giới, có lợi thế về trình độ công nghệ,… lại là những doanh nghiệp chuyên về xuất khẩu nên giá trị GDP mang lại cao hơn các thành phần kinh tế khác, biết quản lý, sử dụng lao động hiệu quả nên năng suất lao động của khu vực FDI luôn cao hơn năng suất lao động của các thành phần kinh tế khác. Khu vực doanh nghiệp này có số vốn đầu tư sản xuất kinh doanh bình quân hằng năm không cao, thấp nhất trong 3 khu vực doanh nghiệp nhưng doanh thu thuần hằng năm chỉ đứng sau DNNN, đây là khu vực doanh nghiệp không có nhiều lợi thế về vốn nên đã tận dụng, sử dụng tốt nguồn vốn của mình nhưng hệ số vòng quay vốn lại có xu hướng giảm dần từ năm 2003. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh hằng năm của DN có vốn FDI lớn hơn so với khu vực DN ngoài NN, số lượng doanh nghiệp này không nhiều như những loại hình doanh nghiệp khác nhưng vốn đầu tư cao hơn vì vậy doanh thu thuần hằng năm luôn thấp hơn, điều này làm cho hệ số vòng quay vốn của doanh nghiệp có vốn FDI thấp hơn.
Nếu giả sử Việt Nam duy trì được cùng hệ số ICOR như các nước láng giềng và tính ra được con số đầu tư cần thiết nhỏ hơn nhiều để đạt cùng độ tăng trưởng GDP như trong thập niên vừa qua, con số thất thoát hay lãng phí được tính sẽ rất lớn. Với tính toán sơ bộ GDP bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng như hiện nay để GDP bình quân đầu người của Việt Nam bằng mức bây giờ của các nước sau đây thì Việt Nam cần một số năm như sau: Indonesia: 5 năm; Philippines: 8 năm; Thái Lan: 20 năm; Malaysia: 24 năm; Brunei: 38 năm; Singapore: 40 năm (giả thiết các nước này đứng yên) (Đào Ngọc Lâm, thuộc Tổng Cục Thống Kê, báo Thanh Niên 29/3/2006). Trường hợp Nhật Bản và Trung Quốc cho chúng ta cái nhìn lạc quan rằng, trong vòng 50 -100 năm nữa, nếu có chính sách tốt thì Việt Nam hoàn toàn có thể đuổi kịp các nước giàu với tốc độ tăng trưởng vào khoảng 4 – 5% /năm.
3; khoảng cách chênh lệch giữa 2 xếp hạng này chứng tỏ mặc dù nước ta về thu nhập còn thấp nhưng chính phủ và dân ta đã chú ý chăm lo phát triển con người nên với mức thu nhập còn thấp đó, nước ta đã đạt được thành tựu cao hơn về phát triển nguồn nhân lực. Chất lượng giáo dục từ phổ thông lên đại học nhìn chung còn thấp, cách dạy và học nặng về thuộc lòng, còn kém tính sáng tạo và năng lực thực hành, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực và đào tạo nhân tài… Giá thuốc tăng liên tục với tốc độ cao gấp nhiều lần giá tiêu dùng, chậm khắc phục phân biệt đối xử trong khám chữa bệnh…. Nếu so sánh một số chỉ số về cơ sở hạ tầng của Việt Nam với một số nước Châu Á, Việt Nam không được xếp hạng tốt về số đường quốc lộ tính theo đầu người, và tụt hậu xa so với các nước láng giềng về sản lượng điện trên đầu người.
Môi trường đầu tư ở nước ta đã được cải thiện nhiều nhưng vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế, chậm được điều chỉnh so với các nước trong khu vực, trong khi cạnh tranh để thu hút FDI giữa các nước diễn ra ngày càng gay gắt.
Khu vực KTNN là khu vực có tỷ lệ đầu tư cao nhất trong 3 thành phần kinh tế được xem xét nhưng hiệu quả đầu tư của khu vực này lại thấp nhất, không tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, mức độ ổn định vốn đầu tư lại thấp nhất, tỷ lệ hình thành TSCĐ không cao, hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN cũng không cao. Trong bối cảnh như vậy, Nhà nước nên bắt đầu rút dần ra khỏi lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng đối với những dự án mà khu vực kinh tế tư nhân và có vốn đầu tư nước ngoài có thể thực hiện được. Nhà nước cần chuyển giao mạnh mẽ việc phát triển các ngành sản xuất kinh doanh trực tiếp và đại đa số ngành công nghiệp cơ bản cho các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.
Chính TPKT này đã giải quyết được vấn đề việc làm cho đại đa số lao động trong xã hội, có thể đảm đương nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện với hiệu quả cao hơn khu vực Nhà nước. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước luôn thiếu vốn đầu tư, bởi vì thiếu vốn nên khu vực này biết sử dụng tốt nguồn vốn của mình, hiệu quả sử dụng vốn cao, mức độ ổn định vốn đầu tư cao hơn khu vực KTNN và hiệu quả sử dụng TSCĐ cao nhất. Nhà nước cần có chính sách giúp cho khu vực kinh tế ngoài Nhà Nước tăng vốn đầu tư, khuyến khích các ngân hàng hỗ trợ cho TPKT này trong việc đầu tư, phát triển sản xuất để tăng thêm hiệu quả kinh tế xã hội.
Trong thời gian tới Nhà nước cần có những chính sách thích hợp để tạo môi trường đầu tư, điều kiện kinh doanh thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư từ TPKT này, tạo ra hiệu quả kinh tế xã hội ngày càng cao, đóng góp vào sự phát triển kinh tế cả nước.