Mối tương tác giữa truyện thơ dân tộc Thái và truyện thơ Nôm dân tộc Kinh trong đề tài chinh phục thiên nhiên, bảo vệ gia đình - xã hội và xây dựng con người lí tưởng

MỤC LỤC

Nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 1. Nhiệm vụ của đề tài

Những suy nghĩ này gợi ý cho chúng tôi so sánh khái quát 5 truyện thơ với những truyện thơ Nôm dân tộc Kinh tương tự như Hoàng Trừu, Tống Trân - Cúc Hoa, Cái Tấm - Cái Cám, Thạch Sanh, Truyện Từ Thức… Trong 5 truyện thơ trên, 2 truyện Ý Nọi - Náng Xưa và Ngu háu được sáng tác dựa vào đề tài mang tính chất toàn thế giới. Đề tài chỉ nghiên cứu 5 truyện thơ của dân tộc Thái (Trạng Tư, Trạng nguyên, Ý Nọi - Náng Xưa, Ngu háu, Ú Thêm) có cùng đề tài với một số truyện thơ Nôm dân tộc Kinh (Hoàng Trừu, Tống Trân - Cúc Hoa, Cái Tấm - Cái Cám, Thạch Sanh, Truyện Từ Thức…) chứ không nghiên cứu toàn bộ những truyện thơ trong nền văn học dân tộc Thái và cũng không nghiên cứu toàn bộ truyện thơ các dân tộc ít người ở Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở sử dụng những khái niệm lí luận có tính công cụ để phục vụ cho việc nghiên cứu vấn đề đặt ra, trong chừng mực nhất định, chúng tôi cố gắng mở rộng thêm tới truyện thơ dân tộc ít người khác có liên quan. Loại hình học văn học đề ra việc khám phá các xu hướng chung và riêng của sự phát triển trong các nền văn học ở những dân tộc vốn gần gũi nhau về ngôn ngữ và về số phận lịch sử cũng như trong các nền văn học những dân tộc không có đặc điểm ấy.

Đóng góp của luận án

Phương pháp loại hình tìm hiểu một số nguyên tắc và những cơ sở cho phép nói tới tính cộng đồng nhất định về mặt văn học – thẩm mỹ, tới việc một hiện tượng nhất định thuộc về một kiểu, một loại hình nhất định. Nếu thực hiện 5 mục đích trên, luận án sẽ có những đóng góp vào việc nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung, nghiên cứu văn chương văn học dân tộc Thái nói riêng và có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy, học tập.

Cấu trúc của luận án

Truyện thơ, đề tài và cốt truyện 1. Truy n thệ ơ

Truyện Nôm với đề tài tình yêu lứa đôi vừa là tiếng hát ca ngợi tình yêu chung thủy, ca ngợi hạnh phúc gia đình, vừa là vũ khí phê phán sắc bén góp phần lên án tố cáo các thế lực phong kiến đen tối, bạo tàn đang bóp nghẹt những khát vọng dân chủ và chà đạp lên quyền sống của con người” [40, tr.244]. Cốt truyện trong truyện thơ phản ánh nội dung phong phú như tình yêu lứa đôi, hôn nhân gia đình, đấu tranh xã hội, tôn giáo, lịch sử, tín ngưỡng… Nội dung mang tính nhân văn cao đẹp được biểu hiện nhiều nhất trong các sáng tác của thể loại, chỉ có điều, nó phức tạp hay đơn giản còn tùy thuộc vào ý đồ tư tưởng của tác giả.

Truyện thơ Nôm dân tộc Kinh

Tiêu biểu cho cách chia thứ hai là Nguyễn Lộc, cùng quan điểm với ông có các nhà nghiên cứu như Cao Huy Đỉnh, Kiều Thu Hoạch, Trần Đình Sử… Nguyễn Lộc viết: “Thực tế, kho tàng truyện Nôm của Việt Nam tồn tại song song hai loại truyện cần được nghiên cứu riêng như hai chủng loại của một thể thống nhất. Một loại là những truyện Nôm kiểu Phạm Tải Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa, Phương Hoa, Lý Công, Hoàng Trừu…; một loại là những truyện Nôm kiểu Truyện Kiều, Hoa tiên, Sơ kính tân trang, Phan Trần, Nhị độ mai, Truyện Tây sương, v.v… Loại trên có thể gọi là truyện Nôm bình dân; loại dưới có thể gọi là truyện Nôm bác học” [61, tr.476].

Truyện thơ dân tộc Thái

Trong sách Tư liệu và lịch sử xã hội dân tộc Thái, Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng, Khà Văn Tiến, Tòng Kim Ân nhấn mạnh: “Có thể trong thiên niên kỉ thứ I trước Công nguyên, tổ tiên họ bắt nguồn từ các nhóm Việt sinh tụ chủ yếu ở miền Nam sông Dương Tử (thuộc ba tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu) tách khỏi ngành phía đông thiên di theo hướng tây – nam vào miền nam tỉnh Vân Nam và miền tây Đông Nam Á dọc theo các con sông lớn đổ xuống châu thổ miền Đông Nam Á và những chi nhánh của các con sông đó. Do đã trình bày sơ lược ở phần Lịch sử vấn đề, dựa vào tư liệu cổ (được Sở Văn hóa tỉnh Sơn La cho phép sử dụng chừng mực) ở kho Địa chí, Thư viện tỉnh Sơn La, xuất phát từ điều kiện thực tế như thời gian, tâm sức và kinh phí của bản thân, cá nhân người viết cộng tác cùng hai trí thức dân tộc Thái: Lương Hải Nhì (Cử nhân Văn học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nguyên giáo viên Ngữ Văn. trường PTTH Tô Hiệu, nguyên giảng viên bộ môn chữ Thái cổ cho các cơ quan ban ngành tỉnh Sơn La) và Cầm Thị Pánh (Cử nhân Sử học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cán bộ giảng dạy chữ Thái của Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Sơn La) tiến hành dịch, biên soạn ba tác phẩm: Trạng Tư, Trạng nguyên, Ngú háu.

Mối tương tác giữa truyện thơ Nôm và truyện thơ Thái

Sự tiếp thu văn hóa văn học người Kinh xuất pháp từ lí do “Phật giáo đã trở thành quốc giáo ở Lào và Thái Lan, là tôn giáo chính thống với cộng đồng phía Tây khác, thì sự giao lưu văn hóa trong đó có văn học của Thái Việt Nam với các cộng đồng này mờ dần, văn học Thái đã hướng tới văn học Việt ngày càng mạnh thêm. Như vậy, quá trình vận động của truyện thơ Thái được hình dung như sau: Buổi đầu, truyện được sáng tác dựa trên những đề tài chung mang tính chất toàn thế giới, khi tiến xa hơn, người Thái mượn cốt truyện truyện thơ Nôm để sáng tác, cuối cùng chỉ mượn một vài mô típ trong văn học Kinh để phát triển thành tác phẩm mới hoàn toàn.

Giới thiệu nội dung một số truyện thơ Thái và truyện thơ Nôm liên quan đến đề tài

Đến nay, truyện có một số tên gọi khác nhau (giống Truyện Kiều của người Kinh) như Trường ca Ú Thêm (bản của Hà Văn Ban, Hoàng Văn Nhân), Ú Thêm (Tuyển tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số), U Thến, U Thền… Ở công trình này, chúng tôi chọn bản dịch Ú Thêm của hai dịch giả: Hà Văn Ban, Hoàng Văn Nhân làm đối tượng nghiên cứu. Qua khảo sát, người viết cho rằng nhóm truyện thơ người Thái và người Kinh đều gặp nhau ở nhiều điểm như phản ánh bức tranh gia đình - xã hội, ca ngợi vẻ đẹp con người, thể hiện quan niệm ở hiền gặp lành, ca ngợi tình yêu, lòng chung thủy của người phụ nữ… Sau đây, người viết xin trình bày cụ thể những nội dung nói trên.

Khát vọng chinh phục tự nhiên

Nỗi khiếp đảm trước hiểm họa thú dữ và lũ lụt (Mãng xà đe dọa nếu không cống công chúa sẽ dâng nước) cùng với quan niệm vạn vật đều có linh hồn đã khiến cho người Thái tưởng tượng rằng, đứng đằng sau tai ương là một thế lực siêu nhiên. Nếu như hổ dữ đại diện cho những mối đe dọa ở trên cạn thì sự kiện lấy con gái Long Vương và giết thuồng luồng dưới vực sâu cho thấy sức mạnh của con người trước việc chinh phục môi trường dưới nước và những mối đe dọa từ môi trường này.

Khát vọng bảo vệ gia đình - xã hội

Đất nước Chăm Pa là mường lớn thanh bình, vua biết “thương dân quý tạo”, đời sống dân chúng vui như mở hội, vó ngựa ờm ờm gừ nhịp lưng đốo, kho bạc vàng xếp chặt những chum đồng, voi ngựa từng đàn nhởn nhơ rợp bãi, suối hoa tạo vật vô tri cũng hát cười rạng rỡ… Thế mà khi quỷ cái Khăm Ca đến ở, đất thanh bình bỗng nổi chông gai, mưu kế sâu xa, “làm cho đất nước này điêu đứng”. Vừa tuyệt đối huyền bí, vừa trần ai, chi tiết này cho thấy tác giả truyện thơ Thái đã không thần thánh hóa thế lực siêu nhiên như văn học dân tộc Kinh đương thời, giải thiêng thần thánh và kéo gần khoảng cách giữa thế tục và thế giới tưởng tượng là bước tiến lớn trong văn học viết giai đoạn này.

Khát vọng có con người lí tưởng 1. Hình tượng con người lí tưởng

Trong Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm, nhà nghiên cứu Đặng Thanh Lê khẳng định: “cùng với hình tượng người nông dân trong văn học dân gian, hình tượng người phụ nữ trong truyện Nôm là một biểu hiện của yếu tố dân chủ, của tinh thần nhân đạo chủ nghĩa trong lịch sử tư tưởng, lịch sử văn hóa, lịch sử văn học dân tộc” [58, tr.85]. Ở Chương 3, chúng tôi tiến hành phác thảo một số phương diện nghệ thuật của truyện thơ Thái như kết cấu cốt truyện, nhân vật, cách diễn đạt… đồng thời chỉ ra mối tương tác giữa nhóm truyện thơ Thái và truyện thơ Nôm dân tộc Kinh có cùng đề tài.

Kết cấu truyện thơ Thái

Nếu như truyện thơ Ú Thêm có mô típ chủ đạo là dũng sĩ diệt yêu quái cứu người đẹp và phàm nam du tiên thì truyện thơ Thái Trạng nguyên lại xuất hiện mô típ sau: hàn sĩ xin ăn đỗ Trạng đi sứ, thử tài, kết duyên cùng người đẹp nhà giàu, kết duyên cùng công chúa, kết duyên cùng người đẹp thủy cung, lên ngôi vua. Truyện thơ Thái Ý Nọi - Náng Xưa cũng không theo lối tổ chức kết cấu gặp gỡ - tai biến - đoàn tụ, tuy rằng có xuất hiện những chi tiết này, mà bằng một hệ thống mô típ lắp ghép lại với nhau: dì ghẻ con chồng, người đẹp ngủ trong rừng, tái sinh, kết hôn… Truyện thơ Nôm Cái Tấm - Cái Cám cũng được tổ chức bằng những mô típ tương tự.

Sơ đồ kết cấu như sau:
Sơ đồ kết cấu như sau:

Nhân vật truyện thơ Thái

- Hiện tượng không tương đương nhau về số lượng nhân vật đối với loại truyện thơ Thái mượn cốt truyện Nôm Kinh là một minh chứng cho thấy, tác giả truyện thơ Thái khi kế thừa cốt truyện của truyện thơ Nôm đã thêm tình tiết, xây dựng thêm cốt truyện, làm cho cốt truyện phong phú hơn. Cũng như truyện thơ Nôm nói chung, nhân vật thường được miêu tả theo xu hướng ước lệ tượng trưng, cái độc đáo bị coi nhẹ, những hình thức cụ thể của nhân vật trong đời thực gần như bị bỏ qua, lấy khái quát hóa làm trọng, sử dụng thủ pháp so sánh ẩn dụ là chính.

Bảng 3.2: Số lượng nhân vật chính
Bảng 3.2: Số lượng nhân vật chính

Ngôn ngữ truyện thơ Thái

Những từ ngữ trên xuất hiện dày đặc trong truyện thơ Thái (các văn bản chữ Thái, còn người dịch sang tiếng Việt đa phần đã bỏ quên nó) cho thấy đây là dấu vết của hình thức diễn xướng tác phẩm trong văn hóa cổ truyền cộng đồng đã được chắt lọc chuyển tải vào hình thức văn bản. Các truyện thơ Nôm Thạch Sanh hoặc Tống Trân – Cúc Hoa của người Kinh thường không rơi vào tình trạng lời kể trong lời thoại như thế này, chẳng hạn như truyện Trạng nguyên, khi Túng Tân gặp lại Cúc Hoa, nghe vợ chàng kể lại cuộc đời mình dài 21 câu và gặp lại mẹ sau mười năm đi sứ dài 19 câu.

Bảng 3.5: Ngôn ngữ nhân vật trong truyện thơ Thái
Bảng 3.5: Ngôn ngữ nhân vật trong truyện thơ Thái

Các biện pháp nghệ thuật

Ý nghĩa của phép tạo kiểu dòng thơ sóng đôi là làm cho dễ nhớ, dễ thuộc, dễ lưu truyền đồng thời góp phần tạo nên độ mềm dẻo, linh hoạt, sinh động trong lối diễn đạt, có khả năng tạo hình, mô phỏng âm thanh, diễn đạt nhiều sắc thái khác nhau của tình cảm, gây ấn tượng nổi bật. Điều này xuất phát từ thực tế cuộc sống và trình độ tư duy của con người chưa cao, cùng với đó là khả năng khắc họa diễn biến tâm lý nhân vật còn hạn chế, chưa đạt đến độ chín muồi, chưa có sự gọt giũa góc cạnh như văn học dân tộc Kinh.

VÀ PHẦN 5

Sau đó, trạng đến từ biệt đức vua, Gặp công chúa vẫn đang cơn giận dữ Trách chàng nỡ chê nàng không chịu lấy Mới gặp nạn đi sứ nước Ngô. Đón công chúa Cao vương về làm vợ, Vào chung phòng thành người vợ thứ ba Đến tận nơi vua long vương thuỷ tổ.