MỤC LỤC
- Tận dụng kiều bào đang sinh sống ở Mỹ như là cầu nối để đưa sản phẩm dệt may đến với người tiêu dùng bản xứ : Đó là kinh nghiệm thành công của nhiều nước châu Aù như Trung quốc, Hàn quốc, Đài loan, Philippines… Thông qua hệ thống phân phối bán lẻ rộng rãi của kiều bào và thông qua những doanh nghiệp dệt may của kiều bào, các nước này đã giới thiệu, quảng bá sản phẩm và thâm nhập rất có hiệu quả vào thị trường Mỹ. Ngoài ra những khách hàng là kiều bào cũng rất được các doanh nghiệp dệt may những nước này chú ý vì đây không những là những người tiêu thụ mà còn là những người thay mặt cho họ giới thiệu sản phẩm đến với người dân bản xứ nhanh chóng và hiệu quả.
- Chú trọng phát triển nguồn nguyên liệu trong nước : Quy hoạch các vùng trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm .tập trung hiện đại hóa ngành dệt trong nước để cung cấp những loại vải đạt chất lượng cao cho ngành may. Đây là kinh nghiệm của nhiều nước nhưng nổi bật trong số đó là Trung Quốc và Aán Độ.
- Do tác động của xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, sự chuyển dịch cơ cấu của kinh tế Mỹ, ngành dệt may của Mỹ đang mất dần lợi thế so sánh và xu hướng chuyển dịch lĩnh vực sản xuất ra ngoài nước Mỹ – đặc biệt trong ngành dệt may – để tận dụng nhân công rẻ, hàng dệt may nhập khẩu ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng mức tiêu thụ trên thị trường Mỹ. Đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sang Mỹ không những giúp chúng ta tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thu nhiều ngoại tệ về cho đất nước mà qua đó thúc đẩy quá trình hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, tạo ra các điều kiện căn bản để ngành dệt may Việt Nam phát triển hơn rong thời gian tới.
Qua bảng 2.2 chúng ta thấy, hiện nay nước ta có tổng cộng 1034 doanh nghiệp dệt may, trong đó 449 doanh nghiệp là các công ty TNHH và cổ phần, 354 dự án liên doanh và 100% vốn nước ngoài hoạt động trong ngành dệt may, cộng thêm hàng vạn cơ sở dệt may quy mô nhỏ hoạt động trên khắp cả nước với tổng số lao động trực tiếp lên tới trên 2 triệu người. Đầu tư trong nước đối với ngành may : Để đáp ứng nhu cầu thị trường Mỹ, bằng nguồn vốn tự có và nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước, các doanh nghiệp may mặc trong nước đang chú trọng đầu tư hoàn chỉnh trên 90% tổng số máy, thiết bị ,dây chuyền sản xuất hiện đại, đưa công nghệ tự động hóa ứng dụng trong sản xuất nhiều loại sản phẩm mới chất lượng cao cấp bằng 100% cotton. Theo chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP, Mỹ sẽ miễn thuế hoàn toàn hay ưu đãi ở mức thuế thấp cho hàng dệt may có xuất xứ từ những nước đang phát triển với điều kiện hàng hóa đó được sản xuất tại quốc gia xuất xứ và giá trị nguyên liệu cộng với chi phí trực tiếp để sản xuất thành phẩm ít nhất từ 35% giá trị của sản phẩm đó khi nhập khẩu vào Mỹ.
Nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng trong 2 năm trở lại đây không mạnh như những năm trước đó là thị trường Mỹ đã được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khai thác hết các mặt hàng nóng có hạn ngạch, trong khi vẫn chưa mở rộng xuất khẩu sang những mặt hàng phi hạn ngạch, và khả năng tăng hạn ngạch xuất khẩu vẫn chưa được phía Mỹ chấp thuận. Đi đầu trong ngành dệt may là tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex), ngoài việc tăng cường liên kết giữa các thành viên, tổng công ty đã giao cho các thành viên của mình tiến hành liên doanh hoặc hợp tác với các tỉnh thành khác xây dựng các nhà máy tại địa phương để mở rộng quy mô sản xuất, tận dụng nguồn nguyờn liệu và nhõn cụng tại chỗừ như May Việt tiến triển khai hợp tác với các tỉnh Ninh thuận, Vĩnh long, Tiền giang, May Nhà bè hợp tác với Lâm đồng, An giang, Đồng tháp…Thực tế cho thấy, đây là chủ trương đúng đắn. Đối với ngành may, so với ngành dệt đã có sự đổi mới nhất định, các doanh nghiệp may mặc đã mạnh dạn đầu tư đổi mới thiết bị sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng như đầu tư máy may có tốc độ cao ( 4000 – 5000 vòng/phút), máy chuyên dùng, công nghệ CAD – CAM đã bắt đầu được thử nghiệm ở vài công ty lớn.
- Các doanh nghiệp vẫn hạn chế trong việc tìm kiếm lợi thế cạnh tranh như tạo ra các sản phẩm có tính thời trang, mẫu mã mới, tính tiện dụng … để tăng thêm giá trị gia tăng và mở rộng hơn nữa cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. Những điểm yếu của ngành vẫn chưa được khắc phục như tỷ lệ nội địa hóa thấp, đầu tư chưa đạt hiệu quả cao, chưa có chính sách đào tạo dài hạn phát triển nguồn nhân lực, khả năng thiết kế mẫu mã sản phẩm mới yếu kém. Trong tình hình hạn ngạch dệt may bị bãi bỏ, sự cạnh tranh tại thị trường Mỹ trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, chúng ta cần phải tìm ra các biện pháp hiệu quả để khắc phục những hạn chế và yếu kém nói trên để ngành dệt may Việt Nam luôn giữ được nhịp độ phát triển.
(Nguồn : Chiến lược phát triển ngành dệt may – Tổng công ty dệt may Việt Nam. Như vậy, với chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010, ngành dệt may Việt Nam đã đặt ra mục tiêu khá cao. (Nguồn : Chiến lược phát triển ngành dệt may – Tổng công ty dệt may Việt Nam.
Qua sơ đồ 3.1 có thể thấy rằng, nửa trên của sơ đồ là những yếu tố tác động thuộc môi trường bên ngoài, đây là môi trường tạo ra các cơ hội hay nguy cơ cho ngành. Nhìn vào phía bên phải của sơ đồ cho thấy những giải pháp nào lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc những giải pháp nào được đưa ra có tác động mạnh, có ý nghĩa tiên quyết là những giải pháp nếu được thực hiện chúng ta sẽ khai thác một cách có hiệu quả các cơ hội, điểm mạnh đồng thời khắc phục tốt nhất các nguy cơ, điểm yếu. Chi phí lao động là một trong các lợi thế lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam đã chú trọng nhiều đến việc xây dựng thương hiệu.
Về phương tiện kỹ thuật : Đầu tư đưa vào sử dụng những thiết bị chuyên dụng hiện đại trong thiết kế, cắt may như hệ thống CAD– CAM ( Computer Added Design-Computer Added Manufacturing ) để thực hiện vẽ phác thảo, mô tả chất liệu vải, tạo bản vẽ kỹ thuật , thiết kế thẳng lên người thật … các thiết bị hiện đại này sẽ giúp ngành dệt may khắc phục được điểm yếu lâu nay về thiết kế, tạo mẫu. Về nguồn nhân lực : các doanh nghiệp cần sớm chấm dứt tư duy kinh doanh thụ động, cần hợp tác với các Viện mẫu thời trang trong việc thiết kế mẫu mã sản phẩm mới, hợp tác kinh doanh với các nhà tạo mẫu nổi tiếng trong và ngoài nước, có chính sách hợp tác liên kết với các trường đại học để đào tạo nâng cao tay nghề cho cán bộ, công nhân viên công ty về thiết kế tạo mẫu. - Hiệp hội dệt may Việt nam (Vitas) phối hợp với Cục xúc tiến thương mại triển khai các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia trong năm 2004 như tiến hành xây dựng cơ sở dữ liệu cho toàn ngành dệt may Việt Nam, mở nhiều hội chợ có qui mô lớn về xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam, tham gia hội chợ hàng dệt may tại Las Vegas, xây dựng cổng giao dịch điện tử của hàng dệt may xuất khẩu giai đoạn 2.
- Ngành nên có những chương trình kết hợp với các trường đại học như Bách khoa, trường Sư phạm kỹ thuật, các trường công nhân kỹ thuật khác mở các lớp bồi dưỡng về quản lý sản xuất, về quản lý chất lượng sản phẩm… cho công nhân, các cán bộ trung và cao cấp. - Ngành dệt may cần thành lập Trung tâm đào tạo chuyên ngành dệt may chú trọng đào tạo chuyên sâu các chức danh như chuyên viên cao cấp về thiết kế thời trang, cán bộ mặt hàng, tiếp thị hàng hóa, tổ trưởng – chuyền trưởng, quản lý chất lượng hàng hóa, tiếp thị…. Luận văn đi sâu vào đánh giá những mặt mạnh và mặt còn yếu kém của ngành dệt may, thời cơ cũng như thách thức đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam đồng thời đưa ra những bài học kinh nghiệm thành công của một số quốc gia đi trước trong việc thâm nhập thị trường Mỹ.