Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả kinh tế một số mô hình nông lâm kết hợp nhằm phát triển bền vững huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế

MỤC LỤC

Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp

Hệ số sử dụng đất = Tổng diện tích gieo trồng/ Tổng diện tích đất canh tác Diện tích gieo trồng là tổng diện tích đất trồng cây hàng năm của một đơn vị sản xuất (hộ gia đình, doanh nghiệp…), của địa phương (thôn, xã, huyện, tỉnh) hay cả nước. + Hao phí sức lao động, vốn, tư liệu sản xuất cho đơn vị diện tích: là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư vốn vào việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật như hệ thống giao thông, thuỷ lợi và các công trình phục vụ sản xuất, cải tạo, san lấp mặt bằng và bảo vệ đất nhằm tăng khả năng sản xuất của đất đai. + Giá trị sản xuất (GO): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

+ Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra để mua (thuê) các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất. + Giá trị gia tăng (VA): là hiệu số giữa giá trị sản xuất và chi phí trung gian (IC), là giá trị sản phẩm xã hội được tạo ra thêm trong thời kỳ sản xuất đó. Nếu các chỉ tiêu biến động theo chiều hướng khai thác tốt sẽ phản ánh sự kết hợp giữa khai thác với bảo vệ, bồi dưỡng và cải tạo đất.

+ VA/IC: cho biết với một đồng chi phí trung gian (vật chất hay dịch vụ) mà chủ thể bỏ ra để sản xuất thì thu được bao nhiêu đồng giá trị tăng thêm. - Diện tích đất lâm nghiệp bình quân/hộ = Tổng diện tích đất lâm nghiệp/Tổng số hộ: phản ánh số diện tích đất lâm nghiệp bình quân trên 1 hộ.

Cơ sở thực tiễn

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của Việt Nam

Do điều kiện địa hình phức tạp, đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ và phân bố khắp đất nước, với hiện trạng manh mún, đất đai kém màu mỡ và mức độ bị thoái hoá ngày càng cao nếu con người không biết khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên này thì diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị giảm sút nghiêm trọng. Diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp dần, do tác động của quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Với thực trạng như hiện nay thì việc bảo vệ hiện trạng diện tích đất, và đánh giá lại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp đặc biệt là đất canh tác là vấn đề cấp thiết, nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp cho vấn đề quản lý, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp.

Tình hình sử dụng đất nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế

    Vị trí địa lý của vùng, với những hạn chế về địa hình, khí hậu thời tiết, đặc biệt là về giao thông đã tạo nên những thách thức cho huyện trong việc phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội và đảm bảo trật tự an ninh quốc phòng. Chính vì vậy, để đưa Nam Đông phát triển thành một đô thị sầm uất của vùng núi, cần nhanh chóng hình thành các điểm dân cư, dịch vụ trên tỉnh lộ 14B, tạo ra kết cấu hạ tầng tốt, mở rộng lưu thông, định canh định cư cho đồng bào dân tộc, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng tại địa phương. Sông suối ở Nam Đông khá dày đặc, trong đó phần lớn do chi nhánh hệ thống sông Tả Trạch chảy qua nhiều vùng khác nhau: sông Khe Tre, sông Truồi và phân bổ qua các xã Hương Phú, Thượng Quảng, Thượng Lộ,..Đây chính là nguồn nước chính để cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và là nơi lấy nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

    Nhưng do lưu vực sông hẹp, độ dốc khá cao của dòng sông, suối ngắn lại thêm trữ lượng phân phối không đều nên thường xảy ra hạn hán nặng vào cuối xuân và đầu hè, gây ảnh hưởng lớn cho cây trồng và quá trình sinh trưởng phát triển của chúng. Nguồn nước mặt ở huyện Nam Đông khá dồi dào, toàn bộ lãnh thổ của huyện thuộc lưu vực sông Hương, cụ thể là lưu vực sông nhánh Tả Trạch với diện tích lưu vực là 186 km2 (Địa chí Thừa Thiên Huế - phần Tự nhiên). Sông Tả Trạch là con sông lớn nhất vùng, có chiều dài trong địa phận của huyện là 32 km, ngoài ra còn có rất nhiều khe suối nhỏ như: Aso, Hai Nhứt..Các sông suối phân bố khắp vùng, nên nguồn nước mặt ở đây rất phong phú.

    Bên cạnh đó, do cấu tạo địa hình và sự bào mòn của nước đã tạo nên nhiều thác nước, hang động khá đẹp như Thác Mơ, Thác Trượt… nhờ đó mà Nam Đông có lợi thế trong việc phát triển ngành du lịch dịch vụ. Trong tương lai có thể tập trung đầu tư khai hoang, mở rộng diện tích để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần xoá đói, giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho nhân dân.

    Bảng 2: Diện tích các loại đất theo nguồn gốc hình thành
    Bảng 2: Diện tích các loại đất theo nguồn gốc hình thành

    Điều kiện kinh tế - xã hội

      - Là huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh, vấn đề giao lưu đi lại hết sức khó khăn. - Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, hạn hán vào mùa hè, mưa lớn, lũ lụt vào mùa mưa gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân. - Địa hình dốc, các sông, suối đều ngắn và cạn nên về mùa mưa lượng nước chảy xiết gây nên hiện tượng xói mòn mạnh.

      - Đất trống đồi núi trọc có diện tích lớn, nếu không có biện pháp che phủ, cải tạo bằng các loại cây lâm, nông nghiệp sẽ còn tiếp tục gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái trong tương lai. Tóm lại: Nam Đông có đầy đủ những lợi thế và thách thức cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tế - xã hội chung. Để thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp phát triển cần có những giải pháp thích hợp để khắc phục những tồn tại và hạn chế phát huy tốt tiềm năng của địa phương.