Các Loài Chim Động Vật Đặc Hữu Cần Bảo Tồn Ở Việt Nam

MỤC LỤC

Khướu Ngọc Linh

Môi trường sinh sống tự nhiên của nó là các khu vực miền núi nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ướt. Nó là loài đặc hữu của khu vực cao nguyên Kon Tum của Việt Nam (núi Ngọc Linh, núi Ngọc Boc và khu vực cận kề).

Khướu Kon Ka Kinh

Môi trường sống tự nhiên của loài này là miền núi cao nhiệt đới hay cận nhiệt đới ẩm ướt, chủ yếu ở tầng thấp của rừng thường xanh trên núi tại độ cao khoảng 1600 – 1700m. Trong giới birder trên thế giới, có rất ít người thấy loài này trong môi trường tự nhiên và nhóm đi vừa rồi là nhóm thứ 4 nhìn thấy, khiến Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho giới birder trên thế giới.

Khướu đuôi cụt

Nghiêm cấm săn bắn loài chim qu này, cần có những hình phạt nghiêm khắc đối với những ai cố tình vi phạm luật quy định, xây dựng khu bảo tồn để bảo vệ loài này.

Họa mi langbiang

Do nguồn dữ liệu về loài chim này quá ít ỏi (chỉ mới được mô tả hai lần vào năm 1939 và 1994), vùng phân bố lại hạn hẹp nên Sách đỏ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) đã xếp nó vào danh sách loài nguy cấp (E), có nguy cơ tuyệt chủng cao trong tự nhiên. Việc phát hiện ra nơi cư trú mới của loài đã góp phần thắp lên hy vọng cho các nỗ lực bảo tồn, đồng thời khẳng định giá trị, nghĩa của các tour du lịch sinh đối với việc bảo tồn nguồn gene động, thực vật vô giá của nhân loại.

Sẻ thông họng vàng

Phần lớn các khu vực rừng thông và rừng thường xanh ở núi Langbian đang bị chặt phá một cánh nghiêm trọng để lấy than củi. Việt Nam: Chim được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1926 với vùng phân bố rất hạn chế, tập trung tại những khu rừng thông tự nhiên trên cao nguyên Đà Lạt (Lâm Đồng) và vườn quốc gia Chư Yang Sin (Đắc Lắc). Chỉ mới gặp trên các cao nguyên nam Trung bộ Việt Nam Langbian - Đà Lạt, một số nơi khác thuộc huyện Lạc Dương và Di Linh tỉnh Lâm Đồng, nơi có độ cao khoảng 1200m trở lên.

Cùng cảnh ngộ với không ít các loài chim sinh sống trong khu vực, Sẻ thông họng vàng cũng đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng do bị mất môi trường sống, mà nguyên nhân cơ bản là do những tác động tiêu cực của con người. Vì thế, nếu các khu rừng thông tiếp tục không được chú trọng bảo vệ thì nguy cơ tuyệt chủng loài này chỉ còn là vấn đề thời gian. Vấn đề qui hoạch bảo vệ các khu rừng thông ở Lâm Đồng hiện nay là công việc cấp thiết không chỉ để bảo vệ các loài thông đặc sản hiếm ở nước ta mà còn có tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ các loài chim qu sống ở đó.

Khướu cánh đỏ

Phần còn lại của bộ lông nâu vàng lục có vằn nâu thẫm chuyển thành xám lục nhạt ở lưng dưới, hông, bụng trên và dưới đuôi. Sống định cư và làm tổ ở rừng cây bụi trên độ cao từ khoảng 2100m ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Nơi ở tự nhiên bị thu hẹp và bị tác động do tập quán du canh du cư phát rừng làm rẫy của đồng bào dân tộc vùng cao phía Bắc Việt Nam (người Hơmông, Mán).

Cần qui hoạch quản l và bảo vệ vùng rừng núi cao Hoàng Liên Sơn (từ khoảng 1400m trở lên). Sớm ổn định cuộc sống định canh định cư của đồng bào càc dân tộc trong vùng.

Các loài voọc đặc hữu ở Việt Nam 1. Voọc quần đùi trắng

Voọc đen đầu vàng Cát Bà

Voọc Cát Bà là loài linh trưởng rất qu hiếm chỉ có trong các cánh rừng nhiệt đới ẩm ướt của đảo Cát Bà, Hải Phòng với diện tích sinh sống nhỏ hơn 100 km². Hiện nay, số lượng loài này trong tự nhiên chỉ còn từ 50 đến 60 cá thể (nguồn IUCN) và chúng đang phải đối mặt với việc mất môi trường sinh sống từ các mối đe doạ lớn nhất là: nạn săn bắt trộm, việc phá rừng làm đất trồng trọt và sự phát triển du lịch ồ ạt tại đảo Cát Bà. Trong danh mục các loài động vật qu hiếm nhất thế giới năm 2010 được Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WCS) công bố, voọc Cát Bà của Việt Nam là 1 trong 10 loài động vật nằm trong tình trạng nguy cấp nhất thế giới.

Danh mục trên nằm trong ấn bản hàng năm có tên “Tình trạng của các loài động vật hoang dã (State of the Wild)” do Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới xuất bản. Theo ấn bản này, trên toàn thế giới chỉ có khoảng 60 con voọc đầu vàng tồn tại trong tự nhiên, tập trung tại đảo Cát Bà, Hải Phòng, Việt Nam. Loài này có tên trong danh sách 25 loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới và có lẽ là dạng linh trưởng hiếm nhất ở châu Á.

Chà vá chân xám

Vùng hoạt động kiếm ăn cả ở rừng thứ sinh, rừng thưa, rừng hỗn giao trong thung lũng trên núi thấp, nương rẫy. Chúng sống thành đàn, bao gồm nhiều cá thể đực và cái, mỗi đàn có khoảng 4 – 5 con. Chà vá chân xám sinh sống ở khu vực trung Trường Sơn của Việt Nam trên địa bàn năm tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum và Gia Lai.

Chà vá chân xám là phân loài linh trưởng qu hiếm, chúng cần được xếp vào sách đỏ Việt Nam. Trong nhiều năm gần đây do săn bắt quá mức, nhiều nơi đã trở nên khan hiếm. Động vật linh trưởng đặc hữu của Việt Nam, tổng số lượng quần thể ước tính khoảng 600-700 con, là một trong 25 loài linh trưởng bị đe dọa nhất hiện nay.

Voọc mũi hếch

Khu vực chính mà Voọc mũi hếch sinh sống là Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hang và Chạm Chu tỉnh Tuyên Quang.Nơi sống của voọc mũi hếch có phần đa dạng hơn các loài voọc khác. Thường ở những vùng cây cao trên núi đất và thung lũng hơn rừng cây núi đá, vùng sườn đồi dưới chân núi có rừng hỗn giao cây gỗ và tre nứa. Chỗ ở và nơi ăn của voọc mũi hếch khác với các loài khỉ khác nên không có sự cạnh tranh về thức ăn.

Vào khoảng năm 60, 70 voọc mũi hếch tập trung số lượng nhiều ở Tuyên Quang, Bắc Thái. Do săn bắn quá mức, phá rừng lấy gỗ, làm nương rẫy làm mất nơi sinh sống của voọc đã dẫn đến tình trạng có thể loài này bị tuyệt chủng. Sớm khởi thảo dự án bảo vệ và nuôi nhân giống voọc mũi hếch với sự giúp đỡ của WWF và LUCN Giáo dục nhân dân về nghĩa khoa học của loài này để tích cực tham gia bảo vệ.

Một số loài động vật đặc hữu khác ở Việt Nam 1. Cóc mày sần

Ếch ma cà rồng bay

Nũng nọc của loài ếch này thụng thường cú phần mừm nhụ ra giống như một cỏi mỏ, đổng thời từ phần dưới mừm này nhụ ra cặp múc đen rất cứng trụng như hai chiếc răng nanh trong hình tượng của quỷ hút máu Ma cà rồng trong truyền thuyết phương Tây, vì vậy mà chúng được đặt tên là ếch cây ma cà rồng như hiện nay. Nếu nhìn từ phía bụng có thể nhìn thấy đầu mũi có chấm sang màu. Lưng từ màu vàng nâu nhạt đến đỏ gạch; họng, ngực và bụng màu trắng.

Sườn và đùi màu đen, màng bơi giữa các ngón tay và ngón chân màu từ xám đến đen, màng ngón tay tiêu giảm dần. Hiện loài ếch này vừa chỉ mới được phát hiện tại Việt Nam và được coi là một loài đặc hữu của khu vực cao nguyên Lâm Viên( Việt Nam) ở độ cao trên 1400-2000 m.

Nhông cát trinh sản

Loài nhông mới có kích cỡ tương đối nhỏ, chiều dài đầu mình khoảng 11,5cm, có chín hàng vảy có gờ nở rộng ngang cánh tay và 37 – 40 giáp bám phụ bên dưới ngón chân thứ tư. Màu sắc cơ thể trông rất đẹp: trên lưng có những đốm nâu trắng nhạt hình mắt lưới rải đều từ sau gáy và nhỏ nhạt dần ở cuống đuôi. Màu sắc này giúp cho nhông cát hòa lẫn tốt với màu của nền rừng vào mùa khô, vốn rất nhiều những bụi cỏ khô lá và cành có màu vàng nhạt.

Đây là một trong những loài thích nghi tuyệt vời với kiểu rừng khô ưu thế cây họ dầu trên nền đất cát ven biển, hay kiểu rừng tràm trên vùng đất nhiễm phèn của khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Điển hình là nơi sinh sống của loài nhông cát mới này là khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu, nằm giữa vùng đồng đất cây bụi và các cồn cát ven biển. Căn cứ vào đó Grismer cho rằng hai loài thích ứng từ hai hệ sinh thái "sẽ chung đụng và sinh sản để tạo ra một dạng lai ghép.".