Đánh giá hiện trạng và đa dạng sinh học tại dải núi đá vôi phía tây nam tỉnh Hòa Bình

MỤC LỤC

Điều kiện tự nhiên và KTXH của khu vực nghiên cứu 1. Đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu

Dân số (người). - Công tác định canh định cư. Phần lớn dân cư trong vùng hiện nay đã ổn định cuộc sống, định canh, định cư. Tuy nhiên, do những lý do khách quan vẫn còn một số hộ phải di chuyển tự do vào Nam để làm ăn hoặc chuyển ra gần đường để giao lưu, buôn bán. Đồng bào trong khu vực có tập quán canh tác lúa nước. Ruộng lúa có độ màu mỡ cao, có hệ thống thuỷ lợi dẫn nước từ các khe suối. Ngoài lúa tẻ, lúa nếp, còn có hoa màu và cây củ các loại. Văn hóa xã hội. Các xã trong khu vực nghiên cứu đều có trạm y tế đặt ở trung tâm, riêng Ngọc Sơn có phòng khám bệnh đa khoa cụm xã vùng cao. Ngoài ra, có các cơ sở y tế lưu động ở một số thôn trong khu vực nghiên cứu. Các cơ sở y tế này thường là của gia đình cán bộ trạm y tế xã ở trong thôn đó. Các bệnh thường gặp trong vùng là sốt rét, viêm gan, các bệnh về đường hô hấp và đường ruột. Trong đó, dễ mắc và có tỉ lệ tử vong cao nhất là bệnh sốt rét. Bệnh này tập trung cao vào các tháng chuyển mùa hàng năm. Mặc dù tỉ lệ trẻ em tới trường cao song hiện tượng bỏ học cũng khá phổ biến tập trung chủ yếu vào giai đoạn chuyển cấp. Nguyên nhân bỏ học là do không đủ điều kiện kinh tế cho con em tiếp tục tới trường và thiếu sự thúc dục của bố mẹ [40], [56]. Cơ sở hạ tầng. - Giao thông: Giao thông trong vùng đã và đang được nâng cấp. - Thủy lợi: Các xã trong vùng đều có hệ thống thủy lợi phục vụ cho hoạt động sản xuất. Các kênh mương chưa được kiên cố hoá, một số công trình thủy nông khác trên địa bàn do địa phương quản lý. - Nước sạch: Nước sạch chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng địa phương. Nguồn nước sử dụng phổ biến cho sinh hoạt là nước tự chảy và sông suối. Đặc biệt, không hộ nào trong khu vực nghiên cứu đào giếng. - Điện: Các xã trong vùng đã có hệ thống lưới điện Quốc gia, nhưng chỉ có một số ít các hộ được sử dụng do thiếu đường dây kéo từ trung tâm xã đến các thôn bản. - Thông tin liên lạc: Phần lớn UBND các xã đã có điện thoại, thậm chí khu vực trung tâm các xã đã có sóng Viettel, Vina, Mobile thuận lợi để trao đổi thông tin với cấp huyện, tỉnh. Thực trạng sản xuất kinh tế ở khu vực nghiên cứu. Các xã trong khu vực có nền kinh tế kém phát triển, tất cả đều thuộc các xã đặc biệt khó khăn. Phương thức canh tác: Đối với lúa nước và một số loại hoa màu trong khu vực nghiên cứu như ngô, đậu, lạc người dân địa phương canh tác hai vụ chủ yếu là vụ đông xuân và vụ hè thu. Hiện tại, canh tác lúa nương chỉ còn ở một số xã như Tự Do, Bắc Sơn, Pù Bin và Noong Luông. Hầu hết các nương rẫy cũ hiện nay đều được sử dụng để trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng. Chỉ còn một số ít vẫn được người dân sử dụng để trồng cây lương thực như ngô và sắn. Chăn nuôi: Chăn nuôi trên địa bàn chưa phát triển do những hạn chế như địa hình dốc, không có khu vực chăn thả, thiếu đồng cỏ, thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật. Tình hình đói nghèo của khu vực nghiên cứu. Tình hình đói nghèo tại khu vực nghiên cứu đang là vấn đề trở ngại lớn nhất cho các nhà chức trách của tỉnh Hoà Bình. Điều kiện KTXH của khu vực nghiên cứu). Nghiên cứu thực trạng quản lý và bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu Trong khuôn khổ và giới hạn của luận án, chúng tôi tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: Hệ thống tổ chức quản lý, nguồn lực và cơ sở hạ tầng; Công tác đào tạo, phát triển du lịch sinh thái và giáo dục nhận thức; ảnh hưởng của các chương trình, chính sách quản lý, bảo tồn ĐDSH tại khu vực nghiên cứu; mối quan hệ giữa chủ rừng và các bên liên quan trong công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH; phân tích ma trận SWOT.

Hình 1.3. Biểu đồ nhiệt ẩm khu vực nghiên cứu
Hình 1.3. Biểu đồ nhiệt ẩm khu vực nghiên cứu

Nguyên nhân suy giảm ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình Khi phỏng vấn 45 người dân đang sống trong khu vực, có 37 người nói

- Săn bắt động vật hoang dã: Tình trạng săn bắt động vật rừng hiện tại vẫn đang diễn ra trong khu vực, nhất là vùng giáp ranh với các xã Vạn Mai thuộc huyện Mai Châu, 2 xã phía Đông là Tân Mỹ và Tự Do (phụ lục 06- Một số điểm khai thác động vật rừng). - Chăn thả gia súc: Tất cả các thôn bản của các xã trong khu vực chưa quy hoạch được khu chăn thả nên tình trạng trâu bò, dê được thả tự do vào rừng làm cho cây không thể phát triển vì một phần lá và ngọn cây bị gia súc ăn, một phần những cây con bị gia súc và người dân dẫm nát và cọ xát làm cây không phát triển. Đầu năm 2009, khu vực đã xảy ra cháy rừng tại địa bàn xã Ngọc Sơn với diện tích 4000m2, Ngổ Luông 800m2 là rừng lau lách, do đã có phương án nên việc thực hiện 4 tại chỗ rất kịp thời phối hợp với lực lượng dân quân cơ động của xã, xóm nhanh chóng khống chế đám cháy, do vậy mức độ thiệt hại không lớn.

Bảng 3.21. Các loài cây gỗ người dân thường khai thác ở khu vực nghiên cứu
Bảng 3.21. Các loài cây gỗ người dân thường khai thác ở khu vực nghiên cứu

Thực trạng quản lý bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình

Tổng hợp thực thi pháp luật ở khu vực nghiên cứu. Nguồn: Chi cục Kiểm lâm Hòa Bình. Như vậy, cùng với khai thác gỗ trái phép và xâm lấn đất nông nghiệp thì hiện tại săn bắn là mối đe dọa lớn nhất tới khu hệ động vật hoang dã và đa dạng sinh học trong khu vực. Đây là các nguyên nhân cần giải quyết trước mắt nhằm ngăn chặn các hành vi làm suy thoái đa dạng sinh học. Thực trạng quản lý bảo tồn ĐDSH tại dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa. Tân Mỹ) thuộc Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông và 3 xã (Pù Bin, Noong Luông, Vạn Mai) thuộc huyện Mai Châu nằm ở phía Tây Khu BTTN Ngọc Sơn – Ngổ Luông. Bên cạnh đó, ban quản lý Khu BTTN Ngọc Sơn- Ngổ Luông hiện được quản lý trực tiếp bởi Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hòa Bình, nhân sự của BQL KBT phụ thuộc vào Chi cục, hàng năm Chi cục thường có những đợt luân chuyển cán bộ công chức trong lực lượng, do vậy nhiều cán bộ của KBT có kinh nghiệm công tác, được đào tạo và có chuyên môn trong lĩnh vực bảo tồn được Chi cục điều sang các Hạt kiểm lâm, thay vào đó là các cán bộ mới, hầu hết mới ra trường, kinh nghiệm công tác chưa có, các kiến thức về bảo tồn còn hạn chế, cần phải có thời gian đào tạo đội ngũ này, do đó trong thực hiện nhiệm vụ còn nhiều bất cập. Từ một huyện miền núi nghèo, thiếu lương thực, sản xuất nông nghiệp lạc hậu, đến nay, dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình đã tạo được bước đột phá trong việc áp dụng các tiến bộ KH – KT vào sản xuất, đa dạng hoá các loại cây trồng, nâng cao năng suất sản lượng nông nghiệp, giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích cao, hiệu quả sản xuất tăng cao, sản xuất hàng hoá, chế biến nông, lâm sản; công tác bảo vệ và phát triển rừng được người dân thực hiện tốt, giữ được diện tích rừng đặc dụng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc bằng việc trồng rừng và nâng cao độ che phủ rừng [76].

Bảng 3.25. Tổng hợp nguồn lực cán bộ công nhân viên trong khu vực
Bảng 3.25. Tổng hợp nguồn lực cán bộ công nhân viên trong khu vực

Đề xuất giải pháp bảo tồn ĐDSH cho dải núi đá vôi phía Tây Nam tỉnh Hòa Bình

Theo quyết định số: 57/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020” của Thủ tướng Chính Phủ ngày 09/01/2012 có quy định rằng nên lồng ghép kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn ĐDSH với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình, dự án khác trên cùng địa bàn để nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng và phát triển sinh kế cho người dân địa phương [23]. Cũng theo quyết định số: 57/QĐ-TTg về việc Phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020 của Thủ tướng Chính Phủ ngày 09/01/2012 có quy định rằng “Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, công ty lâm nghiệp nhà nước triển khai thực hiện cơ chế đồng quản lý với cộng đồng dân cư địa phương trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và cùng hưởng lợi ích từ rừng trên cơ sở đóng góp của các bên”. Bên cạnh đó diện tích rừng ở khu vực Thung Lá Bán, Cối Gạo thuộc xã Tự Do, xóm Bo thuộc xã Ngổ Luông và rừng ở khu vực giáp ranh giữa 2 xã Ngọc Sơn và Ngổ Luông có rât nhiều loài cây quý hiếm có giá trị bảo tồn cao như Nghiến (Excentrodendron tonkinense), Trai (Garcinia fagraeoides A.chev), Chò chỉ (Parashorea chinensis H.Wang) và nhiều loài thực vật có giá trị về dược liệu rất quý như Bát giác liên (Podophyllum tonkinense), Bảy lá một hoa (Paris chinensis), Đẳng sâm (Codonopsis javanica), Hoàng tinh hoa trắng (Disporopsis longifolia), Tắc kè đá (Drynaria bonii), Bình vôi núi đá (Stephania sinica), Kim tuyến đá vôi.