MỤC LỤC
Chương trình 134 được thực hiện trên phạm vi cả nước với nguyên tắc: Nhà nước hỗ trợ trực tiếp đến hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, đảm bảo công khai, công bằng đến từng buôn, làng; phù hợp với phong tục, tập quán của mỗi dân tộc, vùng, miền; bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống của từng dân tộc đồng thời phù hợp với điều kiện thực tiễn, gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Những căn nhà tạm bợ, dột nát đã được thay thế bằng những căn nhà mới khang trang hơn, đàng hoàng hơn, tạo điều kiện cho người dân được hưởng cuộc sống ấm no hơn, sung túc hơn.
Những địa phương có ít nguồn đất dự trữ, không đủ để cấp có thể hỗ trợ bằng cách giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho các hộ đồng bào. Cách làm này bên cạnh việc giải quyết được đất sản xuất, đảm bảo được đời sống cho người dân còn duy trì được các tập quán canh tác, thói quen sống với rừng của người dân.
Có những hộ gia đình thuộc đối tượng 134 chỉ được hỗ trợ 5 triệu đồng (do chỉ có phần hỗ trợ từ ngân sách trung ương) là quá ít trong việc giúp người dân từ chưa có nhà thành có nhà. Một số địa phương chưa tuân thủ quy định bố trí 20% nguồn vốn đối ứng đồng thời chưa làm tốt việc lồng ghép các các chương trình trên địa bàn, lồng ghép các nguồn vốn và huy động nguồn lực của cộng đồng và xã hội. Phân bổ nguồn lực. a) Ưu điểm: Cấp vốn trọn gói cho các tỉnh làm tăng tính chủ động của các địa phương. Trong cơ chế hoạt động của Chương trình 134, vốn ngân sách trung ương được cấp cho các địa phương trọn gói theo từng quý. Đối với tỉnh, trên có sở vốn được cấp sẽ có phương án phân bổ chi tiết cho từng huyện và từ huyện lại phân bổ về xã. Cách làm này có ưu điểm giúp đơn giản hóa hoạt động phân bổ ở cấp Trung ương đồng thời tạo điều kiện cho cấp tỉnh, huyện chủ động lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn và tập trung vốn vào những mục tiêu quan trọng đối với mỗi địa phương. Quy trình cấp phát. thanh toán được thực hiện như sau:Căn cứ dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao cho từng tỉnh hàng quý Bộ Tài chính thực hiện bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương theo tiến độ thực hiện. Đối với tỉnh, trên cơ sở dự toán đã được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho các huyện, Sở Tài chính làm thủ tục bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện. Phòng Tài chính huyện phối hợp với kho bạc nhà nước thực hiện quản lý và cấp phát theo các mục tiêu cho các đối tượng được thụ hưởng. Vốn hỗ trợ được đưa trực tiếp đến người dân cho phép người dân có toàn quyền sử dụng theo mục tiêu hỗ trợ. Các hộ đồng bào được hỗ trợ xây dựng nhà ở, xây dựng công trình nước sinh hoạt bằng tiền hay vật chất đều có quyền sử dụng và tự làm các công trình cho mình. Điều này làm tăng hiệu quả sử dụng vốn vì người dân chính là người xây dựng ra các công trình cho minh sử dụng. Đồng thời cũng cho phép các hộ xây dựng theo đúng nhu cầu và phù hợp với điều kiện của mình. Một số tỉnh thủ tục tài chính, cấp vốn còn chậm chễ, không tuân theo chỉ đạo của Trung ương dẫn đến không đảm bảo tiến độ chương trình. Việc cấp vốn chậm cho các huyện, xã, không làm đúng hướng dẫn đã tác động tới khả năng hoàn thành đúng tiến độ của chương trình. Điều này do 2 nguyên nhân chính là thủ tục hành chính, tài chính còn rườm rà và không bố trí hoặc bố trí rất ít kinh phí quản lý nên công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó còn có địa phương sử dụng vốn của chương trình để thực hiện mục tiêu khác. Cùng với việc chậm chễ trong cấp vốn, việc tổng hơp báo cáo quyết toán và công tác báo cáo tình hình thực hiện hàng quý cho cơ quan trung ương vẫn còn chậm và hầu hết các địa phương chưa thực hiện báo cáo theo đúng quy định. Do đó gây khó khăn cho việc quản lý và điều chỉnh khi giải quyết các vấn đề khúc mắc trong quá trình thực hiện. Phân bổ vốn giữa các mục tiêu không hợp lý. Việc phân bổ vốn giữa các mục tiêu không hợp lý sẽ dẫn đến mất cân đối cũng như giảm hiệu quả chương trình. Trong khi ngân sách trung ương hỗ trợ nhà ở cho mỗi hộ đồng bào chỉ là 5 triệu đồng thì hỗ trợ cho công trình nước tập trung trung bình lên đến 134 triệu. Sẽ tốt hơn khi lượng vốn tài trợ cho công trình nước tập trung được chuyển bớt sang hỗ trợ nhà ở hay các mục tiêu khác. a)Ưu điểm: Nhà ở được xây dựng tương đối chắc chắn và phù hợp với thực tế địa phương cũng như điều kiện các hộ gia đình. Ở các địa phương, nhà ở luôn là mục tiêu hàng đầu được chính quyền cũng như nhân dân quan tâm nhất bởi lẽ nó đảm bảo chỗ ăn, ở cho hộ gia đình. Vì lẽ đó nhiều gia đình đã xây dựng được những căn nhà tương đối khang trang, chắc chắn. Như một số địa phương ở phía Đông Bắc đa số các căn nhà hỗ trợ được xây bằng gạch, lợp mái chắc chắn và có diện tích từ 45 – 55m2. Về hình thức hỗ trợ, đa số các địa phương hỗ trợ bằng tiền để các hộ tự xây dựng. Nhiều địa phương hướng dẫn, giúp đỡ các gia đình trong việc chọn mẫu thiết kế, công bố giá cả vật liệu xây dựng, giúp hợp đồng thuê thợ, đồng thời vận động dòng hộ giúp đỡ về nhân công nên giá thành xây dựng thấp, bảo đảm chất lượng, hạn chế thất thoát lãng phí. Một số địa phương đã quan tâm chỉ đạo trong việc hướng dẫn về kiến trúc, mẫu mã, quy mô căn nhà cho phù hợp với phong tục tập quán, điều kiện khí hậu của từng vùng cũng như khả năng kinh tế của hộ gia đình. b)Nhược điểm: Một số địa phương thực hiện sai chính sách. Tuy nhiên, trong qua trình thực hiện một số tỉnh đã không có khoản hỗ trợ từ ngân sách địa phương mà còn cắt giảm số tiền hỗ trợ từ ngân sách trung ương ( như tỉnh Lai Châu chỉ cấp cho hộ nghèo từ 2 – 3 triệu đồng/hộ đề hỗ trợ tấm lợp). Bên cạnh đó, tại một vài nơi khác, người dân đã không. được hỗ trợ theo nguyện vọng của mình như người dân muốn được hỗ trợ bằng tiền nhưng thay vào đó không được nhận tiền mà phải nhận tấm lợp, tôn hoặc gỗ. a) Ưu điểm: Việc các địa phương chủ động tự giải quyết vấn đề nhà ở làm giảm gánh nặng cho ngân sách trung ương,tạo điều kiện để tập trung ngân sách trung ương vào giải quyết các mục tiêu còn lại. Sau khi đưa Chương trình vào thực hiện một thời gian, tại các địa phương đã xuất hiện vấn đề trong mục tiêu giải quyết đất ở. Lượng vốn hỗ trợ cho đất ở cho mỗi hộ đồng bào là quá ít, không đủ để giải quyết vấn đề. Trong khi đó các địa phương có khả năng tự giải quyết cho các hộ đồng bào hoặc phối kết hợp giải quyết bằng cách lồng ghép với các chương trình khác. Vì vậy, ở rất nhiều địa phương mục tiêu đất ở không đưa vào nhu cầu hỗ trợ mà do các tỉnh tự lo. Điều này đã giúp giảm phần nào gánh nặng cho ngân sách trung ương, đồng thời tạo điều kiện để tập trung nguồn lực từ ngân sách trung ương vào giải quyết các mục tiêu khác nâng cao hiệu quả Chương trình. b) Nhược điểm: Kinh phí hỗ trợ cho đất ở là quá thấp, không đủ để giải quyết cho đồng bào, gây lúng túng trong giai đoạn đầu triển khai. Trước khi có phương án để cho các địa phương tự giải quyết, đã có một thời gian dài vấn đề đất ở bị ngưng trệ do kinh phí hỗ trợ thấp, dẫn đến ảnh hưởng đến các mục tiêu khác, làm chậm tiến độ cả chương trình. Bài học kinh nghiệm ở đây chính là vấn đề khi làm chính sách cần tính toán đến thực tế cuộc sống. Hỗ trợ nước sinh hoạt. a) Ưu điểm: Các công trình nước được hỗ trợ theo nhiều hình thức nên rất phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn cũng như yêu cầu của từng hộ dân. Các hính thức hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán gồm hỗ trợ bằng tiền, cấp lu, téc, cấp xi măng, cấp ống nước, đào giếng. Hình thức cấp lu, téc, xi măng và ống nước rất phù hợp với đồng bào ở miền núi. Ống nước sẽ dùng để dẫn nước từ nguồn mạch hoặc. từ công trình nước tập trung, trong khi lu téc được dùng để tích trữ nước và xi măng để hỗ trợ xây bể chứa. Còn các hình thức đào giếng hay hỗ trợ bằng tiền phù hợp với đồng bào ở vùng đồng bằng. Các hộ dân chỉ cần đăng ký với chính quyền địa phương sẽ được cấp theo yêu cầu của mình mà không cần lo việc mua, bán chuyên chở. Các chi phí này đều do địa phương chi trả. Chính vì cách làm này theo đúng nguyện vọng của nhân dân nên đã được nhân dân rất hoan nghênh. Hỗ trợ đất sản xuất. a) Ưu điểm: Hướng giải quyết hỗ trợ đất sản xuất bằng cách giao rừng, khoán bảo vệ rừng là rất hợp lý.