MỤC LỤC
Để tiến hành phân tích tài chính có thể áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng Công ty sử dụng phương pháp so sánh hay phương pháp tỷ lệ nhằm tính toán và so sánh các chỉ tiêu tài chính qua các năm. Công ty chỉ tiến hành phân tích trên một số lĩnh vực như: cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, ngân quỹ và một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán, khả năng hoạt động và khả năng sinh lời của Công ty nên kết quả chưa phản ánh đầy đủ tình hình tài chính của Công ty.
Do Công ty là một doanh nghiệp thương mại, hoạt động chủ yếu của Công ty là mua và bán các loại thuốc nên phần tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn hơn 90% tổng tài sản còn tài sản cố định chỉ gồm một lượng rất nhỏ, khoảng gần 10% tổng tài sản. Nhưng mấy năm gần đây, Công ty quan tâm nhiều hơn tới việc đầu tư vào tài sản cố định, như năm 2000 Công ty đầu tư xây dựng cửa hàng 136 Nguyễn Lương Bằng với số tiền 825 triệu đồng, mua máy vi tính, mua máy điều hoà…. (năm 2000) nhưng năm 2001 lại tăng lên 50,16%, vì trong giai đoạn này Công ty áp dụng chính sách tín dụng thương mại thắt chặt, lượng hàng tồn kho tăng, đồng thời công tác tài chính kế toán của Công ty đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề công nợ, vì vậy mà các khoản phải thu giảm đáng kể.
Nợ là nguồn vốn chủ yếu được Công ty sử dụng để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, tỷ trọng nợ trong tổng nguồn vốn luôn lớn hơn 50% và có xu hướng tăng dần từ năm 1999 đến năm 2001. Điều này xuất phát từ đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty: mặt hàng kinh doanh của Công ty là một loại hàng hoá đặc biệt liên quan đến tính mạng con người, Công ty chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước nên vấn đề rủi ro trong kinh doanh là rất nhỏ. Vì thế khi xuất hiện nhu cầu về vốn, Công ty có thể vay ngắn hạn của ngân hàng, các tổ chức tài chính khác hoặc mua chịu từ nhà cung cấp.
Công ty Dược phẩm Trung ương I thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước nên phần lớn vốn chủ sở hữu do Nhà nước cấp và một phần nữa được hình thành từ các quỹ. Công ty Dược phẩm Trung ương I gần như là một nhà phân phối độc quyền mặt hàng thuốc chữa bệnh trong toàn khu vực miền Bắc. Chi phí bán hàng của Công ty rất lớn, điều này phù hợp với loại hình doanh nghiệp mà Công ty đang hoạt động, cũng giống như doanh thu, nó có xu hướng tăng dần từ năm 1999 đến năm 2001.
Nguyên nhân là do, từ tháng 9/1993 Công ty Dược phẩm Trung ương I liên doanh với Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương II với số vốn góp ban đầu là 1.400 triệu đồng, thu hồi vốn hàng năm qua khoản khấu hao máy trị giá 21 triệu đồng/ năm. Điều này là do lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận hoạt động bất thường cao, vượt quá số lỗ từ hoạt động tài chính.
Mục tiêu của phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I không chỉ nhằm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu về tình hình hoạt động tài chính tại Công ty mà còn nhằm đưa ra được một kế hoạch tài chính trong tương lai. Trên cơ sở tình hình tài chính hiện tại, nhà quản lý nhận thấy rằng trong năm 2002 Công ty phải tiếp tục đầu tư nâng cấp và cả đầu tư mới tài sản cố định. Công ty dự kiến giảm lượng hàng tồn kho ở mức 75.196 triệu đồng nhằm giảm chi phí bảo quản Công ty đã đưa ra những biện pháp thu nợ và chính sách tín dụng hợp lý nhằm duy trì tỷ lệ các khoản phải thu ở mức như năm 2001 (35,71% tổng tài sản).
Nguồn vốn tài trợ của Công ty vẫn duy trì một tỷ lệ vay nợ cao trên 50% và chủ yếu là vay nợ ngắn hạn. Một vấn đề mà Công ty đang quan tâm đó là giải quyết nhanh chóng vốn liên doanh giữa Công ty với xí nghiệp Dược phẩm Trung ương I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY DƯỢC PHẨM TRUNG ƯƠNG I.
Trong những năm qua, hoạt động phân tích tài chính tại Công ty Dược phẩm Trung ương I đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số những hạn chế cần phải khắc phục. Kết quả và hạn chế từ hoạt động phân tích tài chính tại Công ty được lần lượt nghiên cứu trong phần này.
Thứ ba, Công ty Dược phẩm Trung ương I chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Y tế nên hàng năm Công ty phải tiến hành phân tích tài chính, lập báo cáo gửi lên Tổng Công ty. Thứ tư, các báo cáo tài chính và các tư liệu kế toán được lập theo đúng chuẩn mực, quy cách, biểu mẫu chung do Bộ Tài chính ban hành nên việc phân tích tài chính được thuận lợi hơn. Thứ năm, đội ngũ kế toán của Công ty có năng lực, trình độ chuyên môn cao, có trách nhiệm với công việc và với Công ty.
Cuối cùng, kết quả phân tích tài chính được sử dụng làm dữ liệu, để các nhà lãnh đạo Công ty đưa ra các quyết định tài chính và nó đã có tác động tích cực tới tình hình hoạt động của Công ty và là cơ sở để Công ty tiếp tục tiến hành nâng cao hoạt động phân tích tài chính trong tương lai. Bên cạnh những kết quả đạt được, phân tích tài chính tại Công ty vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục.
Phân tích tài chính chỉ được tiến hành vào cuối năm, dựa trên cơ sở các báo cáo tài chính hàng năm nên đôi khi không phát hiện được kịp thời những hạn chế về tình hình tài chính, trong quy trình hoạt động của Công ty. Các số liệu kế toán chưa được tập hợp nhằm phục vụ cho mục đích phân tích tài chính nên gây khó khăn cho việc xác định một số chỉ tiêu tài chính như: chi phí biến đổi, chi phí cố định… phân tích điểm hoà vốn, đòn bẩy hoạt động. Phương pháp tỷ lệ kết hợp với phương pháp so sánh được Công ty sử dụng để phân tích tình hình tài chính tại Công ty, chỉ phản ánh được xu hướng biến đổi tình hình tài chính qua các năm nhưng không chỉ ra được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và nguyên nhân dẫn tới sự biến đổi đó.
Phân tích khái quát tình hình tài chính của Công ty đã giúp các nhà quản lý nắm được tình hình tăng giảm cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty nhưng nhà quản lý chưa thể xác định được tình hình tăng giảm như vậy là hợp lý hay chưa hợp lý. Trong nền kinh tế thị trường, việc đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn có vị trí quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Đánh giá tình hình tài chính của Công ty chỉ dùng các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh khoản, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời thì chưa đủ trong mỗi nhóm chỉ tiêu cần tính toán và phân tích một số tỷ lệ khác như các tỷ lệ phản ánh khả năng cân đối vốn của Công ty.
Kế hoạch tài chính của Công ty chịu ảnh hưởng rất lớn của các chỉ tiêu do cấp trên giao, do vậy kết quả phân tích tài chính tại Công ty chưa thể hiện được vai trò quan trọng của nó trong các quyết định tài chính. - Lợi nhuận được coi là mục tiêu cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp hướng tới, phân tích tài chính tại Công ty chú trọng quá nhiều đến khả năng sinh lời, điều đó dẫn đến phân tích tài chính tại Công ty có phần mất cân đối và không đầy đủ. - Trong khi hoạt động của Công ty thay đổi theo từng tháng thì quá trình phân tích tài chính chỉ dựa trên các báo cáo tài chính được lập vào cuối quý và được tổng hợp trong báo cáo tài chính cuối năm của Công ty.