MỤC LỤC
+ Đánh giá, thực trạng an ninh tài chính của thị trường tài chính Việt Nam, trong đó chủ yếu đi sâu phân tích về an ninh tài chính của thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm. + Đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam.
+ Làm rừ nội dung khoa học của an ninh tài chớnh cho thị trường tài chớnh;.
Xây dựng và thực thi đầy đủ các cơ sở pháp lý theo định hướng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế của thị trường tài chính, bao gồm: cơ sở pháp lý của thị trường tiền tệ và ngân hàng, thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm, đến năm 2015, hoàn thành đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt nam, đảm bảo 100% các ngân hàng thương mại Việt Nam đều đạt vốn tự có tối thiểu so với tổng tài sản là 9%; các ngân hàng đều đạt chuẩn tiêu chuẩn quản trị rủi ro theo chuẩn mực của Basel II; các ngân hàng đều đạt chuẩn quy định về rủi ro tối thiểu bao gồm đầy đủ các loại rủi ro, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro danh tiếng. Các tổ chức tài chính như ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, các quỹ, các loại hình công ty tài chính khác nếu không đủ điều kiện, tiêu chuẩn về an toàn, ổn định thì đều phải được cơ cấu lại theo hướng; sáp nhập, hợp nhất, mua, bán và các hình thức khác, đến sau 2015, hệ thống tài chính Việt Nam hoạt động đảm bảo tiêu chuẩn và nguyên tắc: an toàn, ổn định và phát triển, có sức chịu đựng tốt từ các cuộc khủng hoảng.
Khi xảy ra sự cố rút tiền hàng loạt, bản thân tổ chức tín dụng phải: chuẩn bị tiền mặt, giấy tờ có giá và các loại tài sản có thể chuyển đổi ngay thành tiền mặt để phục vụ công tác chi trả; liên hệ với Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng có quan hệ mở tài khoản để rút tiền gửi tại các tổ chức này và hoãn trả các khoản tiền gửi chưa đến hạn của các tổ chức này; đề nghị các tổ chức tín dụng khác thực hiện thanh toán ngay những khoản chưa đến hạn thanh toán; chồng tiền mặt ở nơi dễ thấy để củng cố lòng tin của người gửi tiền cùng như tiết kiệm thời gian và nhân lực trong khi đối phó với tình trạng rút tiền ồ ạt; nếu cần thiết, thoả thuận với khách hàng đang vay vốn nhằm tạm thời dừng giải ngân các khoản cho vay đã được chấp thuận những khách hàng chưa rút rút tiền; nhóm họp gấp các cổ đông lớn, các thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát, các đối tác chiến lược để khẳng định tầm quan trọng của việc tự cứu trước khi xin hỗ trợ của các cơ quan chức năng; áp dụng các biện pháp hỗ trợ đã bàn bạc khi có dấu hiệu có thể xảy ra rút tiền hàng loạt; đề nghị các cổ đông lớn, các thành viên hội đồng quản trị, ban điều hành, ban kiểm soát, các đối tác chiến lược và các ngân hàng đại lý gửi tiền vào ngân hàng để giảm lượng chi tiền mặt và củng cố lòng tin của người gửi tiền; chuẩn bị sẵn sàng các hồ sơ, chứng từ liên quan đến các tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của ngân hàng như: trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đô thị, công trái, quyền thu nợ đối với những khách hàng lớn và có tài sản đảm bảo hợp pháp, nhà cửa, trụ sở làm việc của ngân hàng…để có thể đảm bảo khoản vay hỗ trợ khẩn cấp đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước khi cần thiết; cử những người trong ngân hàng có quen biết với người gửi tiền đi tìm hiểu nguyên nhân rút tiền của những người gửi tiền lớn;. Do đó, các bộ, ngành (đặc biệt là Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và đầu tư) cần xác định tính toán chặt chẽ phản ánh đầy đủ vào hoạt động của Ngân sách quốc gia phải đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan Kiểm Toán Nhà nước, kiểm soát của Chính phủ và kiểm soát công khai của Quốc hội và nâng cao tính an toàn, an ninh cho thị trường nợ công của Việt Nam. Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường nợ công của chính phủ như: Tăng cường hiệu quả đầu tư công; kiểm soát chặt chẽ tốc độ tăng nợ công; cải thiện nguồn thu, nâng dự trữ ngoại hối để tăng khả năng trả nợ của nền kinh tế; xây dựng kế hoạch trả nợ; công khai, minh bạch để kiểm soát nợ công là những giải pháp chủ yếu để đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường nợ công góp phần đảm bảo an ninh tài chính cho thị trường tài chính Việt Nam. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống rửa tiền nhằm. đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Hoàn thiện cơ sở pháp lý đáp ứng yêu cầu trong nước và quốc tế. a) Xây dựng và ban hành luật phòng, chống rửa tiền và sửa đổi bộ luật hình sự đáp ứng các yêu cầu trong nước và chuẩn mực quốc tế. Theo cam kết của Chính phủ Việt Nam với các tổ chức quốc tế: RRG, APG, FATF; Việt Nam đã xây dựng và ban hành Đạo Luật về Phòng, chống rửa tiền vào tháng 6 năm 2012. Nội dung của Luật Phòng, chống rửa tiền ngoài mục tiêu tạo tiền đề cho hoạt động của các giao dịch tài chính, ngân hàng, giao dịch tài sản ngày càng minh bạch, góp phần giảm thiểu các loại tội phạm nguồn của tội rửa tiền, đặc biệt góp phần phòng chống tội phạm tham nhũng và các loại tội phạm nguồn khác. Ngoài ra luật phòng chống rửa tiền và Bộ luật hình sự phải đáp ứng đầy đủ 40 khuyến nghị của tổ chức quốc tế về chống rửa tiền, cụ thể:. + Luật phải hình sự hóa đầy đủ của hành vi rửa tiền, đáp ứng điều 6 Công ước Palermo: “Mỗi quốc gia phải hình sự hóa bốn nhóm hành vi rửa tiền được thực hiện một cách cố ý”, phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật trong nước. + Nhúm hành vi chuyển đổi hoặc chuyển nhượng tài sản mà biết rừ là phạm tội mà có với mục đích che dấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản hoặc giúp đỡ bất kỳ người nào liên quan đến việc thực hiện một tội phạm nguồn, lẩn tránh những hậu quả pháp lý do hành vi của người đó gây ra. + Nhóm hành vi che dấu hoặc ngụy trang bất cứ khía cạnh thông tin nào về tài sản: bản chất thực sự, nguồn gốc, địa điểm, sự di chuyển, hoặc quyền sở hữu hay các quyền khác đối với tài sản, mà biết rằng tài sản là. do phạm tội mà có. + Nhóm hành vi có được, sở hữu hoặc sử dụng tài sản mà vào thời điểm nhận nó, biết tài sản này là do phạm tội mà có. + Nhóm hành vi tham gia, phối hợp hay thông đồng thực hiện tội phạm;. phạm tội chưa đạt, hỗ trợ, xúi giục, tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện bất kỳ hành vi phạm tội nào được nêu trên. + Theo yêu cầu của FATF, danh mục tối thiểu của tội phạm nguồn là 20 nhóm tội phạm. Do đó, trong Đạo Luật Phòng, chống rửa tiền của Việt Nam, các đạo luật về hình sự phải quy định danh mục các tội phạm nguồn tối thiểu theo yêu cầu: tham gia nhóm tội phạm có tổ chức, buôn người, bóc lột tình dục, khủng bố và tài trợ khủng bố, buôn lậu ma túy, buôn lậu vũ khí, tham nhũng, lừa đảo, buôn lậu, giết người, bắt cóc tống tiền, trộm, cướp, làm tiền giả, làm hàng giả, buôn bán ngầm, thao túng thị trường. + Luật Phòng, chống rửa tiền, luật hình sự phải quy định biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các chế độ thu thập thông tin và báo cáo liên quan đến công tác phòng, chống rửa tiền của các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, tổ chức bảo hiểm, các tổ chức trò chơi có thưởng, kinh doanh vàng bạc, đá quý, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền và các ngành nghề kinh doanh chỉ định khác. Luật quy định về báo cáo giao dịch đáng ngờ của các tổ chức báo cáo, quy định về thu hồi tài sản, tiền phạm tội. Ngoài ra Luật Phòng, chống rửa tiền và luật hình sự phải quy định chế độ thu thập và phân tích thông tin chuyển giao, thông tin giữa các cơ quan chức năng, quy định về thẩm quyền điều tra của cơ quan chức năng, phong toả tài khoản, phong tỏa tài sản của kẻ phạm tội, quy định về hợp tác quốc tế trong hoạt động phòng, chống rửa tiền ở Việt Nam…. b) Xây dựng và ban hành các văn bản quy định pháp luật về phòng,. chống, rửa tiền quy định chi tiết thi hành Luật phòng, chống rửa tiền. + Xây dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết quy định về nhận biết khách hàng khi khách hàng đến giao dịch với các tổ chức tín dụng, tổ chức chứng khoán, bảo hiểm, các tổ chức tài chính khác; các giao dịch mua bán, chuyển nhượng tài sản, các giao dịch chuyển tiền, các loại dịch vụ khác. Về nguyên tắc các tổ chức thực hiện giao dịch, phải nhận biết, cụ thể, chính xác khách hàng đến giao dịch, phải nhận biết rừ, cụ thể, chớnh xỏc khỏch hàng đến giao dịch, nghiêm cấm giao dịch nặc danh, vỏ bỏ, các giao dịch vô danh. + Xây dựng các văn bản hướng dẫn chi tiết quy định về cập nhật thông tin khách hàng. Mỗi khi khách hàng có thay đổi, các tổ chức thực hiện giao dịch đều phải cập nhật kịp thời, chính xác. + Xây dựng quy định chi tiết về chủ sở hữu hưởng lợi bao gồm các hình thức tự khai báo của khách hàng, quy định về nhận biết, cập nhật về chủ sở hữu hưởng lợi tổ chức thực hiện giao dịch. + Xây dựng quy định chi tiết chế độ thanh tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền của cơ quan Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước, của Cục Bảo hiểm, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước, của Bộ Xây dựng…. + Xây dựng quy định về trao đổi thông tin về tội phạm nguồn, tội phạm rửa tiền giữa Việt Nam với các tổ chức quốc tế và các nước Việt Nam có ký thỏa thuận. + Xây dựng quy định về hợp tác, trao đổi thông tin trong nước, đặc biệt giữa Cục Phòng, chống rửa tiền Ngân hàng Nhà nước với Tổng cục thuế, Tổng cục Hải quan, với Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Độ Biên phòng, Cục cảnh sát kinh tế và các cơ quan chức năng khác thuộc các bộ, ngành, các Sở, Ban ngành tại các địa phương. 3.2.5.2 Hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chủ yếu thực hiện chức năng về phòng, chống rửa tiền. a) Các tổ chức báo cáo. + Các tổ chức tín dụng nhận biết đầy đủ các quy định về khách hàng khi thực hiện giao dịch với các tổ chức tín dụng như họ, tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, số chứng minh nhân dân, sổ hộ chiếu, visa xuất, nhập cảnh, người đại diện cho tổ chức, pháp nhân, xuất xứ của khoản tiền, đặc biệt là những khoản chuyển tiền quốc tế qua nhiều nước và vùng lãnh thổ có nhiều tội phạm nguy hiểm như buôn ma túy, tham nhũng, buôn người…. + Các tổ chức tín dụng cập nhật đầy đủ thông tin khách hàng khi có thay đổi, cập nhật danh sách tội phạm, đã được các bộ, ngành cảnh báo, danh sách cấm , danh sách tội phạm quốc tế đã được Liên Hiệp Quốc, các tổ chức quốc tế cảnh báo trên toàn cầu. + Các tổ chức tín dụng, đặc biệt là tổ chức thực hiện thanh toán quốc tế, thường xuyên có hệ thống công nghệ lọc, kiểm soát tự động tất cả giao dịch trước khi chuyển đi và khi nhận đến. + Các tổ chức tín dụng phải xây dựng quy trình bắt buộc nhận biết và báo cáo giao dịch đáng ngờ kịp thời, chính xác cho các cơ quan chức năng khi phát sinh giao dịch. *) Các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, công ty trò chơi có thưởng + Các loại hình công ty này phải xây dựng quy chế chặt chẽ về phòng chống rửa tiền, đặc biệt chế độ nhận biết khách hàng, chế độ cập nhật thông tin khách hàng. + Thường xuyên nhận biết khách hàng, báo cáo kịp thời khi có phát sinh giao dịch đáng ngờ về Cục Phòng, chống rửa tiền trực thuộc Ngân hàng Nhà nước. Đặc biệt chú ý khách hàng từ nước ngoài, nguồn tiền xuất xứ từ các. vùng thường xuyên xảy ra các vụ buôn bán ma túy lớn, các quốc gia và vùng lãnh thổ phổ biến tội phạm tham nhũng trốn lậu thuế, buôn lậu, cướp biển…. *) Các công ty kinh doanh bất động sản.