MỤC LỤC
Malaysia xõy dựng chiến lược quản lý nợ nước ngoài với hai mục tiờu rừ ràng: đảm bảo cân đối giữa tổng nguồn tài trợ và tổng nhu cầu, đồng thời vẫn duy trì một nguồn tiền thanh toán nợ nước ngoài phù hợp với khả năng trả nợ của nền kinh tế. Malaysia có thể quản lý cơ cấu tiền tệ dựa vào thị trường tài chính, chính phủ có quyền lựa chọn và phát hành các dạng trái phiếu Samurai, trái phiếu Yankee bằng đô la, trái phiếu Bulldog bằng bảng Anh, các khoản vay đa tiền tệ. Trước khủng hoảng Malaysia đã xây dựng được một thị trường vốn tự do và mở cửa hơn, thị trường chứng khoán mạnh hơn các nước khủng hoảng nợ như Indonesia và Thái Lan; duy trì nợ ngắn hạn nhỏ hơn nhiều so với các quốc gia khác; hệ thống ngân hàng có tỷ lệ nợ không sinh lãi thấp hơn; dự trữ ngoại tệ khá lớn hơn; Nguồn ngoại tệ tập trung vào một cơ quan duy nhất là ngân hàng Trung ương chứ không phân tán rải rác trong Bộ Tài chính và các cơ quan khác nên nền tài chính Malaysia đã không bị chao đảo quá mức khi đồng ringgit bị mất giá.
Khi khủng hoảng xảy ra chính phủ đã phản ứng linh hoạt như bỏ ra 2 tỷ đô la để hỗ trợ cho đồng ringgit; ban hành quy định chỉ thực hiện các giao dịch phi thương mại trong giới hạn 2 triệu đô la để chống lại tình trạng đầu cơ đồng Ringgit. Người dân và pháp nhân Trung Quốc chỉ được mua chứng khoán có mệnh giá bằng nhân dân tệ và chỉ có thể nhân được mua bán cổ phiếu trong vòng 6 tháng sau khi phát hành, pháp nhân không được mua bán chuyển nhượng cổ phiếu. Thứ hai, quản lý vay nợ nước ngoài chặt hơn so với chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài vì việc vay trả nợ nước ngoài tạo nên mối quan hệ giữa chủ nợ và con nợ, tạo nên nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi khi hợp đồng vay vốn đến hạn.
Riêng đối với doanh nghiệp FDI vì phần lớn là chủ đầu tư nước ngoài, việc hiểu biết về luật pháp quốc tế cũng như kinh nghiệm quản lý tốt hơn trong nước nên được tự do khi vay vốn trung và dài hạn. Về điều kiện, phải đảm bảo trạng thái ngoại hối10; kinh doanh có lãi trong ba năm liên tục; được phép kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc thuộc ngành nghề được Nhà nước ưu tiên phát triển; có chế độ kế toán, hạch toán chặt chẽ; thế chấp tài sản của doanh nghiệp không vượt quá 50% vốn lưu động ròng; số ngoại hối dùng để đảm bảo nợ vay nước ngoài không được vượt quá tổng nguồn thu ngoại tệ năm trước; các khoản vay phải nằm trong kế hoạch vay của nhà nước; tổng chi phí vay vốn không được cao hơn tổng chi phí giá thành của các khoản vay cùng thời hạn trên thị trường quốc tế. Về quy trình, trước khi ký hợp đồng vay phải được tổng cục quản lý ngoại hối phê chuẩn; sau khi ký hợp đồng vay phải đăng ký với tổng cục quản lý ngoại hối; phải mở tài khoản vốn chuyên dùng và tuân thủ chế độ báo cáo về rút vốn, trả nợ.
Thứ tư, Trung Quốc có hệ thống thông tin quản lý nối liền Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Tổng cục Quản lý Ngoại hối, Tổng cục Hải quan, cỏc ngõn hàng thương mại để cú thể theo dừi và giám sát chặt chẽ các hoạt động ngoại hối. - Không nên quá phụ thuộc vào thị trường hay nguồn vốn ngoại tệ từ nước ngoài mà phải cân đối với các giải pháp khác như thu hút đầu tư nước ngoài, phát hành các loại cổ phiếu vừa huy động vốn bên ngoài vừa chia sẻ rủi ro. Kinh nghiệm Philippines cho thấy tự do hóa tài khoản vốn quá sớm mà không có các biện pháp kiểm soát hữu hiệu sẽ dẫn đến bùng nổ số dư nợ nước ngoài và không đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
Trường hợp Philippines và các nước gặp khủng hoảng tài chính vừa rồi có một nguyên nhân liên quan đến việc không kiểm soát được luồng vốn ngắn hạn này để luồng vốn này tăng quá nhanh và khi luồng vốn đột ngột đổi chiều dẫn đến mất khả năng thanh toán quốc tế của quốc gia và gây sức ép lên tỷ giá. Tuy nhiên, Trung Quốc đã không tự do hóa hoàn toàn nền kinh tế của mình, đặc biệt trong khía cạnh quản lý nguồn vốn vào để nhận nguồn lợi từ toàn cầu hóa, như một số chuyên gia và các nhà kinh tế nước ngoài khuyến nghị. Vấn đề nằm ở chỗ mỗi quốc gia phải đánh giá được tiềm lực của mình, không phải chạy theo xu hướng toàn cầu một cách ào ạt, thiếu cân nhắc, cũng không phải né tránh nó để không bị tác động từ những biến động của nền kinh tế thế giới mà phải xem xét làm thế nào tham gia vào xu hướng mở cửa, hội nhập, khi nào thì nên tham gia vào, nên tham gia vào với mức độ nào để có thể hưởng lợi được nhiều nhất.