MỤC LỤC
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán phần chi phí nguyên liệu, vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp), còn những chi phí khác phát sinh trong kỳ đều tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức cho từng công đoạn sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm.
Phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến, còn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải tính bằng cách trực tiếp dựa trên cơ sở chi phí thực tế hoặc chi phí định mức. Vì vậy, phương pháp này thích hợp với những sản phẩm đã được xây dựng định mức chi phí hợp lý và ở những doanh nghiệp mà sản phẩm dở dang có mức độ khá đồng đều giữa các tháng.
Theo chế độ hiện hành, chi phí được phân chia làm 3 loại: Chi phí sản xuất kinh doanh (là chi phí bỏ ra dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí mua NVL, vật tư sử dụng ngay, chi phí nhân viên, dịch vụ mua ngoài..), Chi phí tài chính (là chi phí phát sinh trong hoạt động tài chính) và Chi phí đặc biệt. Kế toán chi phí không tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí tiêu thụ riêng biệt mà tiến hành tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh theo các khoản mục chi phí như: chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí về thuế, chi phí nhân viên, chi phí quản lý.
Cuối tháng tập hợp bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như: Phiếu xác nhận công việc hoàn thành rồi chuyển lên phòng tổ chức hành chính kiểm tra từng tổ ca về khối lượng sản phẩm, về thời gian lao động, về nhân lực…Khi đảm bảo tính hợp lý của chứng từ sẽ lắp đơn giá cho từng bộ phận sau đó chuyển toàn bộ bảng tính lương, chia lương này xuống phòng tài chính kế toán. Căn cứ vào hoá đơn mua hàng, hoá đơn tiếp khách, hợp đồng giao khoán, bảng kê tính lãi vay… người thực hiện (người đi mua, người ký kết hợp đồng sửa chữa… ) sẽ lập đề nghị thanh toán và chuyển lên phòng kế toán, kế toán thanh toán sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ, nếu đầy đủ sẽ viết phiếu chi nếu trả bằng tiền mặt hoặc viết giấy uỷ nhiệm chi qua ngân hàng để thanh toán bằng chuyển khoản sau đó trình Kế toán trưởng và Giám đốc phê duyệt. Tại công ty chỉ sản xuất một loại sản phẩm là xi măng bao và không tiến hành tính giá thành của bán thành phẩm tại các phân xưởng nên chi phí sản xuất chung ngoài những chi phí nào xác định được cụ thể đối tượng tập hợp chi phí thì tập hợp theo phương pháp trực tiếp, còn những chi phí chung khác như chi phí khấu hao TSCĐ (TK 627401), chi phí sửa chữa lớn TSCĐ (TK 627403)… công ty không tiến hành phân bổ.
Vào ngày 01 của tháng kế tiếp, đại diện các phòng kinh tế kế hoạch, phòng vật tư tiêu thụ, phòng tài chính kế toán cùng thủ kho, quản đốc phân xưởng tiến hành kiểm kê khối lượng dở dang tháng trước của từng phân xưởng và vật tư vật liệu ngoài bãi trên cơ sở biên bản kiểm kê khối lượng của Xưởng nguyên liệu, Xưởng lò nung, Xưởng nghiền xi đóng bao (khối lượng tồn kho và ở các xi lô) ở kho, ngoài bãi. Căn cứ vào biên bản kiểm kê khối lượng của từng bộ phận, phòng kinh tế kế hoạch sẽ lập bảng tổng hợp kiểm kê khối lượng dở dang và căn cứ bảng này kế toán tổng hợp lắp đơn giá của từng loại (đơn giá chưa có thuế đối với các nguyên vật liệu chưa qua chế biến) hoặc giá ước tính đối với sản phẩm dở dang của từng phân xưởng như nguyên vật liệu đã sơ chế như phối liệu, Clanhke ở xưởng lò nung và xưởng thành phẩm … Sau đó kế toán lập báo cáo kiểm kê giá trị sản phẩm dở dang (Việc lập báo cáo này thực hiện trên bảng tính Excel ). Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, vào đối tượng tập hợp chi phí là theo từng phân xưởng, vào đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng và căn cứ vào cách đánh giá sản phẩm dở dang, công ty áp dụng phương pháp tính giá thành cho sản phẩm cho sản phẩm xi măng theo phương pháp giản đơn (Hay còn gọi là phương pháp trực tiếp).
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh thực tế giảm mức tương đối cao so với kế hoạch là 1,88% do công ty đã thực hiện tốt công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, tiến hành thu mua nguyên vật liệu hợp lý, tiết kiệm được các chi phí thu mua, kiểm soát tốt định mức chi phí. Đó là do công ty đã sử dụng hợp lý các máy móc tiên tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp cho lap động giảm, tăng năng suất, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Công ty cần có biện pháp hạ thấp khoản chi phí này trong thời gian tới như: xây dựng và quản lý chặt chẽ định mức chi phí… để góp phần tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Công ty cần có kế hoạch tiết kiệm chi phí sản xuất hợp lý, từ đó hạ giá thành sản phẩm đồng thời tăng cường quảng bá sản phẩm góp phần nâng cao lợi nhuận và củng cố thương hiệu trên thị trường.
Công ty đã bổ sung và thiết lập một hệ thống tài khoản kế toán chi tiết dựa trên những tài khoản của Bộ Tài chính phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và đáp ứng được nhu cầu theo dừi thường xuyờn và chớnh xỏc cỏc đối tượng chi phớ cụ thể cho từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất cững như cho từng khoản mục chi phí cụ thể phát sinh trong kỳ tính giá thành. Do vậy số liệu kế toán đặc biệt là các chi phí phát sinh được cập nhật thường xuyên, hạn chế đến mức thấp nhất nhầm lẫn trong tính toán giúp cho việc tập hợp chi phí một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời đáp ứng yêu cầu của công tác hạch toán kế toán, từ đó góp phần cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin cần thiết cho công tác quản lý và quản trị nội bộ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xi măng Sông Đà vẫn còn một số hạn chế về: Đối tượng tập hợp chi phí, Về tập hợp chi phí sản xuất chung…(sẽ được trình bày chi tiết trong phần sau của chuyên đề), đòi hỏi công ty cần có biện pháp hoàn thiện hơn để phát huy hiệu quả và vai trò quan trọng của nó trong thời gian tới.
Do công ty có quy trình công nghệ sản xuất tương đối phức tạp kiểu chế biến liên tục, quá trình sản xuất qua nhiều giai đoạn sản xuất liên tiếp theo một quy trình nhất định, đối tượng tập hợp chi phí theo từng phân xưởng, kỳ tính giá thành theo tháng nên công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo phương pháp giản đơn mặc dù hiện nay là tương đối phù hợp dễ tính toán.
Để công tác tính và phân bổ lương được chính xác hơn Công ty nên thực hiện công tác tính lương một cách kịp thời để ngày 31 hàng tháng chấm xong công và ngày mùng 1 hàng tháng tính được lương thực trả nhằm đưa ra Bảng phân bổ lương được chính xác và kịp thời, từ đó giá thành cũng được phản ánh một cách chính xác hơn. Đối với xưởng năng lượng, sửa chữa và tổ vật tư, bốc xếp do chỉ là hai phân xưởng sản xuất phụ, không yêu cầu tính giá thành sản phẩm nên ta chỉ cần tập hợp chi phí sản xuất của hai đơn vị này sau đó tiến hành phân bổ theo chỉ tiêu giá trị sản lượng sản xuất cho 3 phân xưởng sản xuất chính là xưởng nguyên liệu, xưởng lò nung và xưởng thành phẩm. Mặt khác, cách tính giá thành theo phương pháp này thuận tiện cho việc kiểm tra định mức chi phí trong một đơn vị sản phẩm, thuận tiện cho việc đề ra các biện pháp nhằm làm giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, bởi vì kế toán quản trị có thể biết được ở giai đoạn nào của quá trình sản xuất thì chi phí sản xuất bỏ ra nhiều và vượt định mức, để từ đó có thể đề ra các biện pháp cho giai đoạn sản xuất đó.
Trên đây là một số ý kiến đề xuất của em để nhằm hoàn thiện công tác kế toán nói chung, công tác tập hợp chi phí sản xuất và công tác tính giá thành sản phẩm nói riêng ở công ty cổ phần xi măng Sông Đà với mong muốn đóng góp cùng các ý kiến đề xuất khác để Công ty có thể đáp ứng được yều cầu ngày càng cao của thị trường và ngày các phát triển vững mạnh hơn nữa.