MỤC LỤC
IDA chuyên cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính cho các quốc gia nghèo nhất thế giới với mục tiêu nhằm xóa đói giảm nghèo thông qua việc cung cấp các khoản cho vay không có lãi suất (còn gọi là khoản tín dụng) cũng như các khoản viện trợ không hoàn lại cho các chương trình/dự án để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa bỏ bất bình đẳng cũng như cải thiện đời sống. Tiêu chuẩn để được vay IDA tùy thuộc vào mức độ đói nghèo tương đối của quốc gia đó, được xác định theo tỷ lệ Tổng thu nhập Quốc dân (GNI) theo đầu người dưới ngưỡng quy định của WB và được cập nhật hàng năm (hiện nay ngưỡng này là 1.305 USD). Mục tiêu hoạt động của IBRD nhằm xóa đói và duy trì sự phát triển bền vững cho các nước đang phát triển có thu nhập đầu người tương đối cao thông qua các khoản vay, bảo lãnh và các dịch vụ nghiên cứu và tư vấn.
Mục tiêu hoạt động của MIGA nhằm giúp các nước đang phát triển thu hút đầu tư nước ngoài bằng việc cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài những bảo lãnh đầu tư đối với “ rủi ro phi thị trường”. Mục tiêu hoạt động của ICSID nhằm thúc đẩy nguồn đầu tư quốc tế ngày càng tăng bằng cách cung cấp phương tiện cho việc hòa giải và trọng tài về những tranh chấp giữa các Chính phủ và các nhà đầu tư, đồng thời tiến hành nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm trong lĩnh vực luật đầu tư nước ngoài của các nước.
Mục tiêu hoạt động của IFC là hỗ trợ khu vực tư nhân bằng cách cung cấp các khoản vay dài hạn, đầu tư cổ phần, bảo lãnh, quản lý rủi ro và các dịch vụ tư vấn. Trong WB, Việt Nam thuộc Nhóm nước Đông Nam Á gồm 11 nước là Brunây, Fiji, Inđônêxia, Lào, Malaysia, Myanma, Nêpan, Singapore, Thái lan, Tông ga và Việt Nam. Trong thời gian này, nhiều Đoàn cán bộ cấp cao của WB đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam để trao đổi với Chính phủ về tình hình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và tìm hiểu nhu cầu hỗ trợ giúp của Chính phủ.
Ban Giám đốc Điều hành của WB cũng cam kết sẽ tiếp tục cung cấp những hỗ trợ cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của Chính phủ, góp phần hỗ trợ Việt nam thực hiện thành công Chương trình Xoá đói Giảm nghèo và Phát triển Kinh tế Xã hội. Bên cạnh nguồn vốn vay ưu đãi IDA, Việt Nam bắt đầu triển khai vay vốn từ nguồn Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) từ năm 2009.
Các hỗ trợ kỹ thuật của WB dành cho Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực như: hỗ trợ chuẩn bị và xây dựng các dự án do WB tài trợ, phát triển thể chế nhằm xây dựng và nâng cao năng lực quản lý điều hành của một số ngành và cơ quan liên quan đến dự án, xây dựng và phát triển chính sách nhằm nâng cao khuôn khổ chính sách, pháp lý cho các dự án hạ tầng cơ sở. - Về Chương trình Hậu PRSC (Chương trình EMCC): Ngày 27/12/2010, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 9392/VPCP-QHQT về việc đồng ý về chủ trương các Bộ, ngành phối hợp với WB để thiết kế và xây dựng Chương trình Hậu PRSC theo phương án “Mô hình Chương trình Chính sách phát triển đa ngành với phạm vi hẹp hơn” để triển khai sau khi kết thúc Chương trình PRSC 10. - Về Chương trình Cải cách Đầu tư công (PIR): Chương trình PIR gồm 02 khoản vay với tổng trị giá 850 triệu USD có mục tiêu hỗ trợ Chính phủ cải thiện chất lượng và hiệu quả hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư công ở Việt Nam, qua đó góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình dự án vay vốn các nhà tài trợ.
Đây là dịp để các quốc gia tiến hành rà soát tổng thể khu vực tài chính của mình nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra định hướng điều chỉnh chính sách phù hợp; đồng thời đưa trên những đánh giá này, xây dựng nhu cầu tăng cường năng lực nhằm đảm bảo xây dựng được một hệ thống tài chính đủ mạnh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan chủ trì thực hiện Chương trình FSAP đã: (i) thông báo chính thức với IMF/WB về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ; (ii) phối hợp với các Bộ ngành hữu quan đề xuất cơ chế tổ chức thực hiện chương trình; (iii) làm việc với Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để xác định các nội dung chi tiết và thời điểm thích hợp để triển khai Chương trình tại Việt nam.
- Tăng trưởng toàn diện theo chiều sâu - Tăng trưởng bền vững về môi trường - Hợp tác và hội nhập khu vực.
Các bên vay ADF là các DMC có tổng thu nhập quốc dân (GNP) trên đầu người thấp và khả năng trả nợ hạn chế hoặc ít có khả năng tiếp cận với các nguồn vốn vay lãi suất thấp trên thị trường. • Các khoản vay chương trình cũng có điều khoản vay tương tự, trừ một điểm khác là có kỳ hạn ngắn hơn là 24 năm. Bằng quỹ này, ngân hàng châu Á giúp các nước hội viên đang phát triển hình thành và thực hiện các dự án phát triển.
Quỹ này hình thành tháng 03/1988 bằng một hiệp ước tài chính giữa ADB và chính phủ Nhật Bản. Mục đích của quỹ này là giúp các nước hội viên đang phát triển cải tổ cơ cấu kinh tế và tăng cường khả năng khai thác nguồn đầu tư qua đó giúp cho họ quay vòng vốn của ngân hàng.
Theo tính chất nguồn vốn vay, các khoản vay của ADB được chia làm 2 loại: cho vay ưu đãi từ nguồn vốn ADF và cho vay theo lãi suất thị trường từ nguồn vốn OCR. Ngoài các khoản vay dự án ADB còn hỗ trợ dự án kỹ thuật bằng các khoản vay không hoàn lại để giúp các nước hội viên tăng cường năng lực, thể chế, xây dựng chiến lược phát triển. • Hỗ trợ kỹ thuật tư vấn và chính sách (PATA) để hỗ trợ các nước thành viên đang phát triển trong việc hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch và chương trình phát triển và trong việc thực hiện các nghiên cứu chính sách ngành và chuyên đề (quốc gia hoặc tiểu vùng).
ADB phối hợp với các nhà tài trợ khác trong các chương trình, dự án, xây dựng chiến lược và bảo lãnh cho các khoản vay khu vực công cộng hay tư nhân của các nước hội viên. • Đồng tài trợ song song (các nhà đồng tài trợ hoặc các tổ chức tài chính tài trợ và quản lý kinh phí của họ để thực hiện các hoạt động/hợp phần dự án song hành với các hoạt động tài trợ của ADB).
Bao gồm đầu tư cổ phần, cho vay trực tiếp để hỗ trợ khu vực tư nhân phát triển và tham gia vào quá trình tăng trưởng kinh tế. ADB đang đẩy mạnh đồng tài trợ với các cơ quan tài trợ chính thức, các tổ chức tài chính thương mại, và các cơ quan cấp tín dụng xuất khẩu. • Liên kết đồng tài trợ (các nhà đồng tài trợ chuyển kinh phí cho ADB và ủy quyền cho ADB quản lý nguồn vốn và dự án).
• Nguồn vốn OCR (kỳ hạn 25 năm, 5 năm ân hạn, lãi suất dựa trên lãi suất thị trường LIBOR cộng với một khoản phí chênh lệch của ADB) vào năm 2005 cho các dự án có tầm quan trọng quốc gia như điện, đường cao tốc, hiện OCR đã và đang được ADB xem xét cung cấp cho Việt nam thông qua đầu tư vào hoạt động khu vực tư nhân. Ngoài các chương trình, dự án vay vốn, ADB đã tài trợ cho Việt Nam 229 Hỗ trợ kỹ thuật (HTKT) với tổng trị giá 116,9 triệu USD bằng vốn không hoàn lại, trong đó, khoảng 2/3 đã kết thúc và đã đem lại nhiều kết quả và lợi ích thiết thực cho các Bộ, Ngành, và cơ quan quản lý dự án. Hỗ trợ của ADB đã góp phần giải quyết nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm, nâng cao năng suất nông nghiệp và thu nhập của người nông dân, hiện đại hoá hành chính công, phát triển khu vực tư nhân và các tổ chức tài chính phi ngân hàng, hỗ trợ các nỗ lực của Chính phủ trong việc chống tham nhũng và bình đẳng giới.
Chiến lược và Chương trình quốc gia (CSP) xác định các lĩnh vực thống nhất ưu tiên, những lĩnh vực mà ADB có thể hỗ trợ chiến lược phát triển quốc gia và các mục tiêu phát triển quốc gia theo hướng phản ứng nhanh, thích hợp và định hướng tới kết quả, có tham vấn chính phủ, các đối tác phát triển và các bên liên quan khác. Hợp tác khu vực thông qua chương trình Tiểu vùng Mê Công Mở rộng (GMS) sẽ được đẩy mạnh để giúp phát triển thương mại xuyên biên giới và tạo ra các cơ hội kinh tế mới liên quan tới các vùng biên giới kém phát triển và giải quyết các vấn đề xuyên biên giới như các bệnh lây và các tác động bất lợi của môi trường và các tác động bất lợi khác tới sự phát triển.